Mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất [file word]
Khi xảy ra tranh chấp về đất đai giữa các cá nhân, tổ chức với nhau nếu không thể tự hòa giải với nhau hoặc khi không đồng ý với quyết định về giải quyết khiếu nại về tranh chấp đất đai thì cá nhân, tổ chức có thể khiếu nại lên cơ quan chức năng có thẩm quyền. Cá nhân, tổ chức khiếu nại về giải quyết tranh chấp đất đai có thể khiếu nại trực tiếp hoặc viết đơn khiếu nại. Vậy Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai được dùng trong trường hợp nào và viết đơn này như thế nào là hợp lệ? Gửi đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai đến đâu? Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài nội dung liên quan đến mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai này nhé!
Mục Lục
Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai được dùng trong trường hợp nào?
Tranh chấp về đất đai được hiểu là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên với nhau trong quan hệ đất đai. Khiếu nại về đất đai là biện pháp hữu hiệu hợp pháp mà người sử dụng đất sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai là văn bản do cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng đất soạn thảo ra gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền khiếu nại về tranh chấp đất đai với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo luật định. Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai còn được sử dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức không đồng ý với kết của giải quyết khiếu nại về tranh chấp đất đai của cơ quan có thẩm quyền nên khiếu nại lên cấp cao hơn.
Như vậy chỉ khi xảy ra tranh chấp đất đai giữa các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức với nhau mà không thể hòa giải, bàn bạc tìm ra giải pháp hoặc kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền có điểm không thỏa đáng mới phải dùng đến khiếu kiện để giải quyết tranh chấp. Ngoài khiếu nại trực tiếp tại cơ quan chức năng có thẩm quyền thì gửi đơn khiếu nại là một cách trình bày rõ ràng nhất nội dung khiếu nại.
Khiếu nại bằng đơn phải ghi rõ thời gian khiếu nại; thông tin của bên khiếu nại và bên bị khiếu nại; nội dung, lý do và các tài liệu liên quan; yêu cầu giải quyết của bên khiếu nại; bên khiếu nại cũng phải ký tên hoặc điểm chỉ trước khi gửi đơn.
Cách viết mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai chi tiết
– Phần đầu Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai cần ghi đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ; địa điểm, ngày tháng năm viết Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai.
– Phần kính gửi: Ghi rõ tên người đứng đầu, tên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về tranh chấp đất đai
– Ghi rõ thông tin của cá nhân, đại diện tổ chức viết Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai : Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; Số chứng minh nhân dân; Nơi cư trú.
– Ghi rõ thông tin của cá nhân, tổ chức mà bên khiếu nại khiếu nại về giải quyết tranh chấp đất đai: cá nhân, tổ chức có tranh chấp đất; cơ quan ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai…
– Ghi cụ thể nội dung khiếu nại của cá nhân, tổ chức về giải quyết tranh chấp đất đai: Mô tả càng chi tiết càng tốt về sự việc tranh chấp xảy ra, nội dung quyết định giải quyết tranh chấp đất của cơ quan chức năng có thẩm quyền; căn cứ pháp lý để cá nhân, tổ chức khiếu nại.
– Các tài liệu đính kèm Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai: Hợp đồng mua bán đất, Giấy tặng đất, Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai…
– Cá nhân viết Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai ghi rõ các yêu cầu, kiến nghị nhằm giải quyết tranh chấp: thẩm tra, xác minh diện tích đất, ranh giới sử dụng đất, xem xét lại Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai…
– Người viết Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai cam kết về tính chính xác toàn bộ thông tin trong đơn là hoàn toàn đúng sự thật và sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu nội dung khiếu kiện sai sự thật.
– Người viết ký và ghi đầy đủ họ tên vào Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai.
Gửi đơn Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai đến đâu?
Sau khi viết xong Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai, bên khiếu nại có thể gửi đơn trực tiếp, bằng Email hoặc hình thức khác đến UBND cấp xã/ phường/ thị trấn để được thụ lý và xem xét, giải quyết.
Trường hợp tranh chấp mà các bên không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định, các bên đều là cá nhân, hộ gia đình, tập thể trong cùng cộng đồng dân cư thì bên khiếu nại sẽ gửi đơn đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND cấp huyện thì bên khiếu nại được quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Trường hợp tranh chấp đất đai giữa các cá nhân, tổ chức, cơ sở tôn giáo có yếu tố nước ngoài thì bên khiếu nại có quyền khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND cấp tỉnh thì bên khiếu nại được quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ngoài ra, Theo quy định của Lậu đất đai hiện hành, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì bên khiếu nại còn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định.
Tải mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất
Dưới đây, chúng tôi gửi các bạn tham khảo mẫu Đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất.
Mẫu 1: Đơn khiếu nại tranh chấp đất đai
[download id=”4500″]
Mẫu 2: Đơn khiếu nại lấn chiếm không gian
[download id=”4501″]