Mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất 2020 [có file docs]

trong mua bán hàng quá luôn cần Hợp đồng kinh tế nhằm xác định rõ quyền, nghĩa vụ của các bên mua và bán. Tuy nhiên, không phải đơn vị, tổ chức nào cũng hiểu rõ về loại hợp đồng này; thực hiện đúng thao tác, nội dung để thực hiện soạn hợp đồng và các phụ lục đi kèm. Hãy cùng cập nhật mẫu hợp đồng mới nhất trong chia sẻ dưới đây nhé!

Hợp đồng kinh tế là gì?

Hợp đồng kinh tế là một văn bản có sự thỏa thuận và đồng ý giữa hai hoặc nhiều bên hợp tác khác nhau về một vấn đề cụ thể nào đó trong quá trình thực hiện sản xuất, dịch vụ, sản phẩm hay trao đổi hàng hóa… với sự quy định rõ ràng về quyền, nghĩa vụ cụ thể của mỗi bên.

Nó có chức năng và vai trò như một bên trung gian, là cầu nối quan hệ hợp tác giữa các bên chủ thể với nhau. Nó là sản phẩm không thể thiếu, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và sự tồn tại của cả một tổ chức, doanh nghiệp.

Các loại hợp đồng kinh tế

Trong quá trình sản xuất và kinh doanh, các đơn vị đều phải trải qua nhiều hợp đồng khác nhau. Không chỉ có hợp đồng mua bán, thanh toán mà còn phát sinh nhiều mối quan hệ kinh tế khác, trong đó, mỗi một quan hệ kinh tế lại phải thực hiện các bản hợp đồng khác nhau.

Căn cứ vào mục đích và nhu cầu sử dụng cụ thể của các đơn vị hiện nay, hợp đồng kinh tế được phân chia thành nhiều loại khác nhau như:

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán ngoại thương

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Hợp đồng dịch vụ.

Hợp đồng giao nhận thầu trong xây dựng cơ bản

Hợp đồng đặt hàng

Hợp đồng nghiên cứu khoa học – kỹ thuật

Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng liên doanh liên kết

Mẫu hợp đồng kinh tế là gì?

Mẫu hợp đồng kinh tế là bản mẫu, được soạn thảo ra với mục đích giúp các bên mua và bán dễ dàng hơn trong quá trình soạn hợp đồng. Nó chứa đầy đủ thông tin về hợp đồng cơ bản. Bạn có thể dễ dàng soạn thảo hợp đồng dù không thông thạo về các điều khoản. Có nhiều mẫu hợp đồng tuy nhiên tôi sẽ giới thiệu với các bạn mẫu hợp đồng mới nhất năm 2020

Tải mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất hiện nay

Để có thể thực hiện tốt việc soạn thảo các hợp đồng, các bạn có thể căn cứ, dựa vào mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất dưới đây để làm. Lưu ý là mỗi đơn vị có thể thực hiện sửa tên tiêu đề của hợp đồng để phù hợp với nội dung ký kết:

Tải hợp đồng kinh tế bản docs tại đây

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–

HỢP ĐỒNG ĐỒNG KINH TẾ

SỐ: ……./HĐMB

V/v Mua bán hàng hóa, cung cấp vật tư vật liệu………

– Căn cứ vào Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

– Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005.

– Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên;

Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm 20…, tại trụ sở chính CÔNG TY ……

Địa chỉ: ……………………………………………………

A/ Đại diện bên A:

Bên mua : …………………………………………..………

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………

MST: …………..……Điện thoại:………………………

Đại diện : (Ông/Bà) …………………………………… Chức vụ: Giám đốc

B/ Đại diện bên B:

Bên mua : …………………………………………..……

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………

MST: …………………… Điện thoại: …………………

Đại diện: (Ông/Bà) …………….. Chức vụ: Giám đốc

Hai bên cùng nhau bàn bạc thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế với những điều khoản sau:

Điều 1: NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Bên B đồng ý giao cho bên A :

Số thứ tự Tên hàng Đơn vị Số lượng Đơn giá

(VNĐ)

Giá trước thuế (VNĐ) Giá sau thuế

(VNĐ)

1.
2.
3.
Cộng
Bằng chữ:

ĐIỀU 2: PHƯƠNG THỨC VÀ TIẾN ĐỘ THANH TOÁN

  1. Phương thức thanh toán: Thanh toán tiền mặt
  2. Đồng tiền thanh toán: Đồng Việt Nam
  3. Tiến độ thanh toán:

+ Bên A sẽ tạm ứng cho Bên B 60% giá trị Hợp đồng trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày Bên A nhận được đề nghị tạm ứng của Bên B.

+ Bên A sẽ thanh toán 40 % giá trị khối lượng đợt giao hàng tương ứng cho Bên B trong vòng 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hàng hóa và hồ sơ thanh toán hợp lệ từ Bên B.

Hồ sơ thanh quyết toán bao gồm:

– Giấy đề nghị thanh toán của Bên B gửi cho Bên A.

– Hóa đơn thông thường hợp lệ;

– Biên bản giao nhận hàng hóa có xác nhận của Hai bên;

– Bảng tổng hợp khối lượng và giá trị hàng hóa được giao.

– Biên bản nghiệm thu chất lượng sản phẩm sau thời gian bảo hành.

ĐIỀU 3. CHẤT LƯỢNG VÀ CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT

  1. Bên B cung cấp cây theo đúng thời gian yêu cầu đã được Hai bên thống nhất. Vật tư cung cấp đúng yêu cầu tại Điều 3 của Hợp đồng.
  2. Trong trường hợp cần phải thay thế bất cứ hàng hóa nào không đúng theo thỏa thuận quy định tại Điều 3 của hợp đồng thì Bên yêu cầu thay thế phải thông báo trước cho Bên kia về lý do, Bên B sẽ thay thế mặt hàng có quy cách, chất lượng, giá trị tương đương hoặc tốt hơn sản phẩm ban đầu. Mọi sự thay đổi phải được sự chấp thuận của hai bên.

ĐIỀU 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

  1. Thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định của Hợp đồng này;
  2. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để Bên B hoàn thành công việc đúng thời hạn;
  3. Cử người giám sát việc giao nhận hàng hóa, xác nhận biên bản giao hàng hóa với số lượng, khối lượng theo thực tế hàng được giao tại thời điểm giao hàng;
  4. Bên A có quyền từ chối nhận hàng nếu phát hiện Bên B cung cấp hàng hóa không theo đúng thỏa thuận của Hai bên tại Điều 3, bao gồm và không loại trừ việc bảo đảm số lượng, chất lượng được Hai bên thỏa thuận;
  5. Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trong Hợp đồng này và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

ĐIỀU 5. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

  1. Cam kết là chủ sở hữu hợp pháp của các hàng hóa nêu trên. Bảo đảm cho Bên A được miễn trừ mọi trách nhiệm pháp lý và đảm bảo có chức năng kinh doanh ngành nghề theo quy định pháp luật;
  2. Bên B cam kết cung cấp hàng hóa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo quy định tại Điều 3 của Hợp đồng. Trong quá trình bàn giao hàng hóa dưới sự xác nhận của hai bên, nếu phát hiện bên B cung cấp hàng hóa không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng theo quy định tại Điều 3 của Hợp đồng, thì bên B sẽ có trách nhiệm thay thế bằng hàng mới 100% và phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo quy định tại Điều 3 mà không tính thêm chi phí phát sinh.
  3. Giao hàng cho Bên A đảm bảo thời gian đúng theo tiến độ quy định tại Điều 2 Hợp đồng này;
  4. Có trách nhiệm lập đầy đủ các hồ sơ liên quan đến việc nghiệm thu khối lượng, bàn giao, thanh toán khi Bên A yêu cầu;
  5. Chịu trách nhiệm hoàn toàn và không giới hạn những tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thực hiện công việc của Bên B cho đến khi hàng hóa bàn giao cho Bên A;
  6. Chịu trách nhiệm hoàn toàn và không giới hạn đối với những rủi ro xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa cho Bên A;
  7. Không được chuyển nhượng Hợp đồng hoặc một phần Hợp đồng này cho một bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của Bên A;
  8. Cung cấp hóa đơn tài chính hợp pháp theo quy định cho Bên A;
  9. Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trong Hợp đồng này và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

ĐIỀU 6. BẤT KHẢ KHÁNG

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, bão, lũ lụt, lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh,… và các thảm họa khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Khi có sự cố xảy ra, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng cũng phải có nghĩa vụ thông báo cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong vòng 07 (bảy) ngày ngày khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

ĐIỀU 7. VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

  1. Trường hợp Bên A quá hạn thanh toán theo quy định tại Khoản 4.3 Điều 4 của Hợp đồng này thì Bên A phải chịu thêm lãi suất tính theo mức lãi suất cho vay có kỳ hạn 12 tháng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) quy định tại thời điểm chậm thanh toán, tính trên số tiền và thời gian chậm thanh toán.
  2. Nếu Bên B chậm giao hàng so với tiến độ nêu tại khoản 2.1 Điều 2 thì Bên B phải chịu phạt với số tiền tương ứng 0,2% (không phẩy hai phần trăm) giá trị Hợp đồng tính trên 01 (một) ngày chậm trễ giao hàng.

ĐIỀU 8. ĐIỀU KHOẢN CHUNG

  1. Các Bên, đại diện của các Bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung, điều khoản đã thoả thuận trong Hợp đồng; không Bên nào được đơn phương sửa đổi nội dung Hợp đồng. Mọi bổ sung, sửa đổi các điều khoản của Hợp đồng phải được Hai bên thống nhất bằng văn bản hoặc Phụ lục Hợp đồng;
  2. Nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng có khó khăn, trở ngại thì Hai bên bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác và tôn trọng. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, nếu Hai bên không đạt được thỏa thuận thì Hai bên thống nhất đưa vụ việc ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Đồng thời trong thời gian tranh chấp đang được giải quyết thì Các bên phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này – ngoại trừ vấn đề đang tranh chấp;
  3. Khi hai bên đã thực hiện đầy đủ các điều khoản quy định trong hợp đồng thì hợp đồng này mặc nhiên được thanh lý.
  4. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký và được lập thành 02 (hai) bản, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

 

Nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng kinh tế là gì?

Mẫu hợp đồng kinh tế là một trong những văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức, công ty và doanh nghiệp. Chính vì vậy mà khi soạn thảo hợp đồng kinh tế, mỗi đơn vị phải lưu ý về các nội dung trong hợp đồng sao cho chính xác, rõ ràng; có đầy đủ những quy định, điều khoản, cam kết và quyền lợi của các bên tham gia.

Trong một hợp đồng kinh tế, nội dung phải có đầy đủ các thông tin:

–        Tên hợp đồng: Dựa vào sự phân loại các loại hợp đồng kinh tế được nêu ở trên mà đơn vị điền đầy đủ tên của hợp đồng.

–         Ngày tháng năm diễn ra ký kết hợp đồng giữa hai bên.

–         Chủ thể hợp đồng kinh tế, gồm cả bên bên mua và bên bán. Đầy đủ tên doanh nghiệp, mã số thuế doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp.

–         Người đại diện là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng hoặc được ủy quyền ký hợp đồng.

–         Đối tượng hợp đồng kinh tế.

–       Hàng hóa ghi rõ ràng và chính xác thông tin tên gọi của loại hàng hóa về chủng loại, số lượng, mẫu mã, chất lượng, màu sắc, kích cỡ.  Giá trị hàng hóa đã tính thuế hay chưa và các chứng từ liên quan đến hàng hóa như hợp đồng, hướng dẫn sử dụng, bảo hành….

–        Giao hàng ghi rõ ràng về  thời gian, thời điểm nhận hàng hóa và phí vận chuyển hàng hóa.

–         Thanh toán: Phải có những thông tin về phương thức thanh toán, chiết khấu, đặt cọc và thời hạn thanh toán.

–         Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng ghi rõ mức tiền phạt, tiền bồi thường và trách nhiệm của 2 bên nếu có  vi phạm hợp đồng. Nếu một trong hai bên không tuân thủ theo các điều khoản, quy định đã ghi trong hợp đồng thì sẽ thực hiện theo các điều điều khoản còn lại.

–     Với các điều khoản giải quyết tranh chấp phải nêu rõ nếu có.

–      Địa điểm, thời hạn và cách thực hiện hợp đồng kinh tế chính là thời hạn thanh lý hợp đồng phải ghi rõ, cụ thể, gồm tất cả hiệu lực của hợp đồng.

Lưu ý cần biết khi soạn thảo mẫu hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các buổi đàm phán, để 2 bên tiến hành trao đổi và thương lượng. Nếu thực hiện tốt các bước soạn thảo hợp đồng kinh tế, coi như bạn đã nắm trong tay 50% tỷ lệ thành công.

Văn bản pháp lý quy định về hợp đồng

Lựa chọn văn bản pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ký kết hợp đồng. Hợp đồng phải dựa trên một hay nhiều văn bản pháp luật để nếu về sau có xảy ra tranh chấp phát sinh thì văn bản đó là cơ sở pháp lý để áp dụng và giải quyết.

Đại diện ký kết hợp đồng

Đối với các doanh nghiệp, việc thực hiện ký kết hợp đồng thường có người đại diện thực hiện. Theo pháp luật hiện nay thì có 1 loại đại diện có thể thực hiện ký kết hợp đồng, đó là đại diện đương nhiên theo pháp luật và đại diện uỷ quyền theo pháp luật.

Theo Luật Doanh nghiệp (2005) thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là người đại diện; đối với CTY TNHH một thành viên hay có từ hai thành viên trở lên, CTCP thì người đại diện là tổng giám đốc, trường hợp công ty có CTY hội đồng thành viên,CTY hội đồng quản trị thì là CTY hội đồng thành viên, CTY hội đồng quản trị là người đại diện. Đối với CTY hợp danh thì người đại diện là các thành viên hợp danh.

Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng

Điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng rất quan trọng, nó có ý nghĩa bảo vệ lợi ích cho bên bị vi phạm. Tuy nhiên biện pháp phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng khi tổng mức phạt do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 8% giá trị  hợp đồng.

Hợp đồng kinh tế là sản phẩm của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của mỗi đơn vị kinh tế và là cầu nối giữa kế hoạch kinh doanh với quan hệ thị trường. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có thể tự soạn thảo hợp đồng kinh tế một cách hoàn hảo nếu không có mẫu hợp đồng và mẫu phụ lục hợp đồng kinh tế.  Hy vọng sau khi tham khảo mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất hiện nay và các chia sẻ cụ thể về hợp đồng kinh tế, các bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết và kinh nghiệm để soạn thảo được hợp đồng kinh tế đúng chuẩn và phù hợp nhất, phục vụ cho mục đích công việc.

Tải hợp đồng kinh tế bản docs