Mẫu mới nhất Quyết định hủy bỏ một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?


Tôi muốn hỏi về mẫu quyết định hủy bỏ một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nếu có sai sót thì ai sẽ có trách nhiệm phát hiện và sửa đổi? Mẫu quyết định hủy bỏ một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:

– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.

– Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Như vậy, thì các cơ quan được quy định trên sẽ có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành.

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định việc sửa đổi một phần quyết định trong xử phạt hành chính như sau:

“Điều 14. Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính

1. Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm đính chính quyết định khi có sai sót về kỹ thuật soạn thảo.

2. Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định nếu quyết định có sai sót, vi phạm mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này và khoản 1 Điều này.

3. Quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định được lưu trong hồ sơ xử phạt.”

Như vậy, người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người có thẩm quyền theo quy định có trách nhiệm sửa đổi một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính nếu quyết định có sai sót.

Mẫu quyết định hủy bỏ một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Thời hạn thực hiện sửa đổi một phần trong xử phạt vi phạm hành chính trong bao lâu?

Mẫu quyết định hủy bỏ một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Thời hạn thực hiện sửa đổi một phần trong xử phạt vi phạm hành chính trong bao lâu?

Thời hạn thực hiện sửa đổi một phần trong xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì thời hạn thực hiện sửa đổi một phần trong xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“Điều 15. Thời hạn thực hiện và nội dung đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định:

a) Thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền ban hành quyết định có sai sót. Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì không thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;

b) Không áp dụng thời hạn trong việc hủy bỏ toàn bộ quyết định đã được ban hành từ ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành mà thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.

2. Không áp dụng thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với các trường hợp sau đây:

a) Quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

b) Có quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;

c) Có kết luận nội dung tố cáo của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo về việc phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;

d) Có bản án, quyết định của Tòa án về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định bị khởi kiện.

3. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này, nếu có căn cứ ban hành quyết định mới, thì người có thẩm quyền phải lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thời hạn ban hành quyết định mới theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính.

4. Quyết định có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả được đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này chỉ được đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần nội dung liên quan đến việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.”

Như vậy, trong trường hợp thuộc quy định sửa đổi một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì thơi hạn được thực hiện như trên.

Mẫu quyết định sửa đổi một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP về mẫu sửa đổi một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Như vậy, mẫu quyết định sửa đổi một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính như trên.