Môi trường kinh doanh là gì? Ví dụ vai trò, thực trạng môi trường kinh doanh?
Trong hoạt động kinh doanh thì môi trường kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp và các thủ thể khác tham gia kinh doanh. Một môi trường kinh doanh tốt thì sẽ tạo điều kiện một cách tốt nhất để các chủ thể có thể phát triển tốt nhất.Vậy môi trường kinh doanh là gì? Ví dụ vai trò, thực trạng của môi trường kinh doanh?
Mục Lục
1. Môi trường kinh doanh là gì?
Trong một nền kinh tế có nhiều cạnh tranh và ngày càng khốc liệt giữa các chủ thể kinh doanh, thì môi trường kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng và ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định trong tương lai của doanh nghiệp. Khi các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh có thể hiểu rõ về môi trường kinh doanh thì có thể hiểu được khách hàng họ đang muốn gì và cần gì để có thể đưa ra những chiến lược phát triển cụ thể. Vậy môi trường kinh doanh là gì?
Môi trường kinh doanh ( business environment) thì có thể hiểu một cách đơn giản là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Là tổng thể những yếu tố, nhân tố bên trong và bên ngoài vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi nhắc đến môi trường kinh doanh thì môi trường kinh doanh bên trong và môi bên ngoài. Đối với môi trường kinh doanh bên ngoài thì được phân chia thành môi trường vĩ mô và môi trương vi mô.
2. Các loại môi trường kinh doanh
2.1. Môi trường vĩ mô
Về kinh tế: Sự phát triển hay không của một doanh nghiệp thì phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện kinh tế. Nền kinh tế mà phát triển thì các doanh nghiệp sẽ có môi trường kinh doanh thuận lợi để tạo điều kiện tối đa nhất để phát triển kinh tế. Ngược lại thì khi nền kinh tế ở tình trạng phát triển chậm chạp hoặc không phát triển thì sẽ tác động tiêu cực đến sự hoạt động và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Các chỉ tiêu thể hiện về bối cảnh kinh tế gồm tổng sản phẩm quốc nội, lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, các biển động trên thị trường chứng khoán…
Về chính trị và pháp lý: Môi trường chính trị và pháp lý thì bao gồm luật pháp và các chính sách cơ chế của nhà nước, đối với kinh doanh. Nhà quản trị phải lưu ý tới các yếu tố quan trọng trong việc những biến đổi chính trị trong nền kinh tế. Các chính sách của pháp luật đưa ra thì chủ yếu là nhằm kích thích tính cạnh tranh lành mạnh và giữ thái độ trung gian khi đối phó với những xung đột trong cạnh tranh. Bởi vậy mà các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải biết bám chặt hàng lang pháp luật để hành động.
Thông thường thì để đảm bảo môi trường cạnh tranh thì các chính phủ thường đưa ra những chính sách để nhằm bảo vệ các chủ thể kinh doanh trong nước, hiện nay thì chủ nghĩa bảo hộ đang dần trở lại và hầu hết các quốc gia đang áp dụng chủ nghĩa bảo hộ để bảo vệ các chủ thể kinh doanh trong nước, thông thường thì chính phủ các nước sẽ áp dụng chính sách tăng thuế nhập khẩu, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhập vào…bởi vậy mà nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển chịu tác động mạnh mẽ bởi chủ nghĩa bảo hộ.
Sự ổn định chính trị có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp, vì rủi ro do môi trường chính trị là rất lớn. Khi chính phủ có sự thay đổi thì sẽ xuất hiện những thay đổi trong chính sách kinh tế, thực hiện quốc hữu hóa, tịch thu tài sản, ngăn cấm di chuyển ngoại tệ hoặc là can thiệp vào chính sách tài chính tiền tệ
Về bối cảnh xã hội: Các xu hướng mới của xã hội cũng tác động vô cùng lớn đến môi trường kinh doanh. Hiện nay thì chúng ta có thể thấy đó là xu hướng bắt trend của các doanh nghiệp cũng khá là nhanh, nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không nắm bắt được những xu thể mới, những cái “hot” trong đời sống con người hiện nay thì rất khó có thể thu hút được khách hàng.
Môi trường xã hội thì bao gồm những vấn đề có liên quan đến dân số học và sự phân chia các giai tầng xã hội, các vấn đề về văn hóa…. Những thay đổi về dân số và xã hội thì tạo ra những sản phẩm và dịch vụ
Về công nghê: Hầu như tất cả các hàng hóa hiện nay được sản xuất thì đều gắn liền với những thành tựu của khoa học công nghệ. Và các doanh nghiệp hiện nay họ đều ứng dụng những kĩ thuật tiên tiến nhất vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa.
Bên cạnh đó do việc mà công nghệ ngày càng phát triển rất nhanh thì cái việc mà đào thải công nghệ cũng rất nhanh chóng. Công nghệ phát triển càng nhanh thì tuổi thọ của những sản phẩm công nghệ theo đó cũng ngắn. Nó sẽ luôn luôn thực hiện quá trình đào thải những cái cũ, những cái kém phát triển và ưu tiên lựa chọn những cái mới những cái hiện đại hơn.
Về đạo đức: Quy tắc đạo đức được định nghĩa là những gì mà người ta phải làm những gì mà người ta không được phép làm
Về bối cảnh quốc tế: Quá trình toàn cầu hóa đã tác động khác nhau vào nền kinh tế bản địa, nó giúp cho quá trình trao đổi một số lượng lớn sản phẩm và dịch vụ giữa các nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng hay là sự gia tăng liên tục của các công ty đa quốc gia.
Bức tường rào chắn thương mại giữa các nước với nhau đang dần dần được phá bỏ, các nước đang tiến hành hợp tác với nhau trong việc trao đổi hàng hóa dịch vụ. Việc đầu tư vào các doanh nghiệp giữa các nước với nhau cũng không ngừng tăng lên. Nguồn đầu tư nước ngoài trở thành một nguồn vốn quan trọng trong mỗi doanh nghiệp.
2.2. Môi trường vi mô
Sự cạnh tranh giữa những người bán: Khi thực hiện cung cấp hàng hóa thì bản thân những người sản xuất hàng hóa và thực hiện cung ứng hàng hóa ra thị trường thì đều mong muốn có thể bán ra được số lượng hàng hóa lớn nhất.Tuy nhiên thì trong hoạt động kinh doanh và cung ứng sản phẩm hàng hóa dịch vụ thì sẽ tồn tại rất nhiều nhà cung ứng sản phẩm trong một loại hình hàng hóa dịch vụ nên sự cạnh tranh giữa các nhà kinh doanh những người bán sản phẩm là không thể tránh khỏi. Chúng ta có thể nhận thấy rằng là các nhà cung ứng sản phẩm hàng hóa thì họ luôn mong muốn tìm kiếm cho mình những khách hàng quen thuộc và lâu dài với họ.
Sự tồn tại của những sản phẩm và dịch vụ thay thế: Với nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ không ngừng được đổi mới là một điều vô cùng dễ hiểu, khi quá nhiều những cơ sở sản xuất cung ứng sản phẩm thì bắt buộc những chủ thể này luôn phải đổi mới mình theo những cách tốt nhất để có thể thu hút khách hàng. Nếu không tiến hành đổi mới thì không thể cạnh tranh và điều đó thì sẽ dẫn đến sự thay thế của những sản phẩm hàng hóa dịch vụ mới đối với sản phẩm hàng hóa dịch vụ cũ hơn.
Những đối thủ cạnh tranh mới: Nền kinh tế phát triển nhanh và càng mở rộng thì nhiều doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp, thì số lượng doanh nghiệp tăng do đó thì sẽ có rất nhiều những đối thủ cạnh tranh mới.
Quyền lực của nhà cung cấp: thì các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ chịu phụ thuộc vào các nhà cung cấp nguyên vật liệu, nếu như mà sự phụ thuộc của các doanh nghiệp không lớn thì họ có điều kiện để tiến hành thỏa thuận với bên cung ứng vật liệu, nhà cung cấp. Ngược lại nếu mà sự phụ thuộc vào nhà cung cấp lớn thì phía bên doanh nghiệp họ sẽ không có nhiều điều kiện để tiến hành thỏa thuận và sẽ không có cơ hội có thể đưa ra mức giá tốt nhất cho phía bên mình.
Quyền lực của người tiêu dùng: Như chúng ta có thể dễ nhận thấy và dễ so sánh một điều rằng là ngày càng thì nhu cầu tiêu dùng của con người càng cao, và những tiêu chí để họ lựa chọn sản phẩm hàng hóa dịch vụ theo đó cũng tăng lên. Việc đáp ứng được những tiêu chí ngày càng khắt khe của người tiêu dùng là một trong những khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Sẽ rất khó để các doanh nghiệp có thể thỏa mãn được những yêu cầu của người tiêu dùng nếu như họ không tiến hành đổi mới.
2.3. Môi trường nội bộ doanh nghiệp.
Môi trường trong nội bộ doanh nghiệp là chúng ta đang nhắc đến các yếu tố như là các cổ đông, các lãnh đạo doanh nghiệp, người làm công, công đoàn, các nhà khoa học và các chuyên gia, các nhà tài trợ.
Môi trường doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng, một môi trường doanh nghiệp tốt cũng chính là môi trường kinh doanh tốt để các doanh nghiệp có thể phát triển. Khi các nguồn vốn, cổ đông, những người lãnh đạo trong doanh nghiệp…. tất cả mọi thứ đều tốt và phát triển thì có thể phát triển kinh tế.
3. Ý nghĩa của môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các chủ thể, dù là môi trường trong nước hay môi trường kinh doanh ở nước ngoài cũng tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh.
Môi trường kinh doanh sẽ là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp hay một chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ. Từ những tác động của môi trường kinh doanh mà các chủ thể sẽ vạch ra cho mình những định hướng cụ thể trong hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình mà cũng có thể bắt kịp những xu hướng mới. Nếu bạn không kịp thay đổi thì bạn khó có thể cạnh tranh lại các chủ thể khác cùng tham gia.
Charles Darvwin từng nói là “nó không phải là loài mạnh nhất trong số các loài sống sót cũng không phải là loài thông minh nhất mà là loài phản ứng nhanh nhất với sự thay đổi của môi trường”
Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh thì bản thân những người tham gia họ phải tiến hành nghiên cứu thị trường, để có thể biết đâu là thời cơ đâu là thách thức đối với bản thân minh trong hoạt động kinh doanh từ đó có thể đưa ra cho mình những định hướng, chiến lược tốt nhất.
Môi trường kinh doanh có thể là yêu tố giúp cho một nền kinh tế trở nên phát triển nhanh chóng cũng có thể là môi trường kinh doanh sẽ giúp cho một chủ thể kinh doanh rơi vào tình trạng kém phát triển. Bởi vì biết vận dụng những yếu tố kinh doanh thì sẽ phát huy được tốt đa những lợi thế của bản thân . Khi môi trường kinh doanh trở nên không thuận lợi thì các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng một cách tiêu cực
Tóm lại là sự phát triển và đinh hướng của một doanh nghiệp sẽ chịu tác động rất lớn của môi trường kinh doanh.
4. Thực trạng môi trường kinh doanh Việt Nam trong thời gian gần đây.
Trong thời gian gần đây thì chúng ta có thể nhận thấy rằng, Chính phủ đã rất quyết liệt và quyết tâm nỗ lực trong việc thực hiện nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh. Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
Cụ thể như là Nghị quyết số 139/ NQ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp hay là nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2018 về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng; nghin quyết số 19/2018/ NQ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 98/ NQ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2017 ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết đố 10- NQ/TW ngày 03 tháng 06 năm 2017 của hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về việc xếp hạng môi trường kinh doanh thì năm 2018 đã được cải thiện 21 bậc so với năm 2015, nộp thuế và bảo hiểm tăng 42 bậc, bảo vệ nhà đầu tư đã tăng được 28 bậc…
Trong hoạt động xuất nhập khẩu thì một số hàng hóa xuất nhập khẩu đã được loại bỏ khỏi danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành; cơ chế kiểm tra theo nguyên tác đánh giá rủi ro và mức độ tuân thủ của doanh nghiệp đã bước đầu thực hiện.
Theo kết quả xếp hạng của chỉ số cạnh tanh thì năm 2017 thì điểm chỉ số PIC đạt cao nhất trong 13 năm điều tra đây là một trong những thay đổi tích cực về chất lượng quản lý và điều hành của các địa phương.
Trong nền kinh tế hiện nay thì môi trường kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Để đảm bảo hoạt động phát triển kinh tế thì các yếu tố trong môi trường cạnh tranh dần dần chiếm vai trò quan trọng. Môi trường kinh doanh là yếu tố được chú trọng và đang dần dần được cải thiện qua các năm. Hiện nay thì chúng ta không ngừng thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp thông qua thực hiện các nghị quyết.
Chính phủ đã tham gia vào trong quá trình ổn định hoạt động của môi trường kinh doanh thông qua các biện pháp như là tiến hành điểu chỉnh thuế. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước có tỉ lệ cạnh tranh cao hơn, tránh nhập khẩu những hàng hóa kém chất lượng để vào thị trường trong nước bán với giá cả vô cùng rẻ như vậy thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh và giảm khả năng cạnh tranh hàng hóa với các bên.
Ví dụ: Nếu mà thuế nhập khẩu hàng hóa ở nước ngoài mà thấp thì dĩ nhiên những mặt hàng được nhập khẩu vào sẽ bán với giá thành thấp hơn. Như vậy thì với xu hướng hướng ngoại và giá cả hàng hóa lại thấp như vậy thì người tiêu dùng sẽ ưu tiên lựa chọn hàng nhập khẩu thay cho hàng nội địa. Vậy khả năng cạnh tranh hàng hóa trong nước là vô cùng thấp.
Nhờ vào những chính sách đó mà môi trường kinh doanh dần dần trở nên ổn định hơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin có liên quan đến môi trường kinh doanh mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn, những vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của những người tham gia vào hoạt động kinh doanh, nên chúng tôi mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp cho các bạn có những cái nhìn toàn diện hơn về môi trường kinh doanh, từ đó có thể xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp
Nếu có những vấn đề thắc mắc về pháp luật cần chúng tôi giải đáp thì các bạn có thể tiến hành liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài 19006162 để được tư vấn và hướng dẫn một cách nhanh nhất.