Meresci: Xác định chủ đề nghiên cứu
Phần
2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham
khảo khoa học
- Mở đầu
- Xác
định chủ đề
nghiên cứu - Lựa
chọn nguồn tài
nguyên và công cụ tìm kiếm - Tìm
kiếm và chọn
lọc kết quả
- Xác
định nhu cầu - Lựa chọn
chủ đề - Giới hạn
chủ đề - Định
rõ mục tiêu
Xác
định chủ đề nghiên cứu
Thông thường, để tiến
hành nghiên
cứu, cần có giai đoạn chuẩn bị ban đầu là
xác định
chủ đề nghiên cứu. Giai đoạn chuẩn bị này
có thể
trải qua các bước sau: xác định nhu cầu; lựa chọn
chủ đề;
giới hạn phạm vi của chủ đề; và sau cùng
là định
rõ các mục tiêu nghiên cứu.
Tất nhiên, vẫn có thể
thấy nhiều trường
hợp bỏ qua giai đoạn chuẩn bị này mà tập trung
hẳn
vào các phương pháp nghiên
cứu chuyên
ngành cụ thể. Hoặc sinh viên thường làm
nghiên cứu theo sự chỉ định của người thầy hướng dẫn. Song,
khi muốn hiểu
rõ vấn đề cần nghiên cứu, thấy
rõ con đường cần đi qua và nơi cần đến,
thì tốt hơn hết là tự chuẩn bị cho
mình thật tốt
ngay từ đầu. Người thầy hướng dẫn thông thường cũng sẽ
có hứng
thú hơn khi làm việc với một học trò
biết
mình muốn gì và cần làm
gì trong quá trình
nghiên cứu.
Xác
định nhu cầu
Có
nhiều vấn đề cần
quan tâm khi xác định nhu cầu nghiên cứu
và
tìm kiếm tài liệu phục vụ cho nghiên
cứu
đó.
Điều đầu
tiên cần quan tâm là cấp độ của đề tài.
Mỗi cấp độ sẽ có những yêu cầu tương ứng về mặt
khoa học
và mức độ chuyên sâu của đề
tài, cũng thể
hiện qua phạm vi và mức độ chuyên sâu
của tài
liệu tham khảo. Những nghiên cứu ở bậc đại học, nếu tham khảo
được nhiều tài liệu chuyên sâu
thì
càng tốt, nhưng đó cũng không hẳn
là một
đòi hỏi quá gắt gao. Nhưng ngược lại, một đề
tài ở
bậc cao học, tiến sĩ mà không có, hoặc
có
rất ít tài liệu tham khảo từ các
sách
và tạp chí chuyên ngành
có uy
tín, các học giả tên tuổi trong lĩnh
vực,
thì giá trị sẽ giảm đi rất nhiều.
Vấn đề
tiếp theo là thời
hạn nghiên cứu.
Một đề tài nghiên cứu của sinh viên đại
học
có thể bố trí thực hiện trong vài ba
tháng,
ở bậc cao học thường phải từ hơn nửa năm đến một năm, hoặc thậm
chí lâu hơn. Tuỳ theo thời hạn nghiên
cứu được
áp đặt, nhà nghiên cứu phải lập kế
hoạch
nghiên cứu chi tiết, phân bố các giai
đoạn
nghiên cứu và công việc phải
làm một
cách hợp lí để có thể đạt đến
đích mong
muốn kịp thời hạn.
Yếu tố
quan trọng tiếp theo là mục
đích nghiên cứu.
Mục đích này sẽ thay đổi tuỳ theo tính
chất của
mỗi đề tài. Và khi mục đích
khác nhau,
các giai đoạn nghiên cứu và
các yêu
cầu đặt ra cũng thay đổi tương ứng. Ở đây, chúng
ta đề cập
đến hai dạng thường gặp là:
- Nghiên cứu một vấn đề khoa học
Nghiên cứu về một vấn đề khoa học
giúp đào
sâu, mở rộng hiểu biết về chủ đề đó,
làm
sáng tỏ các kết
quả mới thu được và công bố
một cách chặt chẽ, rõ ràng.
Mục đích của nghiên
cứu dạng này
là quan sát, giải thích, diễn giải,
khám
phá những mối liên hệ mới giữa các hiện
tượng, sự
việc, sự vật, và sau khi kiểm chứng sẽ xây dựng
một giả
thuyết mới hoặc tái cấu trúc lại các
giả thuyết
đã có về một hiện thực nhằm phổ quát
hoá
vấn đề đã nghiên cứu.
Kết quả của các nghiên
cứu thường được
phát triển thành một luận văn, luận
án, với
các luận chứng, luận cứ bảo vệ kết quả thu được. Do đó,
dạng
nghiên cứu này đòi hỏi rất cao ở việc
tham khảo
tài liệu.
- Báo cáo tổng hợp
tài liệu
Báo cáo tổng hợp
tài liệu là một bài viết tổng hợp, mô tả đầy đủ
và trung thực về những thông tin đọc được, tham
khảo được
về một vấn đề, sự kiện, hiện tượng khoa học. Dạng này thường
gặp
trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, thảo luận
chuyên
môn ở các đơn vị đào tạo và
nghiên cứu.
Báo cáo dạng
này cần dựa
trên những gì đã được chứng minh trong
thực tế,
rõ ràng và chính
xác. Do đó,
những thông tin tổng hợp được cần có
trích dẫn trực
tiếp hoặc gián tiếp rõ ràng về nguồn
gốc của
thông tin được đề cập.
Có hai dạng báo
cáo tổng hợp
chính: báo cáo tổng hợp
thông tin và
báo cáo tổng hợp phê
bình.
-
Báo
cáo tổng hợp thông tin:thường chỉ
dừng lại ở mức độtóm
tắtcác ý kiến của những tác giả gốc,
các kết
quả, luận cứ, luận chứng, kết luận của họ về một chủ đề xác
định. -
Báo
cáo tổng hợp phê bình:thường sau khi tóm tắt thông tin, người
báo cáo sẽsắp
xếp nội dung, một cách
chặt chẽ và
khách quan,
nhằm làm nổi bật những khía cạnh khác
nhau của một
vấn đề, bình luận và đánh
giá những
giá trị của thông tin thu thập được, hệ thống
hoá
tri thức đã biết về chủ đề đang quan tâm.
Với nhu
cầu nghiên cứu
tài liệu phục vụ các đề tài
nghiên cứu khoa
học, các vấn đề cần quan tâm nhất là:
- tầm tham khảo
đủ rộng
để bao
quát phạm vi của chủ đề; - mức độ tham khảo
đủ sâu
,
tương ứng với yêu cầu của cấp độ nghiên cứu; - thông tin
tương đối cập nhật
để đánh giá vấn đề khách quan, kịp
thời,
không bị lạc hậu với dòng thông tin
chuyên
ngành; - thông tin
có chọn lọc
sao cho phù hợp với một đề tài khoa học.
Dù
gặp những hạn chế
khách quan nhất định, nhưng khi nhà
nghiên cứu
tuân thủ tốt các quy tắc này, sẽ
có những
giải pháp giúp đáp ứng được nhu cầu,
không
nhiều thì ít, nhằm bổ sung những giá
trị thiết
thực cho đề tài cần nghiên cứu.
Nghiên
cứu tài liệu càng có ý
nghĩa quan trọng ở giai đoạn đầu của đề
tài,
vì nhà nghiên cứu có thể dựa
vào
đó để lựa chọn chủ đề, kiểm tra các nguồn lực sẵn
có, xác định mục tiêu nghiên
cứu và
xây dựng những giả thuyết cho đề tài
nghiên cứu của
mình.
Bài tập tự kiểm tra