Mẹo để chồng nghén thay vợ hiệu quả
Mẹo để chồng nghén thay vợ đã được truyền tai nhau từ rất lâu trong dân gian. Nhằm có thể giảm các cơn mệt mỏi của người vợ trong quá trình mang thai. Vậy thực hư kinh nghiệm dân gian này như thế nào? cách để chồng nghén thay vợ ra sao? Cùng Nhà thuốc 365 tìm hiểu nhé!
I. Mẹo chồng nghén thay vợ
Ốm nghén luôn là nỗi ám ảnh của bà bầu trong giai đoạn ban đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này, ông bà ta thường truyền miệng nhau về mẹo chữa nghén cho bà bầu. Mẹo chồng nghén thay vợ là một trong những cách đơn giản được rất nhiều bà bầu áp dụng.
Mẹo để chồng nghén thay vợ sẽ được thực hiện như sau: Bà bầu sẽ chọn buổi tối, lúc chồng đang ngủ say bước qua chồng. Việc này cần mẹ bầu thực hiện thật nhẹ nhàng và không để chồng phát hiện. Theo truyền miệng, bà bầu cần bước qua chồng 5 lần liên tiếp thật nhẹ nhàng.
Đây là phương pháp dân gian đã được rất nhiều mẹ bầu áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này không có bất kỳ cơ sở khoa học nào để chứng minh. Vì vậy, dù có áp dụng mà mẹ bầu vẫn ốm nghén thì cũng đừng buồn phiền quá.
II. Lý giải nguyên nhân chồng nghén thay vợ
Tâm lý thay đổi cho thể cho là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng chồng nghén thay vợ. Trong suốt quá trình mang thai, chồng có sự thay đổi tâm lý một cách rõ rệt. Cụ thể các ông chồng cảm thấy vừa vui nhưng vừa lo lắng về sức khỏe của vợ. Đặc biệt, với những người lần đầu làm cha thì hiện tượng ốm nghén thay vợ càng xảy ra cao hơn.
Bên cạnh yếu tố tâm lý, sự thay đổi bên trong cơ thể vợ trong suốt quá trình mang thai cũng là một yếu tố dẫn đến hiện tượng ốm nghén của chồng. Việc lo lắng quá nhiều khiến cơ thể người chồng sản sinh ra nhiều corticosteroid và hormone prolactin. Điều này khiến cơ thể chồng cảm thấy lo lắng, buồn nôn, suy nhược cơ thể và có những biểu hiện nghén như vợ.
Ngoài ra, việc chuẩn bị đón chào thành viên mới khiến các ông chồng hạnh phúc nhưng cũng có rất nhiều áp lực. Những áp lực vô tình dẫn đến sự mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Một số biểu hiện của nghén ở người chồng có thể thấy:
-
Thường xuyên lo lắng, bất an, suy nghĩ nhiều các vấn đề cuộc sống.
-
Rối loạn giấc ngủ.
-
Tăng cân, thèm ăn.
-
Đau đầu, chướng bụng.
-
Đau tê chân tay.
III. Phương pháp giảm ốm nghén cho mẹ bầu
Dù đã thực hiện mẹo truyền nghén sang cho chồng, nhưng chị em phụ nữ vẫn cảm thấy nghén, mệt mỏi giai đoạn đầu thai kỳ. Vậy làm cách nào để giảm các cơn nghén, khiến mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn?
1. Uống thêm nhiều nước
Mỗi ngày bà bầu cần nạp vào cơ thể từ 1-2 lít nước. Vì thế, để giảm ốm nghén trong mỗi bữa ăn, mẹ nên uống nước giữa bữa ăn. Bà bầu nên uống nước mát sẽ giảm cảm giác buồn nôn thay vì nước ấm.
2. Chia nhỏ bữa ăn
Bình thường, chúng ta sẽ có 3 bữa chính sáng, trưa và tối. Tuy nhiên, mẹ bầu thay vì ăn 3 bữa chính nên ăn thêm các bữa phụ trong ngày. Tốt nhất mẹ bầu không nên ăn quá no nhưng cũng không nên để bụng đói. Như vậy sẽ làm giảm các cơn buồn nôn cho bà bầu.
3. Thư giãn và nghỉ ngơi
Tâm trạng của bà bầu ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Một tâm trạng thoải mái, luôn vui vẻ sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt sự mệt mỏi và đẩy lùi cơn ốm nghén.
4. Bổ sung nước cam
Trong nước cam có thành phần Vitamin C lớn, có tác dụng giúp bà bầu tăng cường hệ miễn dịch, tránh các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Chất xơ trong nước cam giúp mẹ bầu nhuận tràng, có lợi cho hệ tiêu hóa, giải khát và giải độc rất tốt.
Ngoài ra, axit folate trong nước cam đóng vai trò quan trọng giúp hình thành ống thần kinh cho thai nhi trong bụng mẹ. Đồng thời, đây còn là sản phẩm tăng tính đàn hồi của mạch máu, ngăn ngừa hiện tượng chảy máu sau sinh rất hiệu quả.
5. Uống trà gừng, chanh
Một lát gừng cùng 1 cốc nước ấm sẽ giúp giảm tình trạng buồn nôn và khó chịu trong bà bầu. Ngoài ra, lát chanh hoặc lát bưởi cũng rất hiệu quả giảm bớt tình trạng ốm nghén.
Bên cạnh đó, nếu tình trạng ốm nghén quá nặng, mẹ nên đến thăm khám bác sĩ để có những lời khuyên phù hợp. Tuyệt đối, mẹ không tự ý dùng thuốc giảm các triệu chứng ốm nghén khi không có sự cho phép của bác sĩ.
6. Ăn ngay sau khi thức dậy
Để giúp dạ dày của mẹ dễ chịu hơn vào buổi sáng và giảm tình trạng nôn mửa. Vào sáng sớm, tốt nhất các mẹ nên ăn một số thức ăn nhẹ như bánh quy hay bánh mì. Hoặc một số các thực phẩm như trứng, sữa giàu protein.
IV. Sữa dinh dưỡng dành cho người ốm nghén
Có thể thấy, giai đoạn đầu mang thai, số lượng bà bầu ốm nghén rất lớn, cơ thể mẹ suy nhược và không muốn ăn. Trong khi đó, 3 tháng đầu, thai nhi cần một lượng dinh dưỡng đầy đủ để có thể phát triển tốt nhất. Giải pháp tốt nhất trong giai đoạn này, mẹ cần bổ sung thêm sữa dinh dưỡng để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho con.
Sữa dinh dưỡng tối ưu hơn các thực phẩm thông thường. Sữa chứa thành phần dinh dưỡng đầy đủ, dễ uống, tiện lợi hơn so với việc ăn uống liên tục. Tuy nhiên, mẹ không nên bỏ các bữa chính mà cần kết hợp uống sữa và ăn uống đủ chất.
Nhà thuốc 365 xin giới thiệu đến bạn 2 sản phẩm sữa bầu đang được rất nhiều bà bầu ốm nghén yêu thích. Điểm chung của 2 sản phẩm là có mùi vị thơm ngon, dễ uống, hợp với khẩu bị bà bầu.
Nature One Dairy Pregnancy Formula cung cấp đến 23 loại vitamin và khoáng chất khác nhau giúp cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đáp ứng dinh dưỡng hàng ngày của mẹ và thai nhi. Đồng thời, sản phẩm giảm thiểu các triệu chứng thiếu máu, thiếu chất ở mẹ và giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi hiệu quả.
>>>Xem thêm chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.
Pregnant Mother là sản phẩm sữa bầu có chứa đến 16 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết như protein, sắt, kẽm, Canxi cùng các vitamin như A, D, E, C, K, B1, B2, B6, B12…. giúp cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu. Sản phẩm với nguồn nguyên liệu 100% thiên nhiên cùng công nghệ sấy thăng hoa hiện đại bậc nhất mang đến chất lượng sữa tuyệt hảo, an toàn với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
>>>Xem thêm chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.
Lời kết: Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên, các bà bầu đã bỏ túi thêm được nhiều tip thú vị giúp “truyền nghén cho chồng” hiệu quả. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Và đừng quên theo dõi Nhà thuốc 365 để cập nhật các thông tin bầu hữu ích nhé.