Mô hình kinh doanh là gì? 8 yếu tố chính của mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh là gì? Làm thế nào để xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả? Bạn đã biết những yếu tố nào tạo nên một mô hình kinh doanh chưa? Bài viết sau đây sẽ giúp bài giải được bài toán này.
1. Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Business Model. Nó mô tả rõ doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm gì, cách doanh nghiệp tìm đến và thiết lập quan hệ với khách hàng. Sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh qua những nguồn nào, những hoạt động và đối tác nào để đạt được điều đó. Đặc biệt là doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận bằng cách nào.
Có nhiều loại mô hình kinh doanh khác nhau từ mô hình nhỏ đến mô hình lớn. Nếu bạn chưa có nhiều vốn thì có thể chọn các mô hình kinh doanh nhỏ ít vốn hiệu quả cao.
Hiểu một cách đơn giản mô hình kinh doanh mô tả để các khía cạnh cốt lõi của 1 doanh nghiệp như: mục đích, quy trình kinh doanh, khách hàng mục tiêu, các đề xuất, chiến lược, cơ sở hạ tầng, cấu trúc tổ chức, lợi nhuận,…
2. Các mô hình inh doanh phổ biến hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mô hình kinh doanh, trong đó có 6 mô hình phổ biến sau:
- Mô hình kinh doanh online: Là hình thức kinh doanh thông qua Internet và quảng bá sản phẩm trên các trang mạng xã hội hoặc website…
- Mô hình tiếp thị liên kết Affiliate: Đây cũng là một mô hình kinh doanh quảng cáo online
- Mô hình nhượng quyền kinh doanh
- Mô hình Agency: Là mô hình cung cấp giải pháp marketing cho những công ty, đơn vị có nhu cầu
- Mô hình Freemium: Là mô hình kinh doanh kết hợp giữa dịch vụ miễn phí và dịch vụ trả phí
- Mô hình kinh doanh bất động sản
3. 8 yếu tố chính để xác định mô hình kinh doanh phù hợp
Để hiểu rõ mô hình kinh doanh là gì cũng như chọn được mô hình kinh doanh phù hợp, bạn cần nắm chắc 8 yếu tố chính sau đây:
3.1. Giá trị kinh doanh
Giá trị kinh doanh chính là lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp đem đến cho khách hàng. Để giá trị kinh doanh cao trước tiên cần xác định các phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Đó có thể là các cá nhân hoặc tổ chức. Năm 2020, có rất nhiều hình thức đem lại giá trị kinh doanh vượt trội ra đời như: Cuộc cách mạng trong thanh toán di động, tạp hóa thời công nghệ Vinshop, quét mã thanh toán giao hàng tận nhà,…
Để doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì phải ngày càng nâng cao giá trị kinh doanh. Tức là càng ngày càng làm cho khách hàng hài lòng về sản phẩm mà mình cung cấp. Đây chính là lý do mà khách hàng chọn sản phẩm của công ty bạn thay vì công ty đối thủ.
3.2. Xác định doanh thu
Đây là việc mà người làm chủ doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng trước khi đặt nền móng xây dựng. Bởi vì nguồn doanh thu từ sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp sẽ đem lại lợi nhuận để công ty có thể duy trì và phát triển lớn mạnh. Một phần doanh thu cũng chính là vốn để doanh nghiệp có thể tiếp tục vận hành đầu tư một chu trình mới.
Doanh thu càng cao, chi phí đầu tư càng nhỏ thì lợi nhuận càng lớn. Vì thế, cần tính toán và xác định doanh thu làm sao ở mức cao nhất có thể. Mức doanh thu này phải đi kèm với số vốn đầu tư càng thấp càng tốt. Nếu doanh thu cao, nhưng vốn đầu tư cũng cao thì lợi nhuận vẫn sẽ ít. Mà lợi nhuận mới chính là số lãi mà doanh nghiệp được hưởng.
3.3. Cơ hội thị trường
Nếu hiểu rõ mô hình kinh doanh là gì thì bạn sẽ biết phân tích cơ hội thị trường là một quá trình để xác định các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Đồng thời tìm ra được ý tưởng kinh doanh chắc thắng.
Thông thường, người chủ doanh nghiệp sẽ thực hiện một số nghiên cứu, khảo sát thị trường xem sản phẩm mà mình đưa ra thị trường sẽ như thế nào? Khách hàng có hưởng ứng hay không? Từ đó biết được ý tưởng kinh doanh sản phẩm này có khả thi hay không rồi mới đầu tư.
Để làm được điều này cần giải đáp được các câu hỏi: làm thế nào để đáp ứng nhu cầu khách hàng? Tiềm năng thị trường có tốt không? Ý tưởng, sản phẩm đầu ra chất lượng ra sao? Tiềm năng khi xâm nhập thị trường mới ra sao?
3.4. Môi trường cạnh tranh
Để xác định mô hình kinh doanh là gì bạn cần hiểu rõ môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Sản phẩm/dịch vụ càng ít đối thủ cạnh tranh thì bạn càng chiếm lĩnh được thị trường.
Tuy nhiên, hiện nay là thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, do đó có quá nhiều doanh nghiệp và các sản phẩm công nghệ cao ra đời. Cho nên, để tồn tại và vượt qua đối thủ bạn cần biết được kinh doanh thời đại 4.0 có gì mới? Đồng thời cần tập trung phát triển, cải tiến kỹ thuật sao cho sản phẩm của mình có chất lượng tốt hơn, giá thành rẻ hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần tìm ra đáp án của các câu hỏi: Cùng là sản phẩm đó, có bao nhiêu đối thủ đang cạnh tranh với bạn? Họ hoạt động như thế nào? Họ đã có đối tượng khách hàng trung thành hay chưa? Ưu điểm và nhược điểm của họ là gì?
3.5. Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh thể hiện ở việc với cùng một sản phẩm/dịch vụ cung cấp, doanh nghiệp của bạn có gì vượt trội hơn đối thủ khác. Đó có thể là giá cả rẻ hơn, hình thức bắt mắt hơn, chúng được đưa ra thị trường sớm hơn, số lượng nhiều hơn, dễ mua sắm và sử dụng hơn, mô hình kinh doanh mới hơn,…
Càng tranh thủ được nhiều lợi thế cạnh tranh bạn sẽ càng bỏ qua đối thủ. Như vậy cũng khẳng định mô hình kinh doanh của bạn hiệu quả hơn so với đối thủ trong cùng một loại hàng hóa, dịch vụ.
3.6. Chiến lược thị trường
Bất cứ một doanh nghiệp nào để làm việc có hiệu quả cùng cần có một chiến lược hợp lý. Đặc biệt là việc sản xuất và giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường. Cần có một kế hoạch chi tiết sau khi khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Từ đó bạn sẽ biết nên kinh doanh gì năm 2020 đem lại hiệu quả cao?
Sản phẩm phải được đưa ra đúng thời điểm mà khách hàng cần. Ví dụ bạn sản xuất một chiếc quạt hơi nước có tác dụng giảm nhiệt, làm mát trong mùa hè thì không thể ra mắt sản phẩm vào mùa đông được. Đồng thời, cần biết tận dụng tâm lý khách hàng, đưa gia các chương trình khuyến mãi, tri ân hợp lý. Như vậy, sẽ góp phần giúp sản phẩm bán chạy hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn.
3.7. Phát triển tổ chức
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mô hình kinh doanh có thành công hay không. Một doanh nghiệp cần phải chia ra các phòng ban cụ thể, mỗi người phụ trách một công việc, một nhiệm vụ nhất định.
Cũng như khi sản xuất theo dây chuyền, mỗi bộ phần sẽ làm một khâu. Ví dụ để hoàn thành một chiếc áo thì cần có người chọn vải, cắt may, đính cúc, nhặt chỉ, đóng gói và hoàn thiện. Hay trong một công ty kinh doanh cũng cần có từng bộ phận như: bộ phận kinh doanh, bộ phận bán hàng, bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận hành chính, nhân sự,…
Mỗi bộ phận nhỏ sẽ tiến hành từng bước, từng bước một. Cứ như vậy, các chi tiết nhỏ đều được hoàn thành, dần dần đến các công việc lớn hơn. Từ đó, đảm bảo bộ máy được vận hành một cách trơn tru, chuyên nghiệp. Có như thế mới đem lại hiệu quả bền vững.
3.8. Đội ngũ quản lý
Để có được từng bộ phận, vận hành từng chi tiết thì cần có đội ngũ quản lý lập kế hoạch và chỉ dẫn từng đường đi, nước bước. Đội ngũ quản lý cần có năng lực, mạnh mẽ, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm thì mới có thể điều hành cấp dưới hiệu quả.
Ngoài ra, đội ngũ quản lý cũng cần có tâm huyết, sát sao chỉ đạo từng bộ phận của doanh nghiệp, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của công, nhân viên. Bởi vì họ chính là đầu tàu, là người cầm trịch, quyết định mọi kế hoạch hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. Vì thế, đội ngũ quản lý cần hiểu rõ mô hình kinh doanh là gì. Nếu đội ngũ quản lý yếu kém sẽ khiến doanh nghiệp nhanh chóng thất bại.
Như vậy, để hiểu rõ mô hình kinh doanh là gì trước hết bạn cần nắm chắc và phân biệt được 8 yếu tố then chốt này. Đảm bảo các yếu tố này được kết hợp nhịp nhàng, chắc chắn mô hình kinh doanh của bạn sẽ thành công.
Xem thêm bài viết liên quan:
Mô hình kinh doanh hiệu quả là gì? Các ý tưởng kinh doanh hiệu quả hiện nay
Làm gì để kiếm tiền nhanh bây giờ? 2021 có nên kinh doanh với số vốn ít