Mẫu biên bản huỷ hoá đơn mới nhất
Hoá đơn là một chứng từ rất quan trọng trong kinh doanh. Các hoá đơn đều do người bán lập. Chúng phải được ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Các hoạt động kinh doanh buôn bán của doanh nghiệp rất cần phải sử dụng hóa đơn. Việc này để có thể kiểm soát doanh thu, số lượng, giá thành mặt hàng của loại hàng hóa hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, trong một trường hợp nào đấy nhầm lẫn sai sót ta cần phải huỷ hoá đơn. Dưới đây mẫu biên bản huỷ hoá đơn mới nhất.
Mục Lục
Đối tượng sử dụng mẫu biên bản huỷ hóa đơn
- Các Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa. Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa. Cung ứng dịch vụ ra nước ngoài (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa. Cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài. Trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
Khi nào cần lập biên bản hủy hóa đơn
Tại Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC nêu rõ:
- Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.
- Hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp CQT đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày CQT thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
- Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi nào cần hủy hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh:
- Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy.
- Tổ chức kinh doanh phải thành lập Hội đồng hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức.
- Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi hủy hóa đơn.
- Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
Hồ sơ cần thiết để lập mẫu biên bản hủy hóa đơn
Tại Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC đã nêu rõ về hồ sơ hủy hóa đơn bao gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn.
- Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục).
- Biên bản hủy hóa đơn.
- Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Các hồ sơ hủy hóa đơn sẽ được lưu tại tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh đã sử dụng hóa đơn. Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành 2 bản. 1 bản để lưu lại. Một bản sẽ được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá 5 ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.
Mẫu biên bản huỷ hoá đơn mới nhất
Các thủ tục hủy hóa đơn
Đối với hóa đơn của tổ chức hay hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, thủ tục hủy hóa đơn được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh cần phải lập bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy.
Bước 2: Phải thành lập Hội đồng hủy hóa đơn (các hộ, cá nhân kinh doanh khi hủy hóa đơn sẽ không không phải thành lập Hội đồng khi hủy hóa đơn).
Bước 3: Ký biên bản hủy hóa đơn.
Hồ sơ hủy hóa đơn gồm các giấy tờ sau:
– Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
– Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết các nội dung sau:
- Tên hóa đơn
- Ký hiệu mẫu số hóa đơn
- Ký hiệu hóa đơn
- Số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục)
– Biên bản hủy hóa đơn;
– Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung:
- Loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số;
- Lý do hủy;
- Ngày giờ hủy;
- Phương pháp hủy.
Vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn mẫu biên bản huỷ hoá đơn mới nhất. Đừng quên chia sẻ rộng rãi đến nhiều người nhé. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.