Mẫu đơn xin hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo 2020 mới nhất

Phụ cấp thâm niên nhà giáo là một trong những chính sách ưu đãi dành cho các thầy cô giáo có thâm niên gắn bó với nghề, nhằm khuyến khích họ gắn bó lâu dài hơn với công việc mà mình đã chọn. Phụ cấp thâm niên cho nhà giáo cũng là một trong những chế độ phụ cấp thuộc về quyền lợi của giáo viên. Vậy pháp luật quy định thế nào về xét hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo? Đơn xin hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo được dùng khi nào và cách viết đơn này ra sao? Dưới đây, EVBN xin trình bày một vài vấn đề liên quan đến phụ cấp thâm niên nhà giáo.

[download id=”4951″]

Những quy định về xét hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

Cùng với các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương và các chế độ khuyến khích khác, phụ cấp thâm niên là một trong những chế độ phụ cấp được ghi nhận rõ trong hợp đồng lao động. 

Theo quyết định của Chính phủ tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP, ban hành ngày 04 tháng 07 năm 2011, đã đưa ra những quy định cụ thể về chế độ phụ cấp thâm niên dành cho nhà giáo.

Một là, quy định về đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

– Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo là các thầy cô giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập, đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

– Đối tượng không được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo là các thầy cô giáo làm việc theo chế độ hợp đồng, không thông qua Hội đồng tuyển dụng, chưa thực hiện chế độ tập sự theo quy định hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng hàng năm.

Hai là, quy định về thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

– Nhà giáo chỉ được tính hưởng phụ cấp thâm niên khi có thời gian giảng dạy, giáo dục liên tục hoặc cộng dồn đủ 5 năm.

– Thời gian nhà giáo được tính hưởng phụ cấp thâm niên bao gồm cả thời gian giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục và thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác cộng dồn lại.

– Thời gian nhà giáo không được tính hưởng phụ cấp thâm niên bao gồm:

  • Thời gian tập sự, thời gian thử việc, thời gian ký kết hợp đồng làm việc lần đầu tiên;
  • Thời gian nhà giáo xin nghỉ việc vì lý do riêng và không hưởng lương liên tục từ thời gian1 tháng trở lên;
  • Thời gian nhà giáo nghỉ vì lý do ốm đau hay thai sản vượt quá thời hạn mà Luật Bảo hiểm xã hội quy định;
  • Thời gian nhà giáo vi phạm pháp luật bị tạm đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác điều tra, truy tố, xét xử;
  • Thời gian đi bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ hoặc đi làm chuyên gia, thực tập sinh, nghiên cứu sinh từ 1 năm trở lên mà không tham gia giảng dạy, giáo dục ở cơ sở.
xét hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

Quy định về trợ cấp thâm niên giáo viên

Ba là, quy định về mức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

– Thầy cô giáo có giáo đủ 5 năm liên tục hoặc cộng dồn giảng dạy, giáo dục sẽ được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên với mức hưởng bằng 5% của tổng mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung;

– Từ các năm sau trở đi (sau 5 năm), mỗi năm phụ cấp thâm niên được tính tăng thêm 1%.

Như vậy cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên  hàng tháng như sau:

Số tiền

PCTN

 

=

 

Hệ số lương + Hệ số PCCVLĐ, PCTN vượt khung x  

Mức lương tối thiểu chung

 

x

Mức % PCTN được hưởng

PCTN: Phụ cấp thâm niên

PCCVLĐ: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Phụ cấp thâm niên cũng như phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Đơn xin hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo được dùng khi nào?

Đơn xin hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo là văn bản do nhà giáo soạn thảo ra và gửi tới Hội đồng xét hưởng Phụ cấp thâm niên của trường và  Hội đồng xét hưởng Phụ cấp thâm niên cấp huyện, đề xuất về việc xét duyệt cho mình được hưởng phụ cấp thâm niên theo đúng quy định.

Đơn xin hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cần trình bày rõ thông tin cá nhân, thông tin liên quan đến đơn vị, thời gian công tác và nêu rõ lý do, đề nghị được xét hưởng phụ cấp thâm niên. Đơn xin hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo dùng cho nhà giáo lần đầu đề nghị xét hưởng phụ cấp thâm niên. Từ những năm sau, khi mức phụ cấp thâm niên tăng lên thì các thầy cô sẽ viết Đơn đề nghị nâng mức phụ cấp thâm niên.

Cách viết Đơn xin hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo như thế nào?

Phần đầu đơn

– Ghi đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ; địa điểm, ngày tháng năm viết Đơn xin hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

– Tên đơn: Đơn đề nghị hưởng phụ cấp thâm niên.

mẫu Đơn xin hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

Phần nội dung chính đơn

– Kính gửi: Ghi rõ tên Hội đồng xét hưởng phụ cấp thâm niên cấp trường, cấp huyện.

– Thông tin nhà giáo viết Đơn đề nghị hưởng phụ cấp thâm niên:

  • Họ và tên;
  • Ngày tháng năm sinh;
  • Đơn vị công tác (ghi rõ tên trường, trung tâm, học viện);
  • Chức vụ lãnh đạo trong đơn vị: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Giám đốc…
  • Năm được tuyển dụng vào ngành giáo dục;
  • Ghi rõ hệ số lương, hệ số phụ cấp chức vụ tại thời điểm viết đơn (ghi rõ tháng/ năm).

– Nhà giáo viết đơn trình bày rõ căn cứ viết Đơn đề nghị hưởng phụ cấp thâm niên:

  • Luật Giáo dục, Nghị định Chính Phủ;
  • Công văn của hướng dẫn thực hiện việc hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo của Phòng (Sở) Giáo dục và đào tạo (ghi rõ số công văn, ngày tháng năm ban hành);
  • Bản thân nhà giáo luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỷ luật.

– Nhà giáo viết đơn ghi rõ đề nghị Hội đồng xét hưởng phụ cấp thâm niên cấp trường, cấp huyện xét hưởng phụ cấp thâm niên cho mình; ghi rõ thời gian đề nghị để tính để hưởng phụ cấp thâm niên là mấy năm, mấy tháng; từ tháng năm nào đến đến tháng năm nào.

Phần cuối đơn

– Người viết đơn gửi lời cảm ơn đến các cấp lãnh đạo xét hưởng phụ cấp thâm niên cho mình, sau đó ký và ghi rõ họ tên vào đơn.

Dưới đây, chúng tôi gửi các bạn tham khảo mẫu Đơn đề nghị hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo mới nhất hiện nay.

[download id=”4951″]