Mô hình trồng điều ghép: tiềm năng & những rủi ro tiềm ẩn
Mô hình trồng điều ghép mang lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân Bình Thuận. So với việc trồng bằng hạt thì điều ghép ra hoa sớm, tỷ lệ đậu trái cao,… Đây là thành quả có phần đóng góp của Vinacas. Khi mà 4 năm trước hiệp hội đã mạnh dạn thí điểm cải tạo vườn điều già cỗi của 40 hộ dân ở Bình Phước.
Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa mô hình trồng điều ghép này có thể áp dụng vô tội vạ. Bài học “đau thương” của tỉnh Quảng Nam sẽ kinh nghiệm để những địa phương khác nghiên cứu.
Mở rộng mô hình trồng điều ghép ở tỉnh Bình Thuận.
Mở rộng mô hình trồng cây điều ghép là một phần của chương trinh mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Mô hình trồng điều ghép ở 2 huyện Hàm Thuận Bắc và Tánh Linh với diên tích trên 20 ha đã có những kết quả tích cực.
Theo trung tâm khuyến nông, tỉnh Bình Thuận đang tích cực phát triển vùng nguyên liệu trồng điều bằng nhiều biện pháp cụ thể:
- Tập trung ổn định và tăng năng suất với những vườn điều hiền có. Với những vườn điều già cỗi, năng suất thấp sẽ được tiến hành ghép cải tạo.
- Sử dụng các giống điều ghép mới cho năng suất cao như PN1, AB0508 và AB29.
- Cập nhật các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều mới nhất.
- Xây dựng mối liên kết chắt giữa nhà nông và nhà máy chế biến điều.
Mô hình trồng điều ghép này mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân Bình Thuận. Cụ thể:
- Năng suất cao nếu so với việc nhân giống bằng hạt hoặc mua các giống điều trôi nổi trên thị trường. Việc trồng điều thực sinh thường mất từ 4,5 đến 5 năm để cho trái. Cây giống trồng từ hạt thường chỉ cho năng suất chỉ vài tạ/ha. Cây thường khỏe, ít sâu bệnh. Mỗi năm cây ra hoa nhiều đợt, tỷ lệ đậu trái cao.
- Cây điều ghép mới có thời gian sinh trưởng nhanh và ra hoa chỉ sau 18 tháng. Do đó, thuận lợi cho việc thu hoạch sau này.
- Bà con có thể tận dụng khoảng đất trống phía dưới để xen canh các loại cây khác như cacao, hoa màu,…
- Tạo được những giống cây mới với hình dạng khác, số lượng trái điều nhiều, tán thấp.
- Thay đổi được tính trạng đực khi ghép cây cái lên cây đực.
Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa cây điều ghép không có nhược điểm:
- Các giống điều ghép cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Tuyệt đối không thể mặc định là cây sẽ tự phát triển dù không cần chăm sóc. Dù ít nhưng chỉ cần để dính sâu bệnh thì sẽ bị thiệt hại năng nề.
- Đó là ở giai đoạn chăm sóc, còn ở phần tiến hành ghép. Chỉ cần nông hộ không nắm vững đặc tính của gốc và cành ghép thì xác suất thất bại sẽ cao.
- Việc ghép đòi hỏi phải có kinh nghiệm cũng như dụng cụ.
- Trường hợp tiếp hợp khó khăn thì cần phải sử dụng thuốc chống đào thải.
Thí điểm cải tạo vườn điều già cỗi ở Bình Phước làm tiền đề cho sự phát triển của mô hình trồng điều ghép.
Sẽ thật quá lời khi chỉ nhìn vào kết quả năm 2020 của tỉnh Bình Thuận và nói rằng phát triển mô hình trồng điều ghép không gặp bất kỳ trở ngại nào. Những thành công này bắt nguồn từ những thí nghiệm ban đầu ở những vườn điều già cỗi thuộc tỉnh Bình Phước.
Dự án thí điểm được triển khai tại 40 hộ với 40 ha, trong đó có 30 hộ ở xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập. Theo các nông hộ thuộc dự án thì sau khi cải tạo, vườn điều đạt năng suất trên 3 tấn/ha. Theo chủ tích Vinacas thì tương lai các vườn điều thí này sẽ là nơi cung cấp chồi ghép ra thị trường. Với cách ghép cải tạo vườn điều này người dân sẽ chủ động được việc chăm sóc vườn điều. Vinacas kỳ vọng việc nhân rộng mô hình này sẽ giúp ngành điều Việt Nam phát triển bền vững.
Còn theo Hội nông dân tỉnh Bình Phước thì dự án dù có được những kết quả tích cực những vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều nông hộ chỉ nhìn thấy vấn đề trước mắt như mất năng suất hoặc tốn chi phí đầu tư. Phần lớn diện tích trồng điều ở huyện Bù Gia Mập là của người dân tộc. Tập quán canh tác còn lạc hậu. Vườn điều của các nông hộ có mật độ trồng dày, sử dụng giống không đạt chuẩn. Ngoài ra, cây điều già cỗi ở đây còn có tỷ lệ hoa lưỡng tính thấp, thoái hóa giống,…
Để khắc phục vấn đề này các giải pháp được hiệp hội điều Vinacas đưa ra gồm:
- Tăng cường hướng dẫn người dân về kỹ thuật ghép cải tạo vườn điều.
- Các phương pháp bảo quản sau thu hoạch.
- Tuyên truyền về hiệu quả của mô hình trồng điều ghép cho bà con nông dân.
- Những hình mẫu làm giàu từ cây điều.
- Trong nằm 2015, hiệp hội điều Việt Nam sẽ mở rộng thêm 200 mô hình tương tự. Trong đó, ưu tiên cho huyện Bù Gia Mập khoảng 50 mô hình.
Mặc dù câu chuyện phá sản mô hình trồng điều ghép ở Quảng Nam đã diễn ra ngót nghét hơn chục năm. Nhưng nó vẫn còn nguyên tính thời sự. Cùng Andy Farm quay ngược thời gian về những năm 2000 và lắng nghe câu chuyện của người dân xứ Quảng.
Phá sản mô hình trồng điều ghép ở Quảng Nam.
Thời điểm năm 1999 – 2000 cuộc sống của người dân ở nhiều huyện của tỉnh Quảng Nam gặp nhiều khó khăn. Việc canh tác mang lại hiệu quả rất thấp do đất ở những nơi đây quá bạc màu. Người dân cũng không thể tự chủ động được nước tưới.
Để giải quyết tình trạng này Quảng nam đã chủ trương đưa mô hình trồng điều ghép vào đời sống nông nghiệp của tỉnh. Theo các cơ quan chuyên môn thì cây điều là loại cây có sức chịu hạn tốt lại dễ chăm sóc. Chính quyền cấp xã, huyện đã đôn đốc người dân khai hoang cũng như chặt phá các loại cây khác để lấy đất trồng điều. Để tiếp sức cho nhà nông, chính quyền địa phương quyết định hỗ trợ toàn bộ chi phí mua giống cây, phân bón và vận chuyển đến tận nơi cấp phát.
Khi cơ quan chức năng “quá hấp tấp” trong việc triển khai trồng điều ghép.
- Sự nóng vội: Các ngành liên quan chưa đánh giá hết tác động của thời tiết đến cây điều. Khâu quy hoạch vùng nguyên liệu chưa được tiến hành bài bản, thiếu nhất quán. Sau khi mô hình trồng điều ghép được triển khai vài năm thì tỉnh Quảng Nam ưu tiên quỹ đất cho Khu kinh tế mở Chu Lai.
- Hạ tầng thủy lợi giai đoạn 2000 – 2003 chưa được đầu tư đúng mức để cây điều có thể dễ dàng lấy nước. Nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không có hệ thống lưới điện để việc tưới tiêu diễn ra dễ dàng.
- Kiến thức trồng và chăm sóc cây điều chưa được các ban ngành liên quan cập nhật kịp thời. Điều này dẫn đến việc phổ biến kiến thức cho người dân hạn chế. Cụ thể là việc tư vấn về nhược điểm dễ thoái hóa của cây điều ghép và cách khắc phục cho bà con nông dân.
- Thiếu đầu ra bền vững cho nhân điều: Khi hạt điều xuống giá cộng với việc trồng không mang lại năng suất thì làm người dân nản chí. Thương lại là kênh thu mua chủ yếu hạt điều thô của người dân. Tuy nhiên, đây cũng là kênh ép giá điều tươi nguyên liệu người nông dân nặng nề nhất.
- Mang tính chất “quan liêu”: Khi tỉnh Quảng Nam có chủ trương thì các ban ngành lập tức cấp phát toàn bộ vật tư cho người dân. Thiếu sự giám sát xem người dân đã sử dụng nguồn vật tư này đúng mục đích chưa. Ngoài ra, việc cấp phát miễn phí sẽ làm người dân ỷ lại, thiếu tinh thần trách nhiệm.
Tác động từ các yếu tố ngoại cảnh đến sự phát triển của cây điều ở Quảng Nam.
- Đất trồng cây điều ở Quảng Nam thường là những cồn cát khô cháy, cằn cỗi. Rễ cây điều không thể cắm sâu để lấy chất dinh dưỡng.
- Biến đổi khi hậu diễn ra khốc liệt nên nguồn nước tưới thiếu hụt trầm trọng. Dẫn đến tình trạng cây điều chết hàng loạt, nhất là tại các vùng trồng chuyên canh trên những gò cát cao.
- Đặc thù khí hậu vùng Duy Xuyên thường có bão lũ xuất hiện liên tiếp. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trì sinh trưởng và phát triển của cây điều.
Khi mặc định cây điều không cần chăm sóc vẫn sống là nguyên nhân của mọi việc.
Đầu tiên, phải kể đến việc người dân mặc định cây điều có thể tự phát triển dù có bỏ bê mấy đi nữa. Tiếp đó, sau vài năm cây điều bắt đầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi yếu tố thời tiết. Cây điều chựng lại, không phát triển và cũng không cho trái. Điều này lại càng làm cho người dân bỏ bê cây điều.
Theo một nông hộ ở thôn Lệ Sơn, Duy Nghĩa, Duy Xuyên thì việc gánh nước hằng ngày để tưới cây là điều quá bất tiện. Vợ chồng họ phải dậy từ 3 giờ sáng để gánh nước lên cồn cát để tưới cho điều. Thế nhưng, lâu ngày nguồn nước này cũng dần cạn kiệt. Thời gian, công sức bỏ ra để lấy nước về tưới cho cây điều cũng từ đó mà tăng thêm.
Một lý do khác là người dân không được hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều sao cho đúng. Dẫn đến tình trạng khoảng cách trồng điều không hợp lý. Việc tạo tán, tỉa cảnh, bón phân thiếu cân đối chưa kể đến tình trạng người dân mang phân bón được cấp dùng cho các loại cây khác. Chính những yếu tố này khi kết hợp lại làm chay điều bị suy kiệt nhanh rồi chết.
Thà là chặt đi hết ta làm lại từ đầu!
Bà Lâm Thị Lý ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên quyết định chặt bỏ 8 sào điều ghép của mình. Bà Lý cho biết bà sẽ cải tạo đất để phục vụ trồng đu đủ, cà pháo, khoai lang và rau thơm. Bà Lý cho biết thu nhập từ việc trồng các loại hoa màu này cao gấp 7 lần so với việc trồng điều. Cụ thể từ năm 2013 mỗi năm bà thu tối thiểu 40 triệu đồng.
Nếu như những năm 2000 diện tích trồng điều ở xã Duy Hải là khoảng 15 ha thì đến nay đã giảm 70%. Diện tích này được chuyển sang trồng mãng cầu, đu đủ, hoặc cây công nghiệp như keo lá tràm, dương liễu,… 35 ha trong tổng số 52 ha điều ghép ở huyện Duy Xuyên đã được người dân chuyển qua trông cây ngắn ngày. Tương tự, diện tích trồng điều trước đây ở huyện Điện Bàn giờ cũng đã chuyển qua trồng măng tây. Từ năm 2008 trở đi người dân ở huyện Thăng Bình cũng chuyển từ trồng điều sang các loại hoa màu, cây thử phẩm