[MỚI] Chu kỳ sống của sản phẩm và ứng dụng trong marketing
Trong kinh doanh, việc nắm rõ từng giai đoạn phát triển của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những cơ cơ hội tốt. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu và quan sát chu kỳ sống của sản phẩm. Vậy chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Chiến lược Marketing cho từng giai đoạn như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp tại bài viết này của bePOS.
Mục Lục
Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?
Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái vận động trong việc tiêu thụ một sản phẩm bất kỳ trên thị trường từ khi bắt đầu xuất hiện đến khi không còn có thể bán sản phẩm đó được cho người tiêu dùng nữa. Đối với các nhà kinh doanh, đây cũng chính là quá trình biến đổi của doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo các khoảng thời gian của sản phẩm.
Trong suốt vòng đời của sản phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng và điều kiện kinh doanh luôn biến đổi. Các doanh nghiệp phải nhận biết được điều đó để từ đó điều chỉnh chính sách kinh doanh một cách kịp thời và thực hiện biện pháp Marketing phù hợp.
Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?
Những giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
Nhìn chung, vòng đời của sản phẩm sẽ trải qua 4 giai đoạn bao gồm: giai đoạn ra mắt, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn bão hòa và cuối cùng là suy thoái. Những giai đoạn này không có khoảng thời gian cụ thể mà sẽ phụ thuộc vào những tính chất, đặc điểm riêng của mỗi loại sản phẩm.
Giai đoạn công bố/phát hành sản phẩm
Đây là khoảng thời gian doanh nghiệp chuẩn bị tiến hành ra mắt các sản phẩm trên thị trường. Trong giai đoạn này, hầu hết người tiêu dùng đều chưa biết tới sự tồn tại của sản phẩm.
Bởi vậy, việc của doanh nghiệp cần phải làm đó là quảng cáo thông tin, hình ảnh về sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, KOL,… để giúp tăng độ nhận diện thương hiệu dành cho khách hàng mục tiêu.
Doanh nghiệp cần lưu ý giai đoạn này sẽ diễn ra sẽ rất ngắn và các sản phẩm sẽ nhanh chóng bước sang giai đoạn 2. Tuy nhiên, sự thành công và hiệu quả trong việc bán sản phẩm lại phụ thuộc rất nhiều vào những chiến lược quảng bá ở giai đoạn đầu tiên này.
Giai đoạn mở rộng và tăng trưởng của sản phẩm
Khi giai đoạn 1 kết thúc, chu kỳ sống của sản phẩm sẽ được bước sang giai đoạn tiếp theo đó là giai đoạn phủ sóng, tăng trưởng và mở rộng phạm vi sản phẩm.
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ dần nhìn thấy được sự tăng trưởng một cách rõ ràng thông qua phần doanh thu mang lại. Tại giai đoạn 1, nếu khách hàng biết đến sản phẩm và thương hiệu càng nhiều thì giai đoạn 2 sẽ càng gặt hái được nhiều thành công.
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể cân nhắc về việc cắt giảm chi phí trong hoạt động quảng cáo để tập trung xây dựng, phát triển những chiến lược bán hàng như sản xuất, mở rộng thị phần, tìm kiếm và liên kết với các đại lý phân phối sản phẩm,…
Giai đoạn sản phẩm tăng trưởng
Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm Vinamilk trong giai đoạn cho ra mắt sản phẩm, thương hiệu này luôn tập trung vào việc quảng bá sản phẩm trên những phương tiện truyền thông. Việc này giúp sản phẩm của Vinamilk trong giai đoạn đầu sẽ tăng độ nhận diện các trên thị trường.
Giai đoạn bùng nổ và bão hòa của sản phẩm
Giai đoạn bùng nổ và bão hòa là giai đoạn thứ 3 trong chu kỳ sống của sản phẩm. Chúng ta sẽ khó nhìn thấy được sự “bùng nổ” trong giai đoạn thứ 2. Thậm chí trong một khoảng thời gian nhất định, bạn sẽ thấy sự chững lại và các chỉ số dần đi xuống.
Sở dĩ điều này xảy ra là vì khách hàng đã quá quen với các sản phẩm của doanh nghiệp, tệp khách hàng mục tiêu đầu tiên đề ra đã khai thác hết và chưa thực sự có bước đột phá để thu hút những khách hàng mới.
Điều này đồng nghĩa với việc những sản phẩm trên thị trường đang ngày càng có sự cạnh tranh cao. Doanh nghiệp muốn tiếp tục duy trì được sự ổn định của lợi nhuận mà sản phẩm mang lại sẽ buộc phải bỏ ra thêm nhiều chi phí hơn. Hoặc không, sản phẩm sẽ nhanh chóng bước đến giai đoạn suy thoái.
Ví dụ chu kỳ sống của sản phẩm: Trong giai đoạn bùng nổ của Coca-Cola, doanh nghiệp đã tiếp cận người tiêu dùng bằng cách tăng cường tìm kiếm các nhà phân phối tại những địa điểm đông dân cư. Như vậy việc đưa sản phẩm tới với khách hàng sẽ nhanh chóng hơn, đạt hiệu quả doanh thu tốt hơn.
Chu kỳ sống của sản phẩm thương hiệu Coca-Cola
Nhìn chung, chu kỳ sống của sản phẩm Coca-Cola từ giai đoạn các sản phẩm mới được tập trung trong việc quảng bá, cho đến giai đoạn cung cấp sản phẩm tới tay khách hàng đều được doanh nghiệp nghiên cứu và thực hiện rất tốt. Điều này cũng chứng tỏ rằng đội ngũ Marketing đã bám rất sát vào chu kỳ sống của sản phẩm Coca-Cola để đưa ra những chiến lược phù hợp cho mọi giai đoạn.
Giai đoạn thoái trào, suy giảm của sản phẩm
Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ sống mà không một sản phẩm nào có thể tránh được. Giai đoạn này cũng chính là thời điểm các doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng bị động, khó nắm bắt tình hình và dễ gặp rủi ro nếu không quan sát thật kỹ.
Cũng không quá khó hiểu với tình trạng này, bởi trong môi trường kinh doanh luôn có những sản phẩm mới được ra mắt, cập nhật. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn. Và một khi sản phẩm của bạn không tạo được sự ấn tượng thì sẽ dần bị thay thế.
Có thể thấy đây là một giai đoạn vô cùng thử thách đối với mọi thương hiệu, buộc người đứng đầu doanh nghiệp phải có tầm nhìn xa, đón đầu xu hướng để tạo ra một chu kỳ sống mới cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Các sản phẩm mới ra mắt sẽ ảnh hưởng tới các sản phẩm đang có trên thị trường
Quay lại ví dụ chu kỳ sống của sản phẩm Vinamilk, doanh nghiệp đã rất tập trung trong việc theo dõi quá trình “sống” của sản phẩm trên thị trường. Từ đó, Vinamilk liên tục cho ra mắt nhiều sản phẩm mới trên thị trường để doanh thu không bị ngắt quãng.
Chu kỳ sống của sản phẩm và ứng dụng trong Marketing
Việc ứng dụng Marketing vào các giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn và thuận lợi trong việc kinh doanh. Dưới đây là một vài ứng dụng của Marketing trong từng giai đoạn.
Giai đoạn phát hành sản phẩm
Vào thời điểm ra mắt, không có quá nhiều người sẽ biết đến sự tồn tại của sản phẩm. Nhiệm vụ của đội ngũ Marketing là giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu, từ đó tạo nên ấn tượng trong ý thức của người tiêu dùng về sự có mặt của sản phẩm khi được phát hành.
Chiến lược sản phẩm cho giai đoạn phát hành
- Mục tiêu cần đạt được:
Tăng độ nhận diện thương hiệu và quảng bá sản phẩm tới tệp khách hàng mục tiêu.
- Đối tượng khách hàng:
Tập trung vào khách hàng thích sự trải nghiệm cùng xu hướng săn các sản phẩm mới.
Chiến lược Marketing 7P cho giai đoạn 1
- Sản phẩm:
Các sản phẩm mới được doanh nghiệp tung ra thị trường.
- Giá sản phẩm:
Ở giai đoạn này sẽ có rất nhiều cách để
định giá sản phẩm
, phụ thuộc vào từng lĩnh vực để có thể xây dựng kế hoạch phù hợp.
- Kênh phân phối:
Với mỗi ngành hàng sẽ có một kênh phân phối khác nhau. Lựa chọn kênh phân phối phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn.
- Các chương trình ưu đãi:
Hiện nay có rất nhiều hình thức giúp doanh nghiệp thúc đẩy những hoạt động mua/bán trên thị trường. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần tập trung chi phí vào các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền,… kèm theo đó là những chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.
- Con người:
Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng nhân sự, đặc biệt là đội ngũ Marketing để có thể lên kế hoạch chiến lược quảng cáo thu hút khách.
- Quy trình:
Thường xuyên thay đổi, cập nhật chiến dịch quảng cáo để phù hợp với đối tượng khách hàng cũng như giảm thiểu chi phí cho việc quảng bá thương hiệu.
- Cơ sở vật chất:
Tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sự nhận diện thương hiệu trong lòng khách hàng.
Chiến lược Marketing 7P trong giai đoạn 1
>> Xem thêm: MARKETING MIX LÀ GÌ? CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX PHỔ BIẾN NHẤT
Giai đoạn tăng trưởng của sản phẩm
Trong giai đoạn này, mục tiêu mà doanh nghiệp cần tập trung đó là tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Như vậy cần phải thay đổi chiến lược Marketing so với giai đoạn đầu để hiệu quả đạt được cao nhất.
Chiến lược sản phẩm cho giai đoạn tăng trưởng
- Mục tiêu:
Phát triển tối đa tốc độ sản xuất, đẩy mạnh tốc độ bán hàng và mở rộng thị trường để nắm vị trí dẫn đầu.
- Đối tượng:
Những khách hàng có khả năng tiếp nhận sản phẩm mới nhanh chóng.
Chiến lược Marketing 7P cho giai đoạn 2
- Sản phẩm:
Sau giai đoạn 1, doanh nghiệp hãy lấy ý kiến phải hồi của khách hàng, từ đó sửa đổi và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
- Giá sản phẩm:
Các sản phẩm phổ thông, doanh nghiệp có thể định giá theo giá vốn hàng bán. Còn với những mặt hàng thuộc phân khúc cao cấp, ngoài chi phí sản xuất sẽ đi có nhiều lợi ích khác, vậy nên doanh nghiệp có thể định giá theo giá trị của sản phẩm.
- Kênh phân phối:
Đây là giai đoạn các sản phẩm được tiêu thụ mạnh mẽ, do vậy doanh nghiệp cần tạo cho khách hàng điều kiện tốt nhất để mua sản phẩm. Việc mở rộng kênh phân phối hàng hóa là điều rất cần thiết.
- Chiêu thị:
Trong giai đoạn này doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc sản xuất nên sẽ cần tối ưu các chiến dịch quảng bá để tránh tốn chi phí.
- Con người:
Doanh nghiệp cần tập trung vào hiệu suất làm việc của toàn thể nhân viên trong công ty. Hãy duy trì mối quan hệ hợp tác với các đối tác thật tốt để nguồn nguyên liệu được cung cấp đầy đủ cho việc sản xuất.
- Quy trình:
Khi đã nâng cao tốc độ sản xuất, doanh nghiệp cần để ý đến những chi phí phát sinh để có thể cân đối một cách tốt nhất.
- Cơ sở vật chất:
Tiếp tục hoạt động tối ưu các chiến lược Marketing trong giai đoạn này.
Giai đoạn tăng trưởng của sản phẩm
Giai đoạn bão hòa của sản phẩm
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần thực hiện những chiến lược bảo vệ thị trường mà mình đã giành được thay vì việc quảng cáo ồ ạt hay tăng cường công việc sản xuất.
Chiến lược sản phẩm cho giai đoạn bão hòa
- Mục tiêu:
Bảo vệ thị trường doanh nghiệp đã nắm bắt được.
- Đối tượng:
Những khách hàng đã trở thành quen thuộc của doanh nghiệp.
Chiến lược Marketing 7P cho giai đoạn 3
- Sản phẩm:
Tăng chi phí cho việc chăm chút sản phẩm về chất lượng, mẫu mã để khách hàng tiếp tục hài lòng và sử dụng sản phẩm.
- Giá:
Giá sản phẩm sẽ được quyết định phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh trên thị trường.
- Kênh phân phối:
Giữ các kênh phân phối trong giai đoạn trước và loại bỏ những kênh bán hàng không đạt hiệu quả tốt.
- Chiêu thị:
Tập trung vào sự khác biệt và giá trị mà sản phẩm đem lại so với đối thủ.
- Con người:
Lên kế hoạch cụ thể trong quy trình chăm sóc khách hàng để mang đến dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng.
- Quy trình:
Hạn chế đầu tư vào dây chuyền sản xuất, thay vào đó hãy tối ưu các quy trình bán hàng, hệ thống thanh toán.
- Cơ sở vật chất:
Duy trì tần suất xuất hiện để khách hàng luôn ghi nhớ tới sản phẩm.
Lên kế hoạch chăm sóc khách hàng
Giai đoạn sản phẩm suy thoái
Thời điểm này, nếu doanh nghiệp không ghi nhận những báo cáo thực tế để lên chiến lược sản phẩm cho giai đoạn suy thoái thì sẽ phải đối mặt với những rủi ro, thiệt hại không đáng có.
Chiến lược sản phẩm cho giai đoạn suy thoái
- Mục tiêu:
Thu hẹp dần số lượng sản phẩm tung ra thị trường.
- Đối tượng khách hàng:
Tập trung vào những khách hàng có thói quen sử dụng các sản phẩm cũ, lỗi thời, những người tiêu dùng không quan tâm đến xu hướng thay đổi.
Chiến lược Marketing 7P cho giai đoạn 4
- Sản phẩm:
Giảm việc sản xuất hàng để tránh tình trạng tồn kho quá nhiều.
- Giá sản phẩm:
Giảm giá sản phẩm, tăng phần trăm chiết khấu để đẩy hàng được nhanh hơn.
- Kênh phân phối:
Giảm các kênh không tạo ra nhiều doanh thu, từ từ rời khỏi thị trường.
- Chiêu thị:
Xây dựng những chương trình khuyến mãi để đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng.
- Con người:
Tập trung nguồn lực vào việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới.
- Quy trình:
Giảm số lượng hàng đang sản xuất, cắt giảm quy trình bán hàng không cần thiết để tối ưu chi phí.
- Cơ sở vật chất:
Giảm toàn bộ chi phí xây dựng thương hiệu để tập trung vào chiến lược cho các sản phẩm sắp ra mắt.
Tập trung xây dựng sản phẩm mới
>> Xem thêm: PHÂN TÍCH MA TRẬN BCG VÀ VÍ DỤ CỤ THỂ
Một số lưu ý khi sử dụng chu kỳ sống của sản phẩm
Để có thể xác định được chu kỳ sống của sản phẩm, doanh nghiệp cần phải lưu ý những điểm cụ thể như sau:
- Vòng đời sản phẩm chịu tác động rất lớn từ doanh nghiệp:
Nếu doanh nghiệp có những chiến lược phù hợp với từng giai đoạn thì chu kỳ sống của sản phẩm sẽ có thể được kéo dài hơn.
- Doanh nghiệp cần dành thời gian để phân tích chu kỳ sống của từng sản phẩm:
Việc thường xuyên cập nhật về chu kỳ sống của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có những định hướng cho các bước tiếp theo, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
- Thay đổi khi cần thiết:
Không phải sản phẩm nào cũng sẽ đi theo hết cả 4 giai đoạn trong vòng đời. Khi thấy cần thiết, hãy quyết định thật chính xác để giảm thiệt hại và tập trung vào việc phát triển các sản phẩm mới.
Thường xuyên phân tích chu kỳ của mỗi sản phẩm
Qua bài viết trên, bePOS hy vọng rằng bạn đã nắm bắt được toàn bộ thông tin về chu kỳ sống của sản phẩm cũng như cách áp dụng chiến lược Marketing khi sản phẩm đang có mặt trên thị trường.
FAQ
Lợi ích của việc nắm bắt chu kỳ sống của sản phẩm đối với doanh nghiệp là gì?
Việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có thể lường trước hậu quả, xây dựng được kế hoạch phù hợp nhằm phát triển các sản phẩm mới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ điều chỉnh kịp thời những hoạt động sản xuất, tiếp thị, kinh doanh liên quan tới sản phẩm hiện có.
Nghiên cứu chu kỳ sống của một sản phẩm có ý nghĩa gì?
Việc nghiên cứu chu kỳ sống của một sản phẩm mang lại ý nghĩa cho doanh nghiệp như sau:
-
Giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược tối ưu nhất trong từng giai đoạn sống của sản phẩm.
-
Tìm ra cách thay đổi sản phẩm để thu hút người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
-
Đánh giá được thời điểm nên rút lui và tập trung trong việc phát triển các sản phẩm mới để doanh nghiệp không gặp những rủi ro về tài chính.