Mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất năm 2020
Mối quan tâm lớn nhất của mọi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh là làm sao đạt doanh thu lớn và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải bất kỳ khi nào doanh thu lớn cũng đồng nghĩa với lợi nhuận thực tế cao, đôi khi, đó chỉ là lợi nhuận “ảo” bởi vấn đề công nợ không được giải quyết dứt điểm. Theo định kỳ, hai bên (bên nợ và bên thu nợ) phải cùng nhau tiến hành đối chiếu công nợ với nhau xem có chính xác hay không. Khi đối chiếu công nợ, hai bên cần lập thành biên bản, gọi là biên bản đối chiếu công nợ. Vậy hiểu như thế nào là biên bản đối chiếu công nợ. Biên bản đối chiếu công nợ có giá trị pháp lý như thế nào và làm cách nào để có thể viết biên bản đối chiếu công nợ một cách chuẩn xác. Chúng ta sẽ cùng giải đáp những thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục Lục
Thế nào là biên bản đối chiếu công nợ?
Công nợ hiểu một cách đơn giản nhất là khoản nợ tới thời điểm thanh toán nhưng chưa được thanh toán cho đối tác. Công nợ của một doanh nghiệp có thể là khoản tiền doanh nghiệp đó phải trả cho đối tác cũng có thể là khoản tiền đối tác phải trả cho doanh nghiệp đó.
Mẫu văn bản xác nhận đối chiếu công nợ được lập ra nhằm mục đích ghi chép lại toàn bộ việc đối chiếu các khoản tiền còn nợ lại mà chưa được thanh toán của doanh nghiệp với đối tác, có thể là cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp khác.
Biên bản công nợ thông thường sẽ được lập vào định kỳ kế toán hoặc vào cuối năm để hai bên rà soát lại các khoản tiền nợ đọng chưa được thanh toán cho nhau. Trong các doanh nghiệp, người chịu trách nhiệm chính trong theo dõi, xử lý, lập các biên bản liên quan đến công nợ là kế toán công nợ. Công nợ là một vấn đề khá phức tạp và khó xử lý trong doanh nghiệp, do đó, các kế toán công nợ cũng sẽ phải cực kỳ vất vả, khéo léo trong các vấn đề liên quan đến xử lý công nợ. Trong đó có việc lập biên bản đối soát công nợ bởi không phải khách nào nào cũng sẵn sàng tham gia ký vào biên bản này.
Khách hàng không muốn đối chiếu công nợ, không muốn thanh toán các khoản nợ cho đối tác thường xuyên xảy ra khiến không ít doanh nghiệp đau đầu, thậm chí có nguy cơ phá sản vì công nợ. Khách hàng chịu đối soát công nợ và ký vào biên bản đối soát công nợ cũng có thể coi như thành công bước đầu trong quá trình giải quyết công nợ tạo tiền đề cho khách hàng ký vào biên bản xác nhận công nợ, trong đó có chỉ rõ thời hạn thanh toán nợ.
Doanh nghiệp cần lập biên bản đối soát công nợ trong những trường hợp cơ bản sau:
– Vào thời điểm cuối năm, doanh nghiệp còn tồn đọng những khoản nợ phải thu nhưng chưa có đầy đủ biên bản đối soát công nợ theo như đúng quy định.
– Phát hiện ra có sai sót trong việc quản lý công nợ của kế toán.
– Khoản công nợ mà doanh nghiệp phải thu từ khách hàng có sự chênh lệch giữa sổ kế toán với biên bản đối soát công nợ mà chưa xác định được nguyên nhân.
Biên bản đối chiếu công nợ có giá trị pháp lý như thế nào?
Doanh nghiệp cần phải quan tâm, thường xuyên đôn đốc thanh toán công nợ, đối chiếu, xác nhận công nợ với những đối tác chưa thanh toán, tránh tình trạng công nợ không được đối soát, xác nhận trong thời gian dài hoặc đối soát, xác nhận không có văn bản cũng coi như không có giá trị gì. Công nợ tồn tại trong thời gian dài gây ùn ứ, chồng chéo khó mà tháo gỡ vì trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phát sinh công nợ với nhiều đối tác mà một đối tác có thể vướng nhiều khoản công nợ. Lúc này, biên bản đối chiếu công nợ là tài liệu quan trọng giúp gỡ rối trong việc kiểm tra, đối chiếu công nợ của doanh nghiệp.
Mẫu biên bản đối soát công nợ cũng là một văn bản mang giá trị pháp lý quan trọng. Công nợ được đối soát là căn cứ để doanh nghiệp yêu cầu đối tác thanh toán các khoản nợ đọng theo đúng giá trị đã được đối chiếu và theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Đối với cơ quan thuế thì biên bản đối soát công nợ là căn cứ quan trọng trong việc quyết toán thuế. Đây là căn cứ để cơ quan thuế kiểm tra tình hình thanh toán tiền hàng giữa bên mua và bên bán, nhất là việc thanh toán không dùng tiền mặt với những hóa đơn giá trị gia tăng có giá trị từ trên 20 triệu đồng trở lên có được thực hiện đúng theo quy định không.
Biên bản đối soát công nợ là căn cứ để kế toán công nợ theo dõi, kiểm soát được tình hình cũng như tiến trình thanh toán các khoản nợ đọng giữa doanh nghiệp với đối tác có theo đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết hay không hay khoản nợ còn tồn đọng giữa hai bên có khớp nhau, có đúng với thực tế không?
Trong trường hợp hai bên đã thanh toán hết các khoản theo đúng hợp đồng thì không cần phải lập biên bản đối soát công nợ mà chỉ làm biên bản thanh lý hợp đồng.Trường hợp hết thời hạn quy định thanh toán theo hợp đồng nhưng hai bên chưa thanh toán hết công nợ với nhau thì mới cần lập biên bản đối soát công nợ.
Viết biên bản đối chiếu công nợ như thế nào cho chuẩn xác?
EVBN xin gợi ý bạn cách viết mẫu biên bản đối trừ công nợ một cách chính xác để đảm bảo tính pháp lý cao nhất cho mẫu biên bản này.
Phần đầu biên bản
– Ghi đầy đủ quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, ngày tháng đối chiếu công nợ giữa hai bên.
– Các căn cứ đối chiếu công nợ: hợp đồng, biên bản giao nhận hàng…
– Thông tin cá nhân, pháp nhân của các bên liên quan đến công nợ cần nêu đầy đủ trong biên bản: tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên hệ, số fax cùng tên người đại diện, chức vụ.
Phần nội dung chính
– Hai bên cùng nhau đối chiếu khối lượng và giá trị cụ thể công nợ:
+ Ghi rõ số công nợ đầu kỳ là bao nhiêu tiền.
+ Ghi cụ thể số phát sinh trong kỳ, nếu nhiều khoản thì kẻ bảng ghi rõ giá trị từng khoản cần thanh toán.
+ Ghi số tiền đã thanh toán và số còn nợ lại đến ngày lập biên bản đối chiếu công nợ.
– Đại diện hai bên ký tên và đóng dấu xác nhận các nội dung trong biên bản.
Tải mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất
Cuối cùng, mình gửi các bạn tham khảo mẫu biên bản đối soát công nợ mới nhất hiện nay nhé!
Tải ngay mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất tại đây