Máy in 3D và cách tạo ra sản phẩm từ máy
Máy in 3D là một dạng máy công cụ giống các máy CNC truyền thống, giúp người dùng có thể dễ dạng tạo ra những sản phẩm được thiết kế từ những hình vẽ 3D. Ngày nay máy in 3D đang trở nên thông dụng trong các gia đình, các văn phòng trên thế giới. Chúng được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống từ in mẫu thử cho sản phẩm, in đồ trang trí, in đồ dùng cá nhân (giá kệ điện thoại),… thậm chí in cả thực phẩm. Máy in 3D có rất nhiều mã nguồn mở nhưng có 2 dòng thông dụng nhất.
Cách để tạo ra một sản phẩm in 3D? Có các bước cơ bản như sau:
1. Dựng hình 3D bằng các phầm mềm 3D Phần mềm cơ khí chính xác: Inventor, Solidwork, NX9, NX10,… Phần mềm có tính chất nghệ thuật: 3Ds Max, SketchUp, Maya,…
2. Xuất file 3D ra định dang *.stl hoặc *.obj (nên để dưới dạng stl)
3. Đưa file *.stl hoặc *.obj vào phầm mềm xử lý in 3D (Cura, SLic, Makerbot,….)
4. Từ phần mềm xử lý in 3D save ra định dạng GCODE mà máy in 3D hiểu được
5. Chép file GCODE vào USB (thẻ nhớ) và cắm vào máy in để in 3D Nếu bạn không có khả năng thiết kế có thể lấy các mẫu in 3D sẵn trên trang web https://www.thingiverse.com Các bước trên khá đơn giản, tuy nhiên khi sử dụng máy in 3D các bạn sẽ phải lưu ý khá nhiều vấn đề cần lưu ý. Hướng in từ dưới lên: Mức độ dính chặt lại phụ thuộc vào 3 yếu tố trong quá trình cài đặt phần mềm in 3D (nhiệt độ, bề dày lớp in, tốc độ). Điều này có thể can thiệp trong quá trình chạy máy in, tuy nhiên, bạn phải giữ trong đầu những ý niệm về “hướng in 3D“.
Để mẫu in 3D được đẹp, đúng kích thước, tiết kiệm vật liệu – thời gian in – chi phí, bạn cần đảm bảo các vấn đề sau:
• Thiết kế mô hình theo kiểu “kim tự tháp” tức là dưới to trên nhỏ.
• Nên có một mặt đế phẳng bên dưới mô hình.
• Hạn chế các bị trí mỏng hơn 1,2mm.
• Các phần quá bé trên mô hình 3D (0,1-1mm): mắt, mũi, tai, gờ, nút bấm,… rất khó hoặc không thể in 3D!
• Các phần nhô ra nên có góc nghiêng >45 độ so với phương ngang. Hạn chế phần nhô ra nằm ngang, hoặc phía dưới trống không (ví dụ như cây cầu)!
• Nên khống chế mô hình nằm vừa khổ in của máy in 3D, cũng đừng nên quá bé (không in được hoặc in ra xấu!)
• Các chi tiết có lắp ghép thì khoảng cách giữa 2 bề mặt nên để: Lắp lỏng ≥0,4mm; Lắp chặt ≤0,2mm. • Chú ý tới độ phân giải của mô hình khi xuất ra file STL
• Chắc chắn về kích thước file STL là theo hệ inch hay mm!
• Mở lên xem lại file STL/OBJ vừa xuất ra. Hoặc dùng công cụ kiểm tra lỗi file 3D
Máy in 3D ngày càng trở nên thông dụng, trong thế kỷ 21 có thể mỗi gia đình sẽ có một chiếc máy in 3D để in những vật dụng hàng ngày, những công cụ học tập cho trẻ em, đồ làm bếp cho mẹ, đồ làm việc sửa chữa cho bố. Hiện nay máy in 3D đang trong giai đoạn phát triển rất mạnh để cải tiến các vấn đề về tốc độ, vật liệu, độ tiện lợi và dễ dàng cho sử dụng.