Mẫu hợp đồng dịch vụ du lịch chi tiết đầy đủ nhất 2020

Hiện nay, hoạt động du lịch nội địa cũng như quốc tế ngày càng sôi động kéo theo sự ra đời của hàng loạt các tổ chức, công ty du lịch. Để được cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập, đòi hỏi các tổ chức, công ty này phải đáp ứng được những điều diện khắt khe, cụ thể về cung cấp dịch vụ du lịch lữ hành. Khi khách hàng có nhu cầu cung cấp dịch vụ du lịch, giữa công ty và du khách cần ký hợp đồng dịch vụ du lịch. Vậy hợp đồng dịch vụ du lịch là gìmẫu hợp đồng dịch vụ du lịch được dùng khi nào? Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục thành lập hợp đồng dịch vụ du lịch và cần lưu ý gì khi soạn thảo hợp đồng này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài nội dung cơ bản liên quan đến hợp đồng dịch vụ du lịch.

[download id=”5155″]

Hợp đồng dịch vụ du lịch là gì và được dùng khi nào?

Hợp đồng dịch vụ du lịch (còn gọi là hợp đồng lữ hành) là văn bản được thành lập một cách tự nguyện trên cơ sở thoả thuận các điều khoản giữa doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và khách du lịch về việc thực hiện các chương trình du lịch.

Thông thường, các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch lữ hành sẽ soạn thảo sẵn một mẫu hợp đồng khi khách hàng có yêu cầu đi tour. Phía khách du lịch chỉ cần xem lại và thỏa thuận điều chỉnh nội dung nếu thấy chưa hợp lý.

Mẫu hợp đồng này được thành lập trên cơ sở nhu cầu của du khách và khả năng cung cấp của công ty du lịch, các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng này cần cụ thể, chi tiết về số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian cũng như quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan. Lưu ý, những nội dung cụ thể của một hợp đồng dịch vụ du lịch phải tuân theo quy định cụ thể tại Điều 52, Luật Du lịch năm 2005.

Hợp đồng dịch vụ du lịch

Dịch vụ du lịch

Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục thành lập hợp đồng dịch vụ du lịch?

Việc soạn thảo các nội dung trong hợp đồng dịch vụ du lịch phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Đó chính là điều kiện cần và đủ để một hợp đồng dịch vụ du lịch được công nhận là hợp pháp. Cụ thể như sau:

Quy định về hợp đồng lữ hành

Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng lữ hành là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và đơn vị có nhu cầu du lịch, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch.

Thứ hai, hợp đồng lữ hành phải được lập thành văn bản.

Thứ ba, nội dung của hợp đồng lữ hành cần:

  • Ghi chi tiết các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả dịch vụ, thời gian tiến hành, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch;
  • Ghi rõ giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
  • Ghi cụ thể các điều khoản liên quan đến loại trừ trách nhiệm của cả hai bên, bồi thường, giảm giá trong các trường hợp bất khả kháng, không mong muốn;
  • Ghi rõ các thỏa thuận liên quan đến việc thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ hợp đồng;
  • Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch trong tour nếu gặp rủi ro, tai nạn.

Quy định về hợp đồng đại lý lữ hành

Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng đại lý lữ hành là bên giao đại lý (là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành) và bên nhận đại lý (là tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành).

Thứ hai, hợp đồng đại lý lữ hành cũng cần phải được lập thành văn bản.

Thứ ba, nội dung chính trong hợp đồng đại lý lữ hành cần đảm bảo:

  • Ghi rõ tên, địa chỉ của bên giao đại lý lữ hành và bên nhận đại lý lữ hành;
  • Ghi đầy đủ các thông tin về chương trình du lịch, giá bán cho đại lý, mức hoa hồng đại lý, thời điểm thanh toán;
  • Ghi chi tiết điều khoản về quyền và trách nhiệm của các bên;
  • Ghi rõ thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đại lý lữ hành được ký.

 Khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra thì công ty xuất trình:

  • Giấy đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động có hiệu lực;
  • Hợp đồng du lịch, hợp đồng lữ hành hợp lệ giữa công ty và khách du lịch.
  • Nếu tour có hướng dẫn viên, thuyết minh viên đi kèm thì các hướng dẫn viên, thuyết minh viên đó phải xuất trình thẻ hướng dẫn viên, giấy chứng nhận thuyết minh viên.

Những điểm cần lưu ý trong hợp đồng dịch vụ du lịch

Phần đầu hợp đồng

– Ghi đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ.

– Ghi rõ tên hợp đồng du lịch; số hiệu hợp đồng;

– Ghi rõ các căn cứ lập hợp đồng dịch vụ du lịch: Bộ Luật dân sự, Luật du lịch, khả năng và nhu cầu của hai bên.

– Ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm các bên ký hợp đồng du lịch.

mẫu hợp đồng dịch vụ du lịch

nội dung mẫu hợp đồng du lịch

Phần nội dung chính hợp đồng

* Thông tin các bên tham gia ký biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ du lịch

– Nếu du khách là cá nhân hoặc đại diện nhóm du khách thì ghi rõ: Họ và tên; năm sinh; số Chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ; số điện thoại, emai;

– Nếu là tổ chức, doanh nghiệp thì ghi rõ: Tên tổ chức, doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; mã số doanh nghiệp; mã số thuế; điện thoại, email, website; số tài khoản ngân hàng, tên ngân hàng; họ tên, chức vụ, năm sinh, điện thoại, email, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp.

* Các nội dung thống nhất trong hợp đồng dịch vụ du lịch

Nội dung hợp đồng:

+ Địa điểm, thời gian, cung đường tour; ghi rõ chi tiết lịch trình theo ngày (thời gian, hoạt động);

+Tổng số lượng khách là bao nhiêu (phải đính kèm danh sách du khách chi tiết);

+ Ghi rõ dịch vụ bao gồm những gì, giá cả bao nhiêu (tính theo người, phòng, xe…):

  • Phương tiện vận chuyển;
  • Phòng khách sạn;
  • Vé tham quan;
  • Chi phí ăn uống

+ Thời gian, địa điểm đón và trả khách là mấy giờ, ở đâu.

– Giá trị hợp đồng và hình thức thanh toán:

+ Ghi rõ tổng giá trị tạm tính của hợp đồng là bao nhiêu tiền bằng số và chữ.

+ Ghi rõ thực hiện thanh toán dưới hình thức nào: tiền mặt hay chuyển khoản, một lần hay theo đợt, thời gian thanh toán cụ thể, giá trên đã bao gồm thuế hay chưa?

– Điều khoản về thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng du lịch:

+ Thỏa thuận giải quyết trong trường hợp nếu có thay đổi về thời gian sớm hoặc muộn hơn so với hợp đồng;

+ Thỏa thuận giải quyết trong trường hợp thay đổi về số lượng thành viên trong đoàn, tăng hoặc giảm;

+ Thỏa thuận giải quyết trong trường hợp thay đổi dịch vụ sử dụng, thêm hoặc bớt;

+ Thỏa thuận giải quyết trong trường hợp trường hợp huỷ hợp đồng, hủy tour du lịch thì tính mức phí đền bù thế nào? 

– Điều khoản về trách nhiệm của các bên ký hợp đồng du lịch

+ Công ty du lịch: Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng, đảm bảo an toàn cho du khách trong suốt tour, cung cấp bảo hiểm du lịch cho khách trước khi khởi hành.

+ Khách du lịch: Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng, cung cấp thông tin cá nhân du khách chính xác; chấp hành các yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong quá trình tham quan, thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho công ty du lịch theo thỏa thuận.

– Điều khoản về miễn trừ trách nhiệm của các bên ký hợp đồng du lịch

+ Đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ không chịu trách nhiệm trước những rủi ro do du khách không thực hiện đúng theo cam kết trong hợp đồng: không tuân thủ quy định về an toàn, sử dụng dịch vụ ngoài cam kết, rời bỏ đoàn khi đang tham gia tour, lỗi do bên thứ ba gây ra;

+ Hai bên sẽ cùng nhau thương lượng giải quyết trong các trường hợp bất khả kháng: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh…

– Điều khoản về giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình du lịch

Ghi rõ thương lượng, đền bù hay khởi kiện trong các trường hợp cụ thể.

Phần cuối hợp đồng

– Ghi rõ hợp đồng du lịch được lập thành mấy bản, mỗi bản có mấy trang, giao cho ai giữ, bao nhiêu bản.

– Bên công ty du lịch và khách du lịch cùng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng.

Dưới đây, chúng tôi cung cấp cho các bạn cùng tham khảo mẫu hợp đồng dịch vụ du lịch mới nhất hiện nay.

[download id=”5155″]