Mô hình nuôi cua đồng ở miền Bắc, tổng quan về nguồn thức ăn và kỹ thuật nuôi


07/08/2022 09:05

Ngoài khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì mô hình nuôi cua đồng đang dần được nhiều hộ nông dân miền Bắc ứng dụng trong lao động và sản xuất. Không giống miền Nam, khí hậu Miền Bắc điển hình với  4 mùa khác biệt, điều kiện thời tiết có tính phân hóa và phức tạp đòi hỏi cách nuôi cua riêng biệt. Cùng Bác sĩ nông nghiệp tìm hiểu sâu hơn về mô hình nuôi cua đồng ở miền Bắc trong bài viết này.

Tổng quan về cua đồng

Cua đồng thường được gọi với một cái tên thú vị khác là điềm giải, thuộc nhóm cua nước ngọt. Nơi trú ẩn của chúng thường ở hang, hốc trên cánh đồng hoặc kênh , rạch. Dấu hiệu nhận biết cua đồng điển hình là cua có mai vàng đậm, phần thân màu nâu vàng, hai càng một to một nhỏ. Sodium và purines chứa trong thịt cua là nguồn dinh dưỡng cực tốt cho sức khỏe. 

Mô hình nuôi cua đồng ở miền Bắc

1. Lưu ý về khu vực ao nuôi

Để đảm bảo cua đồng sinh trưởng và phát triển đều, khỏe mạnh bà con cần áp dụng các nguyên tắc trong việc xây dựng ao hồ nuôi như:

  • Nguyên tắc chọn cua là nên chọn những con cua cùng lứa cho trang trại nuôi của mình. Bản chất cua là một loài giáp xác, cơ thể chúng sẽ yếu đi sau quá trình lột xác. Nếu người nuôi chọn giống cua khác lứa, con lớn con bé nhiều kích cỡ thì sẽ có nguy cơ chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau. Khi đói con lớn sẽ ăn thịt con bé.

  • Bên cạnh đó khu vực nuôi cua đồng nên quây lưới, che chắn kỹ lưỡng tránh tình trạng cua bò ra ngoài làm giảm sản lượng.

  • Mỗi ao nuôi cua đồng cần bố trí 2-3 bóng đèn vào ban đêm, một là để đảm bảo an toàn tránh người lạ xâm nhập, hai là để ánh sáng từ bóng đèn dẫn dụ các loài côn trùng bay đến làm đa dạng nguồn thức ăn tự nhiên của cua.

mo-hinh-nuoi-cua-dong-o-mien-bac

Nên chọn những con cua cùng lứa, kích thước tương đồng cho trang trại nuôi (Ảnh: Sưu tầm)

Mô hình nuôi cua đồng ở miền Bắc có hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm thiểu tình trạng săn bắt cua đồng tự nhiên. Địa điểm nuôi cua bà con miền Bắc lựa chọn là ao, hồ, nơi có nguồn nước tự nhiên. Nguồn nước nuôi tiêu chuẩn phải đảm bảo độ sạch, không có rác thải, hóa chất độc hại. 

Bao bọc bên ngoài vùng nước nuôi là những vật dụng bảo hộ trơn như bạt cao su, bạt nhựa. Lưu ý là vật chắn cần nghiêng vào phía trong ao nuôi để chặn không cho cua bò ra ngoài. Thêm vào đó, bèo là một thành phần then chốt cho mô hình nuôi cua thành công. Bèo đóng vai trò là nơi trú ẩn và máy lọc để nước nuôi được làm sạch liên tục.

Môi trường nước nuôi cũng là điểm cần chú trọng trong nuôi cua để đạt hiệu quả cao nhất. Nước ao sạch sẽ kích thích hoạt động của cua và khiến cua ăn nhiều và nhanh lớn. Vậy nên, mật độ bèo xung quanh vùng nuôi nên nằm ở mức 15-20% tổng diện tích ao nuôi. Người nuôi nên lựa chọn bèo tây thay vì những loại bèo khác.  

2. Nguồn thức ăn

Muốn ăn khoái khẩu của cua là các loại động vật nhỏ khác như trai, ốc, cá tạp. Trước khi nuôi cua, bà con ở các tỉnh khu vực miền Bắc thường thả một lượng 300 – 450kg/ 1000m2 phân lót bên mương. Mục đích của việc là này là để gia tăng số lượng động vật phù du. Loài này sinh trưởng và sẽ trở thành nguồn thức ăn dinh dưỡng tự nhiên để nuôi lớn cua con. 

Sau thời gian 4 tháng kể từ khi nuôi, người nông dân thả ốc hoặc tôm ôm trứng vào ao. Tôm sau đó phát triển thành tôm con để làm thức ăn cho cua cỡ lớn. Các loại thức ăn công nghiệp có sẵn cũng có thể sử dụng để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cua. 

mo-hinh-nuoi-cua-dong-o-mien-bac

Ốc bươu vàng là nguồn thức ăn ưu thích của cua đồng  (Ảnh: Sưu tầm)

Kỹ thuật cho cua đồng ăn

Người dân nên xem xét thời tiết miền Bắc theo mùa để có cách cho ăn thích hợp. Từ tháng 3-5 thì thức ăn cho cua ở dạng nhão nhỏ chiếm 20-30% trọng lượng cua. Từ tháng 6-9, người nuôi bổ sung thêm rong, sắn, thức ăn sẵn dạng viên cho cua nhanh lớn. Sau tháng 10 thì cho ăn thức ăn chế biến từ động vật với lượng 7-10% trọng lượng cua. 

Bà con thường cho ăn định kỳ 2 lần/ngày vào hai buổi chính: sáng và chiều tối. Lưu ý là buổi sáng lượng thức ăn dao động ở mức 20-40%. Và 60-80% là lượng thức ăn thích hợp cho cua vào buổi chiều. Lượng thức ăn sẽ có sự điều chỉnh tùy theo thời tiết, nhiệt độ môi trường xung quanh. 

Với mô hình nuôi cua đồng đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Nguyễn Văn Lộng, ngụ tại thôn Thanh Hà, xã An Thịnh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cua đồng giúp kinh tế gia đình khởi sắc.

Ông tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong ao như bèo, các loại phù sinh, cám gạo, bột ngô, cá tạp, ốc bươu vàng băm nhỏ… Mỗi ngày, ông cho cua đồng ăn vào ăn 2 khung giờ sáng và chiều tối. Khi cua lớn dần thì bắt đầu giảm lượng thức ăn và số lần cho ăn lại, tập trung vào việc cho cua ăn thức ăn tự nhiên.

Ban đầu, chỉ với 100 kg giống trong 2 tháng nuôi gia đình ông Lộng thu được khoảng 300kg cua đồng thịt với giá bán cho thương lái đến tại nhà là 90.000đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí như tiền con giống, thức ăn, vật tư còn lãi khoảng 18 triệu đồng. Từ đó gia đình ông nhân rộng mô hình với sản lượng và ao nuôi nhiều hơn.

mo-hinh-nuoi-cua-dong-o-mien-bac

Mô hình nuôi cua đồng ở hộ gia đình ông Nguyễn Văn Lộng, tỉnh Bắc Ninh (Ảnh: Sưu tầm)

Ong Lộng chia sẻ: “Cua đồng rất dễ nuôi, chúng nhanh lớn và sinh sản cũng rất nhanh. Nguồn thức ăn dễ tìm kiếm trong tự nhiên, giá thành lại rẻ, cua ít bệnh, khả năng kháng bệnh tốt, thời gian nuôi ngắn, không tốn công chăm sóc mà hiệu quả kinh tế đem lại rất cao. So với mô hình trồng lúa thì mô hình nuôi cua đồng nhàn và lãi cao hơn rất nhiều”.

Trên đây là tổng quan về mô hình nuôi cua ở miền Bắc cho bà con tham khảo. Nhìn chung, kỹ thuật nuôi tôm sẽ có nhiều điểm tương đồng giữa hai miền. Tùy vào thời tiết mà điều chỉnh sao cho phù hợp về thời gian ăn, quá trình lột xác, sinh sản. Mong những chia sẻ này hữu ích cho người nuôi về kinh nghiệm nuôi cua phong cách miền Bắc. \

>>> Xem thêm: Nuôi cua đồng hiệu quả cao – Thức ăn nuôi cua đồng như thế nào?

Nếu có thắc mắc hoặc muốn tư vấn vui lòng liên hệ: Hotline 02871069698 hoặc Fanpage Bác sĩ Nông nghiệp.

– Thông tin tham khảo được Bác sĩ nông nghiệp tổng hợp –