Mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ: Sự khác biệt, nguyên nhân và cách giải quyết

1. Sự khác biệt về nhận thức và tâm lý tạo nên mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ

Sự phát triển của con trong giai đoạn này có thể tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con. Chính sự khác biệt về nhận thức và tâm lý này tạo tiền đề dẫn đến mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ:

1.1 Sự khác biệt trong cách nhìn nhận về hình thức bề ngoài của con cái

Con ở tuổi dậy thì sẽ chọn cách thể hiện cá tính của mình thông qua vẻ ngoài. Ví dụ như, con đeo khuyên tai, trang điểm đậm; cắt tỉa tóc và nhuộm màu theo xu hướng, thậm chí khoác lên mình những bộ đồng phục thiếu vải.

Điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái, nếu cha mẹ muốn con sống giản dị; và truyền thống như cha mẹ.

1.2 Sự khác biệt trong cách nhìn nhận về vấn đề học tập của con

Cha mẹ sử dụng điểm như một thang đo đánh giá sự trưởng thành, sự chăm chỉ trong học tập và tính kỷ luật của con. Mặc dù điểm số không thực sự phản ánh hai đặc điểm đó; nhưng lại là một cơ sở để đánh giá con mỗi khi nhìn sổ đầu bài.

Mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ thường xảy ra khi con không đáp ứng được kỳ vọng điểm của cha mẹ.

1.3 Sự khác biệt trong cách nhìn nhận về quan hệ bạn bè của con

xung đột con cái cha mẹ

Bạn bè là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với trẻ trong độ tuổi dậy thì. Con thích mở rộng quan hệ và giao tiếp với những bạn đồng trang lứa. Vì con cảm nhận được sự tương hợp về lứa tuổi, và về xu hướng sở thích.

Các hoạt động kết bạn, đi chơi, mời bạn đến nhà, đã đánh dấu sự phát triển và hình thành kỹ năng xã hội của con. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ bắt đầu xảy ra khi cha mẹ muốn con kết bạn theo tiêu chuẩn của mình; trong khi con lại không muốn.

1.4 Xung đột về sở thích, hứng thú của con

Sở thích và hứng thú ở tuổi dậy thì của con sẽ giúp con tìm say mê và khám phá tính cách của mình. Lúc này, con sẽ liên tục lựa chọn và thay đổi sở thích của mình, từ âm nhạc, thể thao, thời trang, hay thậm chí là phim ảnh,…

Chính sự hiểu biết, thích khám phá và dần nảy sinh đam mê một loại hình nào đó là một cách để các con phấn đấu và theo đuổi. Tuy nhiên khuyết điểm của con lúc này là chưa biết kiềm chế cảm xúc, và không có khả năng cân bằng thời gian giữa đam mê, học tập và gia đình.

Nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của con trong mắt cha mẹ phải là học tập. Thế là cha mẹ tìm đủ mọi cách đưa con vào khuôn khổ bằng cách nhắc nhở; giám sát; kiểm tra; đôi khi còn la mắng và đòn roi quá sức.

>> Cùng chủ đề: Con lười học thì phải làm sao? Cách dạy con hiệu quả

2. Nguyên nhân mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ

Nguyên nhân mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ

Ngoài những khác biệt gây ra mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ; có một số yếu tố chủ quan khác trực tiếp gây ra xung đột:

2.1 Cha mẹ và con cái có thái độ phòng thủ khi nói chuyện với nhau

Thái độ phòng thủ trong khi nói chuyện là tiền đề dẫn đến nhiều mâu thuẫn giữa con cái và cha mẹ.

Trong suốt quá trình nuôi dưỡng con, cha mẹ nào cũng muốn được chia sẻ; cũng như nghe chia sẻ từ các con. Nhưng điều đó đôi khi không xảy ra, chỉ vì thái độ phòng thủ, giấu kín, không muốn chia sẻ của con. Và rồi, thật đau lòng khi cha mẹ không đặt câu hỏi để thăm dò cảm xúc của con, mà cha mẹ truyền thống Châu Á sẽ muốn đòn roi để con nghe lời.

Kết quả là thái độ phòng thủ của con lại được nâng lên một cấp độ mới, cứng cáp và chắc chắn hơn.

>> Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con