Mẫu bản Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động ?
Căn cứ theo Thông tư số 07/VBHN-BXD ngày 16-03-2020 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, như sau:
Mẫu bản Kế hoạch tổng họp về an toàn lao động theo Phụ lục I – Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
1. Chính sách về quản lý an toàn lao động
(các nguyên tắc cơ bản về quản lý an toàn lao động; các quy định của pháp luật; lập kế hoạch, pho biến và tổ chức thực hiện).
2. Sơ đồ tổ chức của bộ phận quản lý an toàn lao động; trách nhiệm của các bên có liên quan.
3. Quy định về tổ chức huấn luyện về an toàn lao động
(bồi dưỡng huấn luyện cho các đoi tượng là người phụ trách công tác an toàn lao động, người làm công tác an toàn lao động, người lao động; kế hoạch huấn luyện định kỳ, đột xuất).
4. Quy định về các chu trình làm việc đảm bảo an toàn lao động
(chu trình làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc đối với các công việc có yêu cầu cụ thể).
5. Hướng dẫn kỹ thuật về an toàn lao động
(các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến rơi, ngã; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến vật bay, vật rơi; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến sập, đo kết cẩu; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến máy, thiết bị, vật tư sử dụng trong thi công xây dựng công trình; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến điện, hàn; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công trên mặt nước, dưới mặt nước; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công công trình ngầm; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến cháy, nổ; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn cho cộng đông, công trình lân cận; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông’ và các biện pháp ngăn ngừa tại nạn lao động khác có liên quan).
6. Tổ chức mặt bằng công trường
(các yêu cầu chung; đường đi lại và vận chuyển; xếp đặt nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện thi công và các yêu cầu tô chức mặt bằng công trường khác có liên quan).
7. Quy định về quản lý an toàn lao động đối với dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân
(mũ bảo hộ; đai, ảo an toàn; phương tiện bảo vệ cho mắt, tai, mặt, tay, chân; áo phao; mặt nạ thở, phòng độc; hộp sơ cứu và các dụng cụ, phương tiện khác có liên quan).
8. Quản lý sức khỏe và môi trường lao động
(Hệ thong quản lý sức khỏe, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động và các hệ thong khác có liên quan đến quản lý sức khỏe và môi trường lao động).
9. ứng phó với tình huống khẩn cấp
(Mạng lưới thông tin liên lạc, các quy trình ứng phó với tình huống khẩn cấp có liên quan).
10. Hệ thống theo dõi, báo cáo công tác quản lý an toàn lao động định kỳ, đột xuất
(Theo dôi và bảo cáo việc thực hiện kế hoạch tổng thể về an toàn lao động; báo cáo về tình hình tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; chia sẻ thông tin về tai nạn, sự cố để nâng cao nhận thức của người lao động).
11. Các phụ lục, biểu mẫu, hĩnh ảnh kèm theo để thực hiện.