Mẫu Hợp đồng đào tạo mới nhất năm 2021 như thế nào?
Hình thức liên kết đào tạo hoặc tổ chức đào tạo cho người lao động trước khi ký kết hợp đồng lao động chính thức là hình thức rất phổ biến hiện nay. Và việc ký kết hợp đồng đào tạo được coi là bước quan trọng để các bên xác định nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi, mối quan hệ ràng buộc với nhau trong việc thực hiện hợp đồng.
Trong phạm vi bài viết dưới đây, cùng chúng tôi tìm hiểu các quy định liên quan đến hợp đồng đào tạo mới nhất và các mẫu hợp đồng đào tạo, hợp đồng liên kết đào tạo.
>>> Tham khảo: Các mẫu hợp đồng cộng tác viên mới nhất
Hợp đồng đào tạo là gì?
Hợp đồng đào tạo là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động trong trường hợp người lao động được đào tạo để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, có thể theo hình thức đào tạo trong nước hoặc được đào tạo tại nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, bao gồm kể cả kinh phí đào tạo do đối tác tài trợ của người sử dụng lao động.
Người lao động và đơn vị người sử dụng lao động có thể thỏa thuận kí kết hợp đồng đào tạo trước khi giao kết hợp đồng lao động hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động hoặc các bên chỉ kí kết hợp đồng đào tạo với mục đích tham gia học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề.
Trên thực tế, tùy thuộc vào ý chí, mục đích của các chủ thể, hợp đồng đào tạo có thể được gọi với các tên gọi khác nhau như: Hợp đồng đào tạo nghề; hợp đồng liên kết đào tạo; hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp; hợp đồng học việc; hợp đồng tập nghề.
>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất
Các mẫu hợp đồng đào tạo mới nhất
+ Hợp đồng đào tạo nghề
Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật lao động năm 2012 có nêu rõ người học nghề phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi là phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu; hai bên phải thực hiện ký kết hợp đồng đào tạo nghề, hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Trong thời gian học nghề, tập nghề, người lao động và đơn vị người sử dụng lao động phải thực hiện ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện của Bộ luật này. Đồng thời, người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động được tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Quý độc giả có thể tham khảo mẫu hợp đồng đào tạo nghề dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm ……
HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ
(Hợp đồng số: …………..)
Căn cứ điều 61 Bộ luật lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn của Bộ luật lao động năm 2012;
Căn cứ Điều lệ công ty ………….
Căn cứ Quy chế đào tạo của Công ty ……………………
Căn cứ nhu cầu và thỏa thuận của hai bên,
Chúng tôi, một bên là:
Người sử dụng lao động: … (sau đây gọi tắt là bên A)
Đại diện theo pháp luật: ………………….. Chức vụ: Giám đốc
Quốc tịch: Việt Nam
Số điện thoại: ………………………………………………………………………..
Fax: ………………………………………………………………………………….
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………
Và:
Người lao động: … (sau đây gọi tắt là bên B)
Quốc tịch: ………………………………. Ngày sinh: ………………………………
Số chứng minh nhân dân: ……………… ngày cấp ………………. Nơi cấp ………
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………..
Số điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………..
Cùng thỏa thuận ký kết hợp đồng đào tạo nghề và cam kết thực hiện đúng những điều khoản sau đây:
Điều 01. Công việc được đào tạo: …
Điều 02. Nơi đào tạo:
Phòng/Bộ phận: ………. Tại nhà máy sản xuất của Công ty ……… tại địa chỉ …………………………………………………………………………….
Điều 03. Thời gian đào tạo: ….. ngày
Cụ thể từ ngày …….. đến ngày …….. năm …………
– Từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần. Hai bên công nhận và đồng ý rằng, ngày học nghề có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của công việc và quyết định của Công ty. Trong trường hợp có sự thay đổi về thời gian học nghề, Công ty sẽ có trách nhiệm thông báo với người lao động ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày thay đổi.
– Thời gian đào tạo học nghề hàng ngày:
+ Buổi sáng: từ 8h00 đến 12h00;
+ Buổi chiều: Từ 13h00 đến 17h00.
– Thời gian nghỉ ngơi: Ngày chủ nhật và Lễ Tết theo quy định của Luật lao động.
Điều 04. Nghĩa vụ và quyền lợi của người học nghề đào tạo
- Nghĩa vụ:
– Chấp hành đúng nội quy, quy chế của Công ty và quy định của pháp luật;
– Thực hiện các công việc đào tạo học nghề theo hướng dẫn của người phụ trách dạy việc.
– Bồi thường vi phạm và vật chất: theo quy định của công ty và của Luật lao động.
- Quyền lợi:
– Người học việc được công ty phân công người phụ trách hướng dẫn công việc và phân công công việc.
– Người học việc được trả lương học việc: …………………………………….
– Thời hạn trả lương: tiền lương được chi trả 01 lần/tháng vào ngày … hàng tháng, trong trường hợp ngày 15 hàng tháng là ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì ngày chi trả lương sẽ được chuyển sang ngày kế tiếp sau đó.
Điều 05. Nghĩa vụ và quyền lợi của người sử dụng lao động
- Nghĩa vụ:
– Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được học nghề và làm việc;
– Thanh toán các khoản lương cho người học nghề trong thời gian học nghề theo thỏa thuận của Công ty.
- Quyền hạn.
Công ty có quyền kỷ luật và chấm dứt hợp đồng với các trường hợp người học nghề vi phạm hợp đồng theo quy định pháp luật.
Điều 06. Thỏa thuận khác
– Người học nghề không phải trả học phí học việc cho Công ty.
– Không có ràng buộc yêu cầu phải làm việc cho công ty sau khi hết thời gian học nghề.
– Kết thúc thời gian đào tạo học nghề: Nếu người học nghề có tinh thần, thái độ, trách nhiệm và hoàn thành tốt công việc sẽ được Công ty xem xét ký hợp đồng chính thức.
Điều 07. Điều khoản thi hành
Hợp đồng đào tạo nghề được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị như nhau.
Hợp đồng đào tạo nghề có hiệu lực từ ngày bắt đầu hợp đồng.
NGƯỜI HỌC VIỆC NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng mới nhất
+ Hợp đồng liên kết đào tạo
Hợp đồng liên kết đào tạo là một trong những loại hợp đồng được kí kết giữa các bên liên kết nhằm xác định nghĩa vụ và quyền lợi mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Trên thực tế, đơn vị liên kết đào tạo thường là trường trực tiếp tham gia liên kết đào tạo nghề với vai trò là đơn vị hợp tác, hỗ trợ các điều kiện để thực hiện hoạt động liên kết đào tạo.
Quý độc giả có thể tham khảo mẫu hợp đồng liên kết đào tạo giáo dục giữa đơn vị giáo dục của Việt Nam với một đơn vị giáo dục nước ngoài dưới đây của chúng tôi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày … tháng … năm 2020
HỢP ĐỒNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật giáo dục và đào tạo ………………………………………………………….
Căn cứ Nghị định số …………………………………………………………………………
Căn cứ Thông tư số ………………………………………………………………………….
Căn cứ nhu cầu và thỏa thuận của hai bên,
Chúng tôi gồm có:
Bên A (Việt Nam): …
Tên cơ sở giáo dục đào tạo: …………………………………………………………
Đại diện được ủy quyền: ……………………………….. Chức vụ: ………………..
Địa chỉ:
Điện thoại: ……………. Fax: ………………….. E-Mail: …………………………
Lĩnh vực đang hoạt động trong ngành giáo dục: ……………………………………
Số giấy phép thành lập (hoặc Quyết định thành lập): ……………………………….
Và:
Bên B (nước ngoài): …
Tên cơ sở giáo dục đào tạo: …………………………………………………………
Đại diện được ủy quyền: ………………………….. Chức vụ: ……………………..
Quốc tịch: ……………………………………………………………………………
Hộ chiếu: ………………. Nơi cấp …………… thời hạn sử dụng: ………………..
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………
Lĩnh vực đang hoạt động trong giáo dục: ……………………………………………
Số giấy phép kinh doanh (hoặc Quyết định thành lập): ………………………………………
Ngày cấp: ……… Do cơ quan cấp: …………………………………………….
Cùng thỏa thuận ký kết hợp đồng liên kết đào tạo và cam kết thực hiện đúng những điều khoản sau đây:
Điều 01. Mục tiêu liên kết đào tạo: …
Điều 02. Địa điểm thực hiện đào tạo liên kết.
Hoạt động liên kết được đào tạo tại: ………………………………………………
Điều 03. Trách nhiệm của các bên trong việc góp vốn thực hiện liên kết đào tạo.
– Bên A (Việt Nam) góp bằng …………………………………………………
– Bên B (nước ngoài) góp bằng ……………………………………………….
Nếu tại thời điểm đóng góp vốn thực hiện liên kết đào tạo những giá trị đóng góp có sự thay đổi với giá trị hiện tại thì các bên liên kết thực hiện thỏa thuận áp dụng thay đổi đó.
Điều 04. Nghĩa vụ, quyền lợi của các bên khi thực hiện liên kết đào tạo
Bên A (Việt Nam): ………………………………………………………………….
Bên B (Nước ngoài): ………………………………………………………………..
Điều 05. Cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra
Các bên có thể thỏa thuận về nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên trong quá trình thực hiện giám sát, thanh tra, kiểm tra.
Điều 06. Nghĩa vụ tài chính của các bên
(Ghi rõ các nghĩa vụ tài chính)
Điều 07. Thỏa thuận khác
– Hợp đồng liên kết đào tạo này có thể được thỏa thuận chấm dứt trước thời hạn ghi trong hợp đồng;
– Khi hợp đồng liên kết hết hạn, các bên thỏa thuận về việc thanh lý tài sản dựa trên quyền lợi, trách nhiệm, đóng góp của mỗi bên trong hợp đồng liên kết;
– Tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng liên kết hoặc các vấn đề phát sinh từ hợp đồng sẽ được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp các bên không tự thỏa thuận giải quyết được, vấn đề sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân
Điều 08. Điều khoản thi hành.
– Hợp đồng liên kết đào tạo được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị như nhau.
– Hợp đồng liên kết đào tạo có hiệu lực từ ngày bắt đầu hợp đồng.
ĐẠI DIỆN (Bên A) ĐẠI DIỆN (Bên B)
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
+ Hợp đồng đào tạo nghề tại doanh nghiệp
Cũng giống như hợp đồng đào tạo nghề, trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về việc ký kết hợp đồng đào tạo nghề trực tiếp tại doanh nghiệp, có thể tham khảo nội dung và hình thức mẫu đơn Hợp đồng đào tạo nghề như trên.
Trong các điều khoản ở phần nội dung, các bên có thể thỏa thuận sửa đổi một số điều khoản để phù hợp với công việc được đào tạo, tuy nhiên vẫn phải đáp ứng các nội dung theo quy định tạị khoản 2, Điều 62 Bộ luật lao động năm 2012.
Trên đây là thông tin và các vấn đề liên quan đến hợp đồng đào tạo mới nhất theo quy định mà chúng tôi muốn cung cấp đến Quý độc giả để tham khảo. Nếu còn bất cứ vấn đề gì cần được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp đến Tổng đài tư vấn pháp lý 1900 6560.
>>> Tham khảo: Tổng hợp mẫu phụ lục hợp đồng mới nhất