Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn ?

Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta thường hay bắt gặp những tranh luận liệu rằng giữa lý luận và thực tiễn thì cái nào quan trọng hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng đề cập đến mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận như sau:Vậy cụ thể thìlà gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn ?

1. Khái quát chung về lý luận

Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu một cách khái quát chung về lý luận, để biết được định nghĩa của lý luận cũng như sự hình thành của nó nhé.

Lý luận là một hệ thống các quan điểm phản ánh thực tiễn, được thể hiện dưới dạng hệ thống những tri thức đã được khái quát, tạo ra những quan niệm tương đối hoàn chỉnh về các mối liên hệ cơ bản và các quy luật của hiện thực khách quan. Hay nói cách khách, lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Lý luận đặc thù của một nhóm ngành như lý luận khoa học xã hội. Lý luận phân theo phạm vi phản ánh và vai trò phương pháp luận gồm có lý luận ngành, lý luận cơ bản,…

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, mọi lý luận chân chính đều bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phục vụ thực tiễn. Như vậy, lý luận đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình vận động, hình thành nên các sản phẩm của lý luận trên thực tiễn, do đó lý luận gồm những đặc trưng cơ bản sau: Một là, lý luận có tính hệ thống, tính khái quát cao, tính logic chặt chẽ; Hai là, cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn, không có tri thức kinh nghiệm thực tiễn thì không có cơ sở để khái quát thành lý luận; Ba là, lý luận xét về bản chất có thể phản ánh được bản chất, hiện tượng.

2. Khái quát chung về thực tiễn

Vậy còn thực tiễn là gì và nó nó khác lý luận như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Theo triết học Mác – Lênin, thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người.

Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng cơ bản, không chỉ của lý luận nhận thức Mác-xít mà còn của toàn bộ triết học Mác – Lênin nói chung. Hoạt động thực tiễn là quá trình con người sử dụng công cụ phương tiện vật chất, sức mạnh vật chất tác động vào tự nhiên xã hội để cải tạo làm biến đổi cho phù hợp với nhu cầu của mình. Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể trong đó chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể trên cơ sở đó nhận thức khách thể, vì vậy có thể thực tiễn bao gồm những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người: thực tiễn hay chính là hoạt động bản chất của con người, có con người mới có thực tiễn, bởi con người hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế giới để thoả mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động với thế giới xung quanh. Đối với hoạt động thực tiễn, con người biết sản xuất lao động, tạo ra những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên.

Thứ hai, thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử – xã hội: thực tiễn tồn tại dưới dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người mặc dù trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có những thay đổi qua các giai đoạn lịch sử.

Xem thêm: Cơ sở thực tiễn là gì?

3. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn

Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ trao đổi, tác động lẫn nhau để hình thành nên hoạt động sản xuất vật chất, phản ánh mặt tinh thần và thực tiễn xã hội. Có thể nhận thấy, thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận. Hay nói cách khác, thực tiễn là cung cấp cho lý luận những mục tiêu, chuẩn hoá lý luận. Song, thực tiễn cung cấp chất liệu để hoàn thành lý luận, thông qua thực tiễn, lý luận được hoàn thiện, sinh động hoá – hiện thực hoá hơn.

Về vai trò của thực tiễn đối với lý luận: (i) Thực tiễn là cơ sở của lý luận: thông qua hoạt động thực tiễn những thuộc tính, quan hệ, tính chất, cấu trúc của sự vật được phản ánh, hình thành tri thức kinh nghiệm. Từ tri thức kinh nghiệm tích luỹ được con người hệ thống hoá, khái quát hoá hình thành nên lý luận. (ii) Thực tiễn còn là mục đích của lý luận: Lý luận không chỉ đáp ứng nhu cầu nhận thức mà còn góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động thực tiễn của con người, lý luận chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn và cải tạo thực tiễn. Vì vậy, thực tiễn là mục tiêu hướng tới của hoạt động lý luận. (iii) Thực tiễn còn là động lực chủ yếu và trực tiếp của lý luận: Nhu cầu thực tiễn thúc đẩy sự ra đời và phát triển của lý luận, thông qua thực tiễn những bế tắc của lý luận sẽ phát triển; thực tiễn làm cho xã hội ngày càng phát triển, năng lực trí tuệ ngày càng cao hơn, khả năng nhận thức và khái quát lý luận ngày càng tốt hơn, qua đó mỗi hệ thống lý luận ngày càng hoàn thiện và phát triển. (iv) Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra sự phù hợp hay không phù hợp của lý luận: Thông qua thực tiễn để đánh giá tính mục đích và tính hiệu quả của lý luận có thực hiện được hay không. Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng đắn của lý luận.

Có thể bạn quan tâm: Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?

4. Các câu hỏi liên quan

Các hình thức cơ bản của phép biện chứng 

– Phép biện chứng tự pháp

– Phép biện chứng duy tâm

– Phép biện chứng duy vật

Triết học ra đời vào khoảng thời gian nào và có mặt sớm nhất ở đâu?

Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây vào khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công Nguyên và sớm nhất ở các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp.

Kể tên 3 thành tựu của khoa học tự nhiên ảnh hưởng đến thế giới quan và phương pháp luận của triết học Marx?

3 thành tựu đó là:

– Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: chứng minh quan điểm biện chứng duy vật thừa nhận sự chuyển hoá lẫn nhau của giới tự nhiên vô cơ.
– Học thuyết tế bào: vạch ra sự thống nhất giữa thế giới động vật và thực vật.
– Học thuyết tiến hóa: vạch ra nguồn gốc tự nhiên của con người, chống lại quan điểm tôn giáo.
 

Bài viết trên đã cung cấp đến quý độc giả các thông tin liên quan đến  Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn. Nếu có thắc mắc gì hãy bình luận xuống phía dưới, ACC sẽ giải đáp giúp bạn.