Mô hình 5 cấp độ sản phẩm (Five Product Level Model) là gì? – Diễn Đàn ISO
Theo nhà kinh tế Philip Kotler thì sản phẩm không chỉ bao gồm những vật hữu hình mà chính là những sản phẩm đáp ứng và giải quyết các nhu cầu của một đối tượng khách hàng nhất định. Ông cho ra đời 5 cấp độ sản phẩm nhằm đánh giá góc nhìn về các mức độ nhu cầu khác nhau của khách hàng. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn về mô hình 5 cấp độ sản phẩm và ý nghĩa của chúng trong kinh doanh.
ĐỊNH NGHĨA MÔ HÌNH 5 CẤP ĐỘ SẢN PHẨM
Mô hình 5 cấp độ sản phẩm (Five Product Level Model) chính là mô hình cung cấp cho bạn góc nhìn về các mức độ nhu cầu khác nhau của khách hàng đối với một sản phẩm cụ thể: Chúng có thể có những tính chất như lợi ích chính, sản phẩm chung, sản phẩm kì vọng, sản phẩm bổ sung và sản phẩm tiềm năng.
SỰ RA ĐỜI CỦA MÔ HÌNH 5 CẤP ĐỘ SẢN PHẨM
Mô hình 5 cấp độ sản phẩm gắn liền với tên tuổi của Philip Kotler. Một nhà kinh tế học và chuyên gia marketing. Ông cho rằng một sản phẩm không chỉ có một vật phẩm hữu hình mà chúng sinh ra để đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng nên có thể bao hàm cả giá trị trừu tượng vô hình.
Từ suy nghĩ này ông đã đề ra một sản phẩm sẽ có 5 cấp độ để có thể xác định và phát triển được. Năm cấp độ sản phẩm này cho thấy giá trị mà người tiêu dùng “gắn” cho một sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ chỉ hài lòng khi giá trị cụ thể của một sản phẩm là ngang bằng hoặc cao hơn giá trị kì vọng.
MÔ HÌNH 5 CẤP ĐỘ SẢN PHẨM
1. Sản phẩm cốt lõi (Core Product)
Sản phẩm ở cấp độ này thuộc cấp độ cơ bản nhất. Chúng được tạo ra nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản nhất của con người như chiếc áo khoác sẽ giúp bạn giữ ấm trong mùa đông giá lạnh.
2. Sản phẩm chung (Generic Product)
Ở cấp độ này sản phẩm sẽ thể hiện những đặc tính chung của một sản phẩm. Ví dụ như với chiếc áo khoác ở bên trên thì chúng sẽ có những đặc tính như cách nhiệt, bông ấm áp, chống nước vv
3. Sản phẩm kì vọng (Expected Product)
Tại cấp độ này thì người tiêu dùng vượt qua những đặc tính chung của một sản phẩm thông thường mà sẽ có kì vọng cao hơn. Lấy lại ví dụ chiếc áo khoác kia thì đến đây người tiêu dùng sẽ kì vọng chúng sẽ có thể thực sự ấm áp giúp bảo vệ bạn khỏi thời tiết cũng như gió lạnh và giúp bạn tạo cảm giác thoải mái hơn khi đi xe.
4. Sản phẩm bổ sung (Augmented Product)
Tại cấp độ này thì sẽ có đề cập đến tất cả các yếu tố bổ sung khiến cho sản phẩm tạo được sự khác biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Chúng thường được thể hiện thông qua phần thương hiệu và hình ảnh của một công ty.
Chiếc áo ấm kia chúng có thương hiệu không. Có hợp thời thượng hay không và có màu sắc trẻ trung bắt mắt hay không ? Ngoài ra, các yếu tố như dịch vụ, bảo hành và sự phù hợp giữa giá cả và chất lượng cũng đóng vai trò quan trọng trong cấp độ này.
5. Sản phẩm tiềm năng (Potential Product)
Trọng tâm của cấp độ này là những sự mở rộng và biến đổi mà sản phẩm có thể phải trải qua trong tương lai. Ví dụ, một chiếc áo khoác được làm từ một loại vải mỏng như giấy nên rất nhẹ và vì vậy, nó có thể làm nước mưa tự động trượt xuống mà không đọng lại trên áo.
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Hiện nay để phát triển và chiếm lĩnh thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có chiến lược phát triển tạo ra các sản phẩm khác biệt và tiền năng. Ngày càng nhiều sự cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi sản phẩm cần không ngừng đổi mới làm thỏa mãn nhu cầu khác hàng mục tiêu trong dài hạn.
GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA NĂM CẤP ĐỘ SẢN PHẨM
Mỗi cấp độ trong năm cấp độ sản phẩm đều tăng thêm giá trị cho khách hàng. Các công ty sản xuất càng nỗ lực trong tất cả các cấp độ bao nhiêu, thì họ càng có nhiều khả năng trở nên khác biệt. Ở cấp độ Sản phẩm bổ sung, các công ty sẽ nghiên cứu lẫn nhau để sao chép những kỹ thuật, thủ thuật nhất định và cả diện mạo sản phẩm của các đối thủ. Do đó, khách hàng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xác định sự khác biệt của một sản phẩm.
Tại mức độ sản phẩm bổ sung thì để vượt trội hơn so với đối thủ thì các doanh nghiệp cần tập trung vào việc phát triển thêm những giá trị sản phẩm như bao bì đẹp, quảng cáo bất ngờ và hướng đến khách hàng.