Mẫu văn bản quyết định cá biệt mới
Quyết định cá biệt là quyết định được ban hành đối với một số vấn đề cụ thể và được áp dụng đối với môt hoặc một số đối tượng cụ thể, trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó. Quyết định cá biệt là một trong những mẫu thuộc văn bản hành chính được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật. Thế nhưng nhắc đến loại quyết định này thì nhiều người vẫn còn cảm thấy mơ hồ. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ hướng dẫn các bạn cách viết mẫu quyết định cá biệt mới nhất.
Nội dung tư vấn
Mục Lục
Mẫu văn bản quyết định cá biệt
Quyết định cá biệt là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể, trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó, căn cứ theo khoản 2 điều 34 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.
Căn cứ theo khoản 2 điều 34 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì khái niệm về Quyết định cá biệt là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể, trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó. Ngoài định nghĩa về quyết định cá biệt được nêu ở trên, sau đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu rõ về vai trò của quyết định này, cụ thể là:
– Do quyết định này dùng để áp dụng quy phạm pháp luật nên quyết định cá biệt dùng trong một lần và áp dụng cho một hay một số đối tượng cụ thể nhất định.
– Quyết định cá biệt trực tiếp làm cho phát sinh và thay đổi, chấm dứt về mối quan hệ pháp luật hành chính
– Đưa ra các chủ trương, biện pháp hoặc các quy tắc xử sự một công việc cụ thể cho đời sống xã hội để thực hiện chức năng về quản lý
– Góp phần đảm bảo sự chấp hành, tuân thủ đúng các quy định của cơ quan Nhà nước.
Quyết định hành chính cá biệt hay còn gọi là quyết định áp dụng pháp luật là quyết định hành chính cá biệt được ban hành trên cơ sở các quyết định của pháp luật hiện hành, mà chủ yếu dựa trên các quyết định chủ đạo và quy phạm của các cơ quan nhà nước cấp trên hoặc trong nội bộ của cơ quan ban hành quyết định đó nhằm giải quyết những việc cá biệt, chính vì thế mà quyết định hành chính cá biệt chỉ có hiệu lực đối với các đối tượng cụ thể và quyết định hành chính cá biệt chỉ được áp dụng một lần. Do vậy, việc ban hành các quyết định hành chính cá biệt của cơ quan này là hoạt động thường xuyên và cũng nhờ có các quyết định hành chính cá biệt mà pháp luật được thi hành. Bởi lẽ, việc ban hành các quyết định hành chính cá biệt của cơ quan này được xem là loại quyết định để áp dụng quy phạm pháp luật vì thế nó có đặc trưng riêng, ví dụ như nó được áp dụng một lần, cho một hoặc một số đối tượng nhất định.
Trên cơ sở của quyết định quy phạm, quyết định cá biệt được ban hành nhằm mục đích hướng đến việc cho các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy, đây là hoạt động thường xuyên và cũng nhờ có các quyết định này mà pháp luật được thi hành. Các quyết định cá biệt được ban hành trên cơ sở của quyết định chủ đạo cũng như quyết định quy phạm nhằm mục đích để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các công việc cụ thể trên từng lĩnh vực của quản lí hành chính nhà nước, chính vì vậy mà quyết định cá biệt trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm đứt một quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
Quyết định hành chính cá biệt (hay còn gọi là quyết định áp dụng pháp luật) là quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định chủ đạo và quy phạm của các cơ quan cấp trên hoặc của bản thân cơ quan ban hành quyết định đó nhằm giải quyết những việc cá biệt, cụ thể, chỉ có hiệu lực đối với các đối tượng cụ thể và chỉ được áp dụng một lần. Mẫu Quyết định cá biệt bao gồm quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức… Các quyết định cá biệt được ban hành trên cơ sở của quyết định chủ đạo cũng như quyết định quy phạm nhằm mục đích để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các công việc cụ thể trên từng lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước, chính vì vậy mà quyết định cá biệt trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
Mẫu văn bản quyết định cá biệt quy định trực tiếp
Quyết định cá biệt gồm 3 phần:
– Phần mở đầu
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ đặt ở phần đầu trang quyết định chiếm 2/3 trang giấy lệch về phía góc trái trang giấy viết hoa in đậm
Tên cơ quan và số quyết định đặt góc trái trang giấy ngang với quốc hiệu tiêu ngữ, chiếm 1/3 trang, trình bày chữ in đậm viết hoa tên cơ quan
+ Tên của quyết định
+ Phần căn cứ :
Phần căn cứ pháp lý: căn cứ pháp lý về thẩm quyền ban hành văn bản, căn cứ pháp lý về nội dung của văn bản.
Căn cứ thực tiễn (tình hình thực tế)
– Phần nội dung chính
Điều 1: Nội dung chính của quyết định
Điều 2: Hệ quả pháp lý phát sinh liên quan đến nội dung của quyết định điều chỉnh
Điều 3: Hiệu lực của quyết định
Quy định về xử lý về văn bản bị bãi bỏ nếu trước đó có nội dung không đồng nhất hoặc mâu thuẫn với nhau
Đối tượng áp dụng thi hành
– Phần kết của quyết định
Ký và ghi rõ họ tên, kèm đóng dấu của người ra quyết định cá biệt
Nơi nhận.
Mẫu quyết định cá biệt của chủ tịch UBND xã
Hiện tại, mẫu quyết định cá biệt của riêng Chủ tịch UBND xã chưa có văn bản nào quy định cụ thể. Tuy nhiên, theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, tại đính kèm của văn bản này có quy định về mẫu quyết định cá biệt áp dụng chung cho tất cả các quyết định ca biệt mà không chia ra chủ thể ban hành.
Như vậy, khi sử dụng mẫu quyết định cá biệt của Chủ tịch UBND xã có thể sử dụng mẫu này, cụ thể là:
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢNTÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨCSố: /QĐ-……CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc ……, ngày… tháng… năm…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc………………………..
THẨM QUYỀN BAN HÀNH
Căn cứ ………………………………………………………………..;
Căn cứ …………………………………………………………..;
Theo đề nghị của ………………………………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1………………………………………………. …………………………………………………..
Điều 2 ……………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….. /.
Nơi nhận:– Như Điều…….;– …………;– Lưu: VT,……. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(Chữ ký của người có thẩm quyền,
dấu/ chữ ký số của cơ quan, tổ chức)Họ và tên
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Mẫu văn bản quyết định cá biệt mới nhất. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vai trò của phần nội dung trong quyết định cá biệt là gì?
Quyết định là loại văn bản mà các cơ quan dùng để quy định, quyết định các chủ trương, chính sách, chế độ, thể lệ, biện pháp công tác, các vấn đề về tổ chức – cán bộ và các vấn đề khác thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, tổ chức.
Các cơ quan, tổ chức đều có quyền ban hành QĐCB – văn bản có tính chất mệnh lệnh, bắt buộc đối với đối tượng quản lý phải thi hành. Đây là một loại quyết định quản lý mà các cơ quan, tổ chức thường xuyên sử dụng trong hoạt động của mình. Để có hiệu lực pháp lý, QĐCB cần phải đạt các yêu cầu về soạn thảo văn bản nói chung, như: yêu cầu về thẩm quyền, yêu cầu về hình thức, yêu cầu về nội dung, yêu cầu về bố cục, yêu cầu về ngôn ngữ, yêu cầu về thể thức, yêu cầu về quy trình soạn thảo và ban hành. Nếu như các căn cứ ban hành quyết định bảo đảm cho văn bản có tính hợp pháp và hợp lý thì phần nội dung chính của quyết định là phần quan trọng nhất của QĐCB, trong đó chứa những mệnh lệnh mà chủ thể quản lý xác lập cho đối tượng phải thực hiện.
Qua khảo sát thực tế các quyết định của một số cơ quan ở trung ương và địa phương cho thấy, do có nhiều cách hiểu khác nhau nên cách trình bày các điều của QĐCB, đặc biệt là điều cuối (về trách nhiệm thi hành chưa có sự thống nhất về thứ tự của các đối tượng phải thi hành) làm cho các đối tượng phải thi hành văn bản chưa hiểu rõ mức độ trách nhiệm của mình. Do vậy, hiểu rõ về cách trình bày phần nội dung của QĐCB là điều quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức khi soạn thảo và ban hành văn bản.
Phần nội dung của quyết định cá biệt trình bày như thế nào?
Phần nội dung chính của QĐCB được trình bày theo dạng văn điều khoản theo trật tự logic: quy định khái quát nêu trước, quy định chi tiết, cụ thể nêu sau. Thông thường một QĐCB có từ 2 – 5 điều, tùy theo nội dung của quyết định. Nội dung thường trình bày theo trật tự sau:
Điều 1: quyết định về vấn đề gì, sự việc gì và quyết định như thế nào? (thành lập tổ chức mới; giải thể hoặc sáp nhập cơ quan; điều động, thuyên chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật… cán bộ; ban hành quy định, quy chế, điều lệ…).
Điều 2 và các điều tiếp theo: cụ thể hóa vấn đề, sự việc nêu ở Điều 1. Thông thường, nếu là quyết định thành lập tổ chức mới thì Điều 2 sẽ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đó (cũng có thể tách chức năng thành một điều riêng); Điều 3: quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế cán bộ (nếu xét thấy cần thiết). Nếu là quyết định bổ nhiệm cán bộ thì Điều 2 sẽ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người được bổ nhiệm, còn Điều 3 quy định quyền lợi mà người đó được hưởng (tiền lương, phụ cấp trách nhiệm…). Nếu là quyết định về sự việc thì các điều tiếp theo Điều 1 gồm những nội dung gì và có bao nhiêu điều, thường tùy thuộc vào nội dung của sự việc đó.
Điều cuối của quyết định: quy định về trách nhiệm thi hành quyết định. Ở điều này cần quy định rõ những ai có trách nhiệm thi hành quyết định (cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân)2.
5/5 – (1 bình chọn)