Mẫu hợp đồng xây dựng phổ biến hiện nay

Hợp đồng xây dựng nhà đang ở là một trong những loại hợp đồng hết sức phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Chúng dùng để tiến hành việc thi công hay xây dựng một công trình nào đó. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp mẫu hợp đồng xây dựng chuẩn nhất. Và một số biểu mẫu thông dụng trong hoạt động xây dựng để mọi người tham khảo.

Hợp đồng xây dựng là gì?

Theo Điều 138 Luật Xây dựng 2014:

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự phải được thỏa thuận bằng văn bản. Giữa 2 bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc. Trong toàn bộ các hoạt động đầu tư xây dựng.

Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng bao gồm những điều sau:

  • Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác và không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
  • Đảm bảo đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
  • Phải hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu. Và kết thúc quá trình đã đàm phán hợp đồng;
  • Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong đó phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào mẫu hợp đồng xây dựng. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Phân loại mẫu hợp đồng xây dựng

Theo những tính chất, nội dung công việc cần thực hiện. Hợp đồng xây dựng gồm các loại:

  • Hợp đồng dùng để tư vấn công trình xây dựng;
  • Hợp đồng để thi công xây dựng các công trình;
  • Hợp đồng cung cấp các thiết bị lắp đặt vào công trình;
  • Hợp đồng để thiết kế – mua sắm vật tư. Các thiết bị – thi công, hợp đồng chìa khóa trao tay;
  • Các hợp đồng xây dựng khác.

Mẫu hợp đồng xây dựng phổ biến hiện nay

Mẫu hợp đồng xây dựng

Mẫu hợp đồng xây dựng phổ biến hiện nay

Nguyên tắc ký kết mẫu hợp đồng xây dựng cần lưu ý

Mẫu hợp đồng xây dựng khác với các mẫu hợp đồng xây nhà ở. Thông thường thì các mẫu hợp đồng xây dựng này thường có giá trị lớn nên cần phải đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật. Khi chúng ta ký kết các loại hợp đồng xây dựng phải dựa trên các nguyên tắc:

Nguyên tắc để ký kết hợp đồng

Đầu tiên cần phải đảm bảo hợp đồng cần phải được ký kết dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện giữa hai bên chủ thể. Cơ sở lập phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và không trái với bất kỳ đạo đức nào của xã hội.

Bên chủ thầu cần phải đảm bảo được nguồn tài chính để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng.

Nếu như hợp đồng là các chủ thể liên doanh. Thì các nhà thầu phải có một phụ lục liên doanh kèm theo. Đồng thời trong hợp đồng phải thể hiện được đầy đủ chữ ký của các bên cùng liên doanh và đóng dấu nếu có.

Theo quy định tại Nghị định 37/2015/NĐ – CP cần phải tuân thủ những nguyên tắc 

Đơn vị nhận thầu xây dựng phải đáp ứng những quy định của pháp luật về năng lực hành nghề. Nếu đây hợp đồng là ký kết giữa các đơn vị liên doanh thì cần phải có sự phân chia công việc phù hợp. Còn nếu như là nhà thầu nước ngoài thì cần phải thuê thêm một đơn vị thầu phụ.

Một đơn vị đầu tư có thể ký kết rất nhiều hợp đồng với các nhà thầu phụ khác. Tuy nhiên các mẫu hợp đồng này cần phải đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất với nhau.

Tổng thầu có thể ký kết rất nhiều hợp đồng với các đơn vị nhận thầu phụ. Nhưng tất nhiên phải có sự chấp thuận từ phía chủ đầu tư. Và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các hợp đồng. Đồng thời phải phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.

Mẫu hợp đồng xây dựng phổ biến hiện nay

Nguyên tắc để thực hiện hợp đồng

Bên cạnh nguyên tắc ký kết như trên. Thì tại đây cũng có những quy định về nguyên tắc thực hiện hợp đồng. Mà chúng ta bắt buộc phải thực hiện theo:

  • Các bên chủ thể của hợp đồng bắt buộc thực hiện đúng nghĩa vụ cũng như quyền của mình theo quy định đã kí kết. Cần đảm bảo thực hiện được các quy định về khối lượng phạm vi và thời gian bàn giao.
  • Các chủ thể đã ký kết cần phải có tính hợp tác. Phải trung thực và tuân thủ các quy định theo pháp luật của Việt Nam.
  • Khi thực hiện hợp đồng xây dựng tuyệt đối không được xâm phạm đến lợi ích và quyền của nhà nước. Cũng như của cộng đồng xã hội, của các tổ chức, cá nhân.

Hiệu lực mẫu hợp đồng xây dựng

Để đảm bảo được tính hiệu lực cho các mẫu hợp đồng xây dựng. Cần phải đảm bảo những điều kiện:

  • Các chủ thể ký kết phải có đầy đủ hành vi năng lực dân sự. Cũng như đảm bảo theo quy định của bộ luật dân sự.
  • Cần phải đảm bảo các nguyên tắc ký kết và thực hiện theo mẫu hợp đồng xây dựng.
  • Bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện về năng lực theo quy định của luật xây dựng.
  • Các mẫu hợp đồng xây dựng có hiệu lực từ khi hai bên ký kết. Chấm dứt vào thời điểm hai bên thỏa thuận.

Tính pháp lý trên các mẫu hợp đồng xây dựng

Dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam,hiệu lực hợp đồng có cơ sở pháp lý cao nhất. Kể từ khi hai bên ký kết hợp đồng thì cần phải thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng xảy ra tranh chấp. Phải dựa trên cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề.

Nội dung tranh chấp không có trong hợp đồng sẽ được xử lý theo quy định của các luật liên quan. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giải quyết các vấn đề này. Và cần căn cứ vào nội dung của hợp đồng để thực hiện xử lý. Đồng thời không được phép xâm phạm đến lợi ích và quyền lợi của các bên tham gia.

Mẫu hợp đồng xây dựng phổ biến hiện nay

Vừa rồi chúng tôi đã cung cấp mẫu hợp đồng xây dựng chuẩn nhất hiện nay. Chúc các bạn sẽ có được nhiều công trình trong tương lai.