Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói không phải mẹ nào cũng biết
Chậm nói hiện là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ. Nhiều bố mẹ rất lo lắng, sốt ruột khi các bé cùng tuổi đã nói được kha khá từ còn con mình thì không nói được hoặc không chịu tập nói. Vậy phải làm sao để giúp bé cải thiện tình trạng này, cùng Chilux tìm hiểu về mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói qua bài viết dưới đây.
Đây là một trong những cách dạy trẻ tập nói hiệu quả, và đặc biệt được nhiều bố mẹ ứng dụng và rất hiệu quả. Và bạn cũng có thể ứng dụng cho con yêu của mình.
1. Dấu hiệu trẻ chậm nói và mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói
1.1 Các dấu hiệu cho thấy trẻ chậm nói
Thật ra, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé đã có khả năng nhận thức về ngôn ngữ, ghi nhớ âm thanh mình nghe được và đặc biệt là giọng nói của bố mẹ. Sau khi lọt lòng, dù chưa thể nói chuyện, bé vẫn giao tiếp bằng cách khóc và cười. Có một số dấu hiệu ngay từ giai đoạn này cho thấy trẻ chậm nói mà mẹ có thể chú ý như sau:
Bé không chú ý vào người nói chuyện cùng mình, không hóng hớt khi thấy người lớn trò chuyện
Bé không la hét để khiến người lớn chú ý, không khóc để tỏ ra không muốn hay khó chịu
Bé không phản ứng trước những tiếng động lớn, không quan tâm thế giới xung quanh
Khoảng từ 12 tháng tuổi, bình thường bé đã có thể bắt đầu phát âm các từ đơn giản, nhưng trẻ chậm nói vẫn chưa thể nói bất kì từ nào. Ngoài ra, bé không có phản ứng khi được người lớn gọi tên, hay làm ngơ trước những câu nói quen thuộc như “chào con”, “tạm biệt”,…
Khi được 18 tháng, bé chậm nói chỉ có thể nói được vài từ một cách ngọng nghịu, bé chưa phân biệt được các bộ phận trên cơ thể hay không ghi nhớ được các vật dụng quen thuộc trong nhà.
Dần dần, khả năng giao tiếp của bé sẽ bị tụt lại khá xa với các bạn cùng lứa, bé ít nói, lười tập nói, mãi không thể ghép từ thành câu. Thậm chí có trẻ đã 2, 3 tuổi mà vẫn chỉ bập bẹ nói được vài từ. Nếu thấy bé nhà mình có các dấu hiệu chậm nói, bố mẹ cần có những phương pháp kịp thời để trẻ có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
1.2 Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói hiệu quả
Bên cạnh sự can thiệp, chữa trị của bác sĩ hay các loại thuốc thang từ Đông y đến Tây y, bố mẹ có thể làm theo mẹo dân gian khá đơn giản được các cụ truyền lại từ thời xa xưa. Người ta gọi mẹo này là “cướp đồ ăn”.
Ngoài cách này ra, bạn cũng có thể áp dụng cách nói chuyện với trẻ 2 tuổi. Bố mẹ cần tương tác với con thường xuyên, và đặc biệt nên tương tác với con thật nhiều.
Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói này rất đơn giản, hãy bế con theo, hoặc cho con nằm xe đẩy rồi đi theo mẹ đi chợ , thấy có ai đang ăn và chuẩn bị đưa vào mồm thì giật lấy rồi cho bé ăn. Mẹ không được nói trước hay trao đổi với người bị giật đồ ăn vì làm như vậy sẽ mất thiêng, mẹo không còn hiệu quả nữa. Rất nhiều phụ nữ lớn tuổi sẽ biết đến mẹo này, không hề tức giận khi bị giật đồ mà còn cười rồi chúc cho bé mau nói.
Mới nghe thì có vẻ ai cũng thấy cách này kỳ quặc và có phần buồn cười, nhưng rất nhiều mẹ bỉm sữa đã thử và phải bất ngờ trước hiệu quả mà phương pháp này đem lại. Nhiều bé chậm nói sau khi được mẹ giật đồ ăn cho đã nói được nhiều hơn, khả năng giao tiếp phát triển mạnh mẽ trong niềm hạnh phúc của gia đình.
Vốn dĩ không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho hiệu quả của các mẹo dân gian nói chung hay mẹo “giật đồ ăn” nói riêng, nhưng sự hiệu nghiệm của phương pháp này đã được truyền miệng từ đời này sang đời khác và được nhiều người tin tưởng. Nếu thấy bé nhà mình có dấu hiệu chậm nói, khả năng giao tiếp kém phát triển, bố mẹ hãy mạnh dạn thử mẹo này cho con, biết đâu sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.
Trên đây là một vài chia sẻ về mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói, hy vọng bố mẹ đã có được những thông tin hữu ích, tìm được phương pháp cho bé nhà mình phát triển khả năng giao tiếp và không quá lo lắng khi thấy con mình chậm nói. Hãy luôn quan tâm, để ý đến những dấu hiệu, cử chỉ của con dù là nhỏ nhất, để trẻ lớn lên thật thông minh, nhanh nhạy và khỏe mạnh. Nếu còn điều gì lo lắng hay thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Chilux để được tư vấn thêm!
>>> Gợi ý: Các dòng xe tập đi Chilux đa năng, thiết kế khoa học, an toàn cho bé tập đi
5/5 – (4 bình chọn)