Mặt tích cực tiêu cực của Internet và trách nhiệm của đảng viên

Nguyễn Nguyệt Minh (Chi bộ 3 – Đảng bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch)

  –  

Thứ năm, 28/10/2021 20:25 (GMT+7)

Mặt tích cực tiêu cực của Internet và trách nhiệm của đảng viên

Sự phát triển của Internet

Thống kê cho thấy, Việt Nam có gần 70 triệu người sử dụng Internet, chiếm khoảng 70% dân số; trên 65 triệu người sử dụng mạng xã hội. 100% các cơ quan Trung ương, bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế xây dựng trang thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành, kinh doanh, thông tin liên lạc. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã và đang phải đối phó với các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia từ Internet.

Những năm trước các ứng dụng trên Internet còn hạn chế, việc kết nối trao đổi thông tin giữa người với người là vô cùng hạn chế. Tuy nhiên, những năm gần đây, sự phát triển sâu rộng của Internet và các dịch vụ đa dạng như mạng xã hội, blog… trở thành các công cụ đắc lực để lan truyền và trao đổi thông tin.

Là một tiện ích có trên Internet, mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng cả về hình thức và số lượng, với lượng người dùng đông đảo, mạng xã hội đã khiến cho rào cả địa lý gần như bị xóa bỏ khi mà mỗi cá nhân trên toàn thế giới khi sử dụng mạng xã hội thì đều có thể kết nối trao đổi thông tin được với nhau. Với đặc tính dễ dàng kết nối, tương tác thông qua hàng loạt các ứng dụng, và việc ẩn danh cá nhân sử dụng mạng xã hội. thì mạng xã hội đã trở thành một kênh tuyên truyền về đa lĩnh. Những tin tức nổi bật trong nước và thế giới được cập nhật liên tục, để thu hút nhiều người theo dõi cuộc đua cập nhật thông tin đưa lên mạng xã hội trở thành một cuộc đua về tốc độ. Và thông tin trên mạng xã hội thường mang tính thời điểm, nhưng có tốc độ lan truyền nhanh chóng và có sức ảnh hưởng đối với một số lượng người tiếp cận thông tin nhất định.

Thông tin trên mạng xã hội cũng được cá nhân hóa, mỗi cá nhân sẽ được tiếp cận với những thông tin mà họ quan tâm nhất. Chính những điểm này mà nhiều cá nhân trở thành những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội với hàng triệu người theo dõi, bởi việc nắm bắt được nhu cầu thông tin của một bộ phận người sử dụng mạng xã hội.

Chính sự phát triển trên và đặc thù của Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng thì tạo ra những cơ hội cũng những thách thức cho Đảng và Nhà nước trong việc tuyên truyền tư tưởng của Đảng và Nhà nước, chính sách và những thông tin tích cực và ngăn chặn các thế lực thù địch chống phá Đảng, xuyên tạc lịch xử cán bộ đảng viên, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, phá hoại nền tảng tư tưởng của chế độ XHCN, tác động chuyển hóa, hình thành tư tưởng đối lập, liên kết các phần tử chống đối trong – ngoài tiến hành các hoạt động chống phá nhằm xóa bỏ chế độ hiện nay.

Những yếu tố yêu cực của Internet

Tận dụng mọi tiện ích có trên không gian mạng, các đối tượng chống phá đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, nội bộ ta; thiết lập hệ thống hàng nghìn trang web, blog, tài khoản mạng xã hội để tuyên truyền nhằm xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế – xã hội, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, bôi đen các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xuyên tạc bản chất chế độ XHCN và kích động chống đối. Nhiều trang được đầu tư về tài chính, có hệ thống máy chủ, đội ngũ kỹ thuật và chuyên gia bảo mật riêng.

Một số yếu tố tiêu cực cụ thể:

Một là: Internet đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại tư tưởng, bịa đặt, xuyên tạc lịch sử.

Trong những năm qua, các thế lực thù địch, phản động đã lập ra và sử dụng hàng ngàn trang web, các hội nhóm mạng xã hội, các kênh Youtube tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng. Chúng tập trung xuyên tạc, nói xấu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thường xuyên đăng tải những bài viết với lời lẽ chống Đảng, chống chế độ rất quyết liệt. Chúng tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, lợi dụng chiêu bài phản biện xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường… để đăng tải những bài viết có thông tin sai lệch, không được kiểm chứng, suy diễn xuyên tạc. Thổi phồng các khuyết điểm gây ra hỗn loạn trong xã hội.

Hai là: Làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước qua Internet.

Trong số hơn 70 triệu người dân Việt Nam sử dụng Internet. Không ít trong số đó là các cán bộ, đảng viên làm trong các cơ quan đơn vị có liên quan đến bí mật quốc gia. Nhiều người có thói quen chia sẻ thông tin qua mạng xã hội, nhập thông tin cá nhân vào các trang Web không uy tín, không những thế việc sử dụng các công cụ liên lạc thông qua mạng xã hội để trao đổi thông tin công việc, hoạt động cơ quan thường xuyên xảy. Tạo cơ hội để các đối tượng thù địch đánh cắp thông tin từ đó xuyên tạc nói xấu chính quyền.

Ba là: Sự phát triển của Internet có tác động tiêu cực đối với sự phát triển văn hóa.

Internet phát triển làm gia tăng nguy cơ xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc. Khi Internet các văn hóa từ khắp các nơi trên thế giới có cơ hội được giới thiệu truyền bá đế đến nhiều nền văn hóa khác nhau. Các văn hóa này có thể len lỏi và tồn tại trong nền văn hóa sở tại đến một cường độ nào đó nguy cơ mở rộng về quy mô là có thể xảy ra và tác động đến hầu hết các cá nhân đặc biệt là giới trẻ đối tượng rất dễ tiếp thu các văn hóa mới mẻ.

Nhiều trong số các văn hóa được lan truyền qua Internet có không ít các văn hóa sai lệch, tôn thời sai giá trị, văn hóa đồi trụy… đi ngược lại với giá trị văn hóa truyền thống dân. Tình trạng nhiễu loạn thông tin đang ở mức báo động khi một văn hóa được lan truyền trên Internet thì có sức lan tỏa rất là lớn, thêm với đó là hiệu ứng đám đông, tâm lý tò mò mà các giá trị văn hóa sai lệch có thể được lan truyền.

Bốn là: Internet đang trở thành công cụ, môi trường “màu mỡ” để tội phạm lợi dụng hoạt động.

Những năm gần đây liên tục là các hình thức đánh bạc qua Internet, thường xuyên được các đối tượng phạm tội về hình sự, kinh tế, ma túy lợi dụng việc ẩn danh tính trên mạng xã hội, các đối tượng tạo lập các tài khoản lừa đảo nhằm thu lợi bất chính đánh cắp thông tin cá nhân thông tin số tài khoản, chiếm đoạt tài sản.

Vai trò của không gian mạng trong công cuộc tuyên truyền tư tưởng Đảng

Ngày nay, Internet, mạng xã hội (MXH)… đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người. Mỗi người sử dụng MXH đều có nhu cầu, ý thích riêng: Có người sử dụng để giải trí, giao lưu, trao đổi, kết nối bạn bè. Có người để nắm thông tin, nghiên cứu, học tập. Có người lấy đó để biết thông tin kinh tế – đời sống, nắm bắt thị trường, phục vụ sản xuất… Đó là những tiện ích khi dùng MXH (trong đó có Zalo, Facebook) theo hướng tích cực, lành mạnh.

Không gian mạng không giới hạn về không gian, tích hợp về tính năng đa phương tiện, đa nguồn tin. Từ đây, tác động trực tiếp làm thay đổi nhận thức, hành vi của mỗi cá nhân. Không thể phủ nhận những mặt tích cực mà Internet mang lại. Cụ thể:

Một là: MXH ngày càng góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và điều hành của Chính phủ.

Trước kia khi mà Internet chưa phát triển, việc tiếp cận thông tin tin tức liên quan đến Đảng và Nhà nước chủ yếu là một chiều, ít có sự tương tác giữa Đảng và Nhà nước với công chúng. Nhưng những năm trở lại đây với sự phát triển của Internet và mạng xã hội, Đảng và Nhà nước nhận thấy được tầm quan trọng của Internet trong việc tuyên truyền tư tưởng Đảng cũng như rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và người dân tiến đến xây dựng chính quyền gần dân và thấu hiểu nguyện vọng của nhân dân.

Từ đây, có thể thấy Internet đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thu hẹp khoảng cách với người dân. Ví dụ như tháng 10/2015, Chính phủ đã lập 02 tài khoản Facebook là “Thông tin Chính phủ” và “Diễn đàn Cạnh tranh quốc gia” với kỳ vọng giúp người dân tiếp cận kịp thời các văn bản, quy phạm pháp luật mới ban hành, thông tin thời sự chính trị, kinh tế – xã hội, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Không những thế các báo chính thống như VTV cũng tích cực tuyên truyền, truyền tải những thông tin tích cực đến với người dân.

Hai là: Thông qua Internet nhận thức, tư duy và kỹ năng sống của con người được cải thiện và phát triển.

Internet mang đến cho người dùng một kho tàng kiến thức đồ sộ về tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Với cách tiếp cận đơn giản, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận với thông tin kiến thức về lĩnh vực đang quan tâm. Qua đó, họ có thể cập nhật và nắm bắt được tình hình về các lĩnh vực trong đời sống một cách kịp thời. Ngoài Internet còn là một lớp dạy kỹ năng sống như giao tiếp, ngoại ngữ, nấu ăn, thể thao,… những kỹ năng cần thiết cho một xã hội đang hội nhập và năng động ngày nay mà hoàn toàn miễn phí.

Ba là: MXH góp phần tích cực vào sự phát triển của văn hóa cộng đồng.

Văn hóa MXH là một bộ phận của văn hóa cộng đồng và có ảnh hưởng ngày càng lớn đến văn hóa cộng đồng. Nhờ áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, MXH cho phép người dùng có thể kết nối, tương tác với bạn bè, gia đình, cộng đồng ngày một thuận tiện hơn. Sự tham gia của cá nhân vào các công việc chung của cộng đồng cũng được thúc đẩy.

Thực tế từ khi MXH phát triển, việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được thực hiện sinh động hơn. Công tác xã hội như cứu trợ thiên tai, xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn, tai nạn … có nhiều khởi sắc. Nội lực của cộng đồng được phát huy hiệu quả hơn trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Các hình thức kinh doanh online trên MXH của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng phát triển, mang tính chuyên nghiệp.

Bốn là: Thông qua Internet quá trình hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa được thúc đẩy.

Giờ đây văn hóa Việt Nam có thể được bạn bè quốc tế biết đến thông quá các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, … tạo ra cơ hội giao lưu văn hóa, thúc đẩy du lịch và đưa mối quan hệ giữa các quốc gia xích lại gần nhau. Thông qua Internet Đảng và Nhà nước có thể tuyên truyền cho thế giới biết về Việt Nam đồng thời phản bác các các quan điểm sai lệch khẳng định chủ quyền quốc gia với toàn thế giới.

Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, Internet lại càng thể hiện rõ vai trò là một kênh tuyên truyền hiệu quả lan tỏa những điều tích cực, tư tưởng Đảng và đường lối của Đảng và Nhà nước, cũng như là đề cao các giá trị tốt đẹp trong thời kỳ toàn Đảng, toàn dân chung tay chống dịch bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các hình ảnh đẹp được tuyên truyền như bộ đội giúp dân chống dịch. Những hình ảnh cảm động về đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội mang một thông điệp ý nghĩa, hết sức nhân văn về đất nước, con người Việt Nam đoàn kết, tương thân tương ái.

Trách nhiệm của cán bộ đảng viên trước sự chống phá tư tưởng Đảng trên không gian mạng

Một là: Luôn chú trọng việc học tập chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời là học tập, bổ sung kiến thức trên mọi lĩnh vực, quán triệt cương lĩnh đường lối, chính sách, chiến lược nâng cao chuyên môn và nền tảng kiến thức chính trị – xã hội, đủ trình độ đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động trên mọi mặt trận đặc biệt là không gian mạng.

Hai là: Các cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền,… cần nhanh chóng kịp thời trao đổi và làm rõ để vạch trần bản chất, âm mưu thủ đoạn từ các thế lực thù địch đang sử dụng những thông tin xuyên tạc, độc hại, sai sự thật để chống phá tư tưởng Đảng. Dựa trên dựa trên những thông tin, tài liệu chính thống, hướng dẫn của cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp. Nhằm nhanh chóng cung cấp cho cán bộ Đảng viên những thông tin xác đáng và luận cứ để có thể đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái được lan truyền trên không gian mạng.

Ba là: Trách nhiệm của mỗi Đảng viên khi tham gia mạng xã hội lại càng phải được chú trọng. Đảng viên khi tham gia mạng xã hội sẽ càng được công chúng đặc biệt chú ý, mọi hành động thiếu cân nhắc trên mạng xã hội đều có thể mang đến những hậu quả không đáng có chính vì vậy mà việc thường xuyên nắm bắt tình hình dư luận xã hội, quần chúng nhân dân đồng thời là tỉnh táo trước mọi thông tin là điều vô cùng quan trọng. Để qua đó không bị lôi kéo, dụ dỗ hoặc vô tình ủng hộ lan truyền các thông tin phản động, sai trái được lan truyền trên không gian mạng, mạng xã hội.

Bốn là: Luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, giữ vững bản lĩnh chính trị, gương mẫu. Nêu cao ý thức tự lực, tự cường vượt qua mọi cám dỗ vật chất, danh lợi. Tiên phong phê phán, phản biện các luận điểm sai trái, các hành vi trái đạo đức, các thủ đoạn mưu mô của các thế lực thù địch.