Môi Trường Làm Việc Là Gì? Những Yếu Tố Tạo Nên Môi Trường Tốt

Môi Trường Làm Việc Là Gì? Những Yếu Tố Tạo Nên Môi Trường Tốt

Môi trường làm việc là gì” là câu hỏi nhiều doanh nghiệp quan tâm. Môi trường làm việc tốt đẹp sẽ tạo động lực cho nhân viên cố gắng làm việc và cống hiến hết mình, là chìa khóa phát triển doanh nghiệp. Vậy muốn xây dựng một môi trường làm việc tốt và chuyên nghiệp – nơi mà mỗi nhân viên luôn dồi dào năng lượng tích cực thì phải làm sao? Mời các bạn hãy tìm hiểu chi tiết hơn về môi trường làm việc qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Môi trường làm việc là gì?

Môi trường làm việc là toàn bộ mọi điều kiện xung quanh nhân viên khi làm việc, tác động tới quá trình làm việc và cảm xúc, thái độ làm việc của nhân viên. Cụ thể như sau:

  • Môi trường bao gồm những điều kiện vật chất như: không gian làm việc, thiết kế văn phòng, đồ nội thất, trang thiết bị phục vụ công việc…
  • Môi trường gồm các điều kiện tinh thần như: sự tương tác giữa các nhân viên, sự tương tác giữa các nhân viên và sếp, văn hóa công ty, thái độ làm việc chung của nhân viên, các quy định – nội quy của công ty, các chế độ lương thưởng phúc lợi rõ ràng hấp dẫn…

Như vậy, có thể thấy để có môi trường làm việc lý tưởng thì công ty cần phải có nhiều điều kiện cần đáp ứng, toàn diện cả về vật chất và tinh thần. Có như vậy thì nhân viên mới thoải mái, phấn khởi cống hiến hết mình tại văn phòng làm việc mỗi ngày, mang lại hiệu quả cho công ty.

môi trường làm việc là gì

Lợi ích mà môi trường làm việc tốt mang lại là gì?

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều doanh nghiệp hiện nay coi trọng việc tạo ra môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên tới vậy. Nhất là ở các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn lớn, môi trường làm việc là điểm thu hút hàng đầu các ứng viên khi ứng tuyển. Vậy cụ thể thì lợi ích mà môi trường làm việc mang lại là gì?

Nâng cao năng suất làm việc của nhân viên

Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trong ngành thì môi trường làm việc sẽ tăng tới 30% năng suất làm việc của nhân viên. Tại sao lại như vậy?

Bởi được làm việc trong môi trường như mong đợi, thỏa mãn cả về nhu cầu vật chất và tinh thần, mỗi nhân viên sẽ cảm thấy kích thích, có nhiều sự sáng tạo, được truyền thêm động lực để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình. Hơn nữa, môi trường làm việc tốt sẽ cho nhân viên cảm giác được doanh nghiệp quan tâm, sức khỏe và tinh thần tốt, làm việc hiệu quả hơn.

Ngược lại, làm việc trong một môi trường kém chất lượng sẽ khiến nhân viên dễ nảy sinh tâm lý chán nản, khiến kết quả công việc trì trệ. Thậm chí, lâu ngày, tâm lý đó khiến niềm tin vào công ty sụp đổ, nảy sinh ý định nghỉ việc.

Môi trường làm việc bí bách, thiếu ánh sáng, không khí ô nhiễm… còn khiến cho nhân viên mắc Hội ᴄhứng bệnh nhà kín haу hội ᴄhứng nhà ᴄao tầng (Siᴄk Building Sуndrome – SBS). Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của nhân viên. Các văn phòng tại các tòa nhà cao tầng trên thế giới hiện nay rất quan tâm tới mối đe dọa này.

Củng cố khối nhân lực hùng mạnh, cống hiến hết mình cho công ty

Thương trường khốc liệt như chiến trường. Các doanh nghiệp hiện đại bây giờ không chỉ cạnh tranh về khách hàng, coi khách hàng là thượng đế mà còn phải cạnh tranh về nguồn nhân lực, coi nhân sự công ty như là “chìa khóa” thành công.

Nhân sự dồi dào, có kinh nghiệm, chuyên môn và yêu công ty chính là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp. Điều này có được, một phần lớn là do doanh nghiệp tạo được môi trường làm việc lý tưởng. Nếu bạn tuyển dụng khó, nhân sự cứ tới rồi đi, đau đầu vì tuyển dụng quanh năm thì nên xem lại các yếu tố vật chất, tinh thần của môi trường làm việc đã tốt hay chưa?

Điều khiến cho nhân viên thoải mái với môi trường làm việc là gì? Chính là làm cho họ cảm thấy thích tới công ty như là thích trở về nhà. Khi nhân viên xem công ty như mái nhà thứ hai – nơi họ có thể tìm được cảm hứng sáng tạo trong công việc và phát huy hết năng lực của bản thân thì bạn đã thành công.

Nếu bạn tạo ra được một môi trường làm việc đầy đủ trang thiết bị văn phòng hiện đại, không gian làm việc hiện đại, quy chế rõ ràng, phúc lợi hấp dẫn, đồng nghiệp thân thiện, lãnh đạo cởi mở… thì bạn sẽ tuyển dụng dễ dàng hơn. Đồng thời,  giữ chân nhân tài lâu hơn. Một đồn mười, mười đồn trăm. Thay vì bạn phải đấu tranh cật lực để kéo được nhân sự về mình thì các ứng viên sẽ đấu tranh để được vào làm việc trong công ty bạn.

Các yếu tố tạo nên môi trường làm việc tốt không nên bỏ qua

Để sở hữu môi trường làm việc lý tưởng vạn người mê, bạn hãy quan tâm đặc biệt tới các yếu tố sau đây.

  • Cơ sở vật chất đảm bảo: các thiết bị máy móc (máy tính, máy chấm công, điều hòa, máy lọc nước, máy in, máy chiếu…) đầy đủ theo nhu cầu và số lượng nhân sự. Hạ tầng nơi làm việc khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên. Hệ thống phòng cháy chữa cháy an toàn. Nếu văn phòng ở tòa cao thì cần có thang máy tốc độ cao. Đồ nội thất như bàn ghế, tủ kệ… đầy đủ và đảm bảo người sử dụng thoải mái.
  • Mối quan hệ giữa mọi người trong công ty: cần phải hài hòa, vui vẻ, cởi mở. Bạn nên xây dựng văn hóa nội bộ sao cho mọi người lắng nghe nhau và giúp đỡ nhau. Không đổ lỗi, coi mình là gốc rễ mọi vấn đề. Sếp cần phải lắng nghe cấp dưới. Cấp dưới thẳng thắn với cấp trên. Không có việc bài trừ, cô lập, nói xấu sau lưng… Tăng cường các hoạt động gắn kết mọi thành viên trong công ty. Làm được như vậy, nhân sự sẽ thấy yêu và gắn bó với công ty hơn.
  • Các quy định phải rõ ràng. Mọi quy định thưởng phạt của công ty nên công khai minh bạch để không ai có thắc mắc mà không dám nói, thiệt mà không dám hỏi. Ai có thành tích thì thưởng. Ai có hạn chế thì khéo léo phê bình, rút kinh nghiệm cá nhân và tập thể. Các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của người lao động phải thật sự vì người lao động chứ không hời hợt vì họ sẽ cảm nhận được hết. Chế độ lương đảm bảo, không chậm lương, nếu chậm lương thì phải thông báo cho nhân viên. Nói chung, tinh thần “clear” (rõ ràng) phải được coi trọng thì nhân viên mới tâm phục khẩu phục.

Môi trường làm việc lý tưởng là điều mà ai cũng mong muốn có được, kể cả nhân viên hay các lãnh đạo. Môi trường làm việc này cần phải được xây dựng, vun đắp từng ngày chứ không dễ gì có được ngày một ngày hai. Không phải chỉ quan tâm đầu tư yếu tố vật chất (văn phòng đẹp, thiết bị đầy đủ) mà xem nhẹ các yếu tố tinh thần (các mối quan hệ, văn hóa công ty, lương thưởng phúc lợi…). Môi trường làm việc tốt, phải đủ đầy và dung hòa cả điều kiện vật chất và tinh thần. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã trả lời được câu hỏi “Môi trường làm việc là gì?” và nhận ra trách nhiệm của mình để xây dựng môi trường đó trong công ty.

5/5 – (1 bình chọn)

Liên hệ thuê văn phòng