Marketing mix là gì? Quy trình xây dựng chiến lược marketing mix cho doanh nghiệp

Đối với người làm marketing thì khái niệm marketing mix không còn xa lạ, nó là công cụ giúp tìm kiếm kênh phân phối chính xác, tiếp thị quảng cáo trên thị trường hiệu quả.

Dưới đây, CAS Media sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm marketing mix 4P và 7P, những lợi ích cũng như quy trình xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp hiệu quả nhất. 

marketing mix

Marketing mix là gì? 

Marketing mix tiếng Việt được gọi là marketing hỗn hợp, là khái niệm chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị mà doanh nghiệp sử dụng hướng đến mục tiêu cuối cùng là đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. 

Người đầu tiên chỉ ra khái niệm này là ông Neil Borden vào năm 1960. Ông là chuyên gia trong lĩnh vực quảng bá sản phẩm. Sau đó, khái niệm này được đánh giá cao và áp dụng rộng rãi trong tiếp thị. Đây được xem là một đóng góp rất lớn giúp cho việc quảng bá sản phẩm được hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn.

Marketing mix được đưa ra đầu tiên là marketing mix 4P với 4 yếu tố là: product (sản phẩm), price (giá cả), place (phân phối), promotion (xúc tiến thương mại). Sau này, chiến lược này đã được đúc kết, nghiên cứu và bổ sung thêm 3 yếu tố process (quy trình), people (con người), physical evidence (bằng chứng vật lý); còn gọi là marketing mix 7P.

Các yếu tố của chiến lược marketing mix 4P 

Vậy, 4P trong marketing mix là gì? Cùng phân tích và làm rõ những yếu tố này nhé! 

Product (Sản phẩm)

Sản phẩm là một yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của việc thực thi chiến lược marketing mix

Sản phẩm là bất kỳ một mặt hàng hoặc dịch vụ nào đó nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Sản phẩm có thể là mặt hàng hữu hình như quần áo, đồ ăn, đồ uống… hoặc có thể là sản phẩm dịch vụ, trải nghiệm như bảo hiểm, trò chơi trên điện thoại… 

Để có thể tiếp thị sản phẩm tốt nhất, các marketer phải hiểu rõ về sản phẩm của họ: có những điểm gì đặc biệt, lợi ích gì, so với đối thủ cạnh tranh như thế nào (điểm nào hơn, điểm nào không bằng); sản phẩm mà mình bán có đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng mục tiêu hay không? 

Khi nghiên cứu và phân tích sản phẩm của mình, các nhà tiếp thị có thể đặt ra những câu hỏi sau đây và giải quyết: 

  • Đối với mặt hàng này, khách hàng mong muốn điều gì? Sản phẩm có thoả mãn được những nhu cầu của họ hay không? 

  • Những tính năng nào của sản phẩm có khả năng đáp ứng, làm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng? Sản phẩm của bạn có đầy đủ các tính năng đó hay không? 

  • Người tiêu dùng sử dụng sản phẩm đó như thế nào, ở đâu? 

Price (Giá) 

Sau sản phẩm thì giá chính là yếu tố mà nhiều người quan tâm nhất. Giá ở đây bao gồm nhiều ý nghĩa, không chỉ là giá thành sản phẩm mà còn là giá trị sử dụng theo thời gian. 

Cần phải xác định được sản phẩm của mình ở mức độ nào để định giá phù hợp, không quá cao cũng không quá thấp. Nếu việc định giá không phù hợp thì chiến lược marketing có thể bị thất bại. 

  • Giá trị mà sản phẩm, dịch vụ này đem lại cho người tiêu dùng là gì? 

  • So với đối thủ, mức giá mà mình đưa ra có hợp lý không, cao hơn hay thấp hơn? 

  • Có sản phẩm, dịch vụ nào tương tự như sản phẩm của mình mà mức giá cũng như vậy hay không? 

Place (Phân phối) 

Sự phát triển của mạng Internet cũng đưa ra cho những nhà tiếp thị các thách thức khi giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Sự phân phối ở đây đề cập đến việc quản lý nơi cung cấp sản phẩm, hướng đến những khu vực nào. Việc tiếp thị thông qua các phương tiện kỹ thuật số hay bằng một cách nào đó sẽ đưa sản phẩm phù hợp, đúng giá đến với khách hàng, đúng giá, đúng thời điểm. 

Một số chiến lược phân phối được áp dụng như: Phân phối rộng, phân phối chọn lọc, phân đối độc quyền và nhượng quyền. 

Những câu hỏi mà nhà tiếp thị cần đặt ra đó là: 

  • Khách hàng mục tiêu đang mua sắm ở đâu? 

  • Họ có sử dụng các thiết bị online để mua hàng không? Hay họ mua sắm sản phẩm tại các cửa hàng truyền thống. 

  • Họ tham gia vào các phương tiện truyền thông xã hội nào? Có nhiều và thường xuyên không?

>>> Tham khảo: Các hình thức Digital Marketing phổ biến hiện nay. 

Promotion (Khuyến mại) 

Làm thế nào để cho khách hàng biết đến sản phẩm và cảm thấy có lợi khi sử dụng sản phẩm? Trong khuôn khổ của marketing mix 4P thì Promotion đề cập chính đến việc truyền thông. 

Những thông tin về sản phẩm, các chương trình khuyến mại sẽ được thể hiện thông qua quảng cáo, tiếp thị trực tiếp, qua email marketing, tiếp thị qua mạng xã hội… Đó là tất cả các cách mà nhà tiếp thị sẽ giới thiệu thông tin sản phẩm đến với tệp khách hàng mục tiêu. 

Những  câu hỏi mà marketer phải đặt ra như: 

  • Bạn có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu bằng cách nào? 

  • Những thông điệp tiếp thị của mình sẽ gửi đến khách hàng thông qua phương tiện nào, ở đâu? 

  • Đối thủ đã quảng bá sản phẩm của họ như thế nào? Chiến lược của họ có ảnh hưởng gì đến hoạt động quảng cáo của mình hay không? 

3 yếu tố mở rộng trong marketing mix

Sau sử dụng và nghiên cứu, marketing mix được bổ sung thêm 3 chữ P. Cùng với 4 yếu tố trên tạo thành marketing mix 7P.

People (Con người) 

Con người được nhắc đến ở đây bao gồm: khách hàng mục tiêu – tệp khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến và những người tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ. Khi nghiên cứu và đưa ra chiến lược, cần lưu ý: 

  • Thực hiện khảo sát thị trường: Như vậy sẽ giúp nhà tiếp thị nắm bắt về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Đặt khách hàng lên vị trí trung tâm, hiểu rõ nhưng mong muốn của khách hàng; từ đó điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ của mình cho phù hợp. 

  • Quan tâm đến đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp: Đây là thành phần vô cùng quan trọng và phải dành nhiều quan tâm. Họ là những người tạo ra sản phẩm, cung cấp dịch vụ đến khách hàng. Chỉ khi họ có tâm, có trách nhiệm với công việc thì mới mang đến được những sản phẩm tốt nhất. Chính vì vậy, cần phải cân nhắc và cẩn thận ngay từ khâu tuyển dụng các vị trí cho đến việc đào tạo, có những chính sách đối đãi tốt nhất. 

Process (Quy trình) 

Đây là quy trình, các bước giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ cung cấp đến khách hàng.

Mỗi doanh nghiệp luôn phải cân nhắc, xây dựng một quy trình bài bản và phù hợp. Ngoài ra phải thường xuyên nhìn nhận, đánh giá và có những thay đổi kịp thời. 

Quy trình phải thật sự chỉn chu từ quy trình phân phối sản phẩm, quy trình thanh toán, quy trình quản lý, vận chuyển… 

Physical Evidence (Bằng chứng vật lý) 

Physical Evidence bao gồm cả hữu hình và vô hình: 

  • Hữu hình như cơ sở vật chất, không gian cho nhân viên làm việc, không gian gặp gỡ, đón tiếp khách hàng, đồng phục của nhân viên… 

  • Các yếu tố vô hình như sự chăm sóc khách hàng, thái độ làm việc, đón khách của các nhân viên… 

Nếu có Physical Evidence tốt, chắc chắn doanh nghiệp sẽ có những lợi thế riêng, giúp khách hàng có cái nhìn ấn tượng hơn. 

Vai trò của marketing mix

Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 

Toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động marketing. Marketing mix sẽ giúp cho các công ty dễ dàng thích ứng với những thay đổi của thị trường, môi trường bên ngoài. Từ đó tồn tại vững chắc, phát triển ngày càng mạnh trên thị trường.

Bên cạnh đó, các chiến lược marketing mix sẽ giúp cho công ty hiểu được thị trường cần gì, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đúng với nhu cầu mà thị trường cần. 

Marketing mix tạo ra sự kết hối giữa hoạt động sản xuất (của doanh nghiệp) với thị trường bên ngoài. Thông qua marketing mix, các marketer hiểu được nhu cầu từ thị trường, xu hướng; truyền đạt được những thông tin từ doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng. Cụ thể như: 

  • Phân tích, hiểu được thị hiếu, insight khách hàng -> Tạo ra sản phẩm chất lượng, mang lại doanh thu tốt cho doanh nghiệp. 

  • Phân phối hàng hoá hiệu quả -> Tránh được những ách tắc trong bán hàng, tiêu thụ hàng hoá. 

  • Có chính sách xúc tiến thương hiệu phù hợp -> Tạo ra những ưu thế, khác biệt của doanh nghiệp so với đối thủ. 

Tóm lại, marketing mix sẽ giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru, đưa sản phẩm đến gần khách hàng hơn. 

Đối với người tiêu dùng 

Không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, marketing mix còn có lợi ích cho người tiêu dùng. Các nhà marketer tìm hiểu kỹ về nhu cầu của người tiêu dùng, đưa ra sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn được hết những mong muốn của bạn. 

Một sản phẩm, dịch vụ tốt thì khi dùng, chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng với số tiền đã bỏ ra. 

Tóm lại, chúng ta có thể thấy được rằng, marketing mix chính là cách để trao đổi thông tin 2 chiều: Từ doanh nghiệp đến người dùng và người dùng đến với doanh nghiệp đó. Sản phẩm tiêu dùng sẽ bán được nhiều hơn, thuật lợi hơn; vừa mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp, vừa đáp ứng được giá trị lợi ích cho khách hàng. 

Cách xây dựng chiến lược marketing mix 4P hiệu quả, phù hợp cho sản phẩm

Khi nghiên cứu thị trường, tìm hiểu để xây dựng chiến lược marketing mix phù hợp, các nhà tiếp thị nên bắt đầu từ đâu? Thực hiện như thế nào thì mới hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm (Product)

Đây chính là yếu tố P đầu tiên mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm. Vậy đối với sản phẩm, cần phải tìm hiểu và xác định những gì? 

  • Chất lượng: Đối với một sản phẩm, đương nhiên chất lượng luôn được quan tâm đến đầu tiên, có thể kể đến như: Hiệu năng sử dụng, độ bền, độ ổn định… Để đánh giá một sản phẩm có thực sự tốt hay không thì rất khó, vì không có một tiêu chuẩn nào cả. Vậy nên, người ta thường so sánh với các sản phẩm của đối thủ để hiểu rõ hơn. 

  • Thiết kế: Với các sản phẩm, thiết kế có thể bao gồm một số yếu tố như hình dáng, màu sắc, thể tích, bao bì… Còn với dịch vụ, thì thiết kế có vẻ trừu tượng hơn, nó là cách hay quy trình thực hiện mà doanh nghiệp mang lại trải nghiệm cho người dùng. 

  • Tính năng: Đây là một trong những yếu tố để có thể đánh giá được sản phẩm, dịch vụ đó có tốt hơn sản phẩm của đối thủ hơn. Thông thường, các nhà tiếp thị cũng sẽ dựa vào những tính năng nổi bật để làm quảng cáo, tạo lợi thế cạnh tranh. 

Ngoài ra, một số yếu tố khác về sản phẩm nữa như nhãn hiệu, các dịch vụ đi kèm (hỗ trợ giao  hàng, bảo hành, chính sách sửa chữa) … 

Đương nhiên, để có thể đánh giá về sản phẩm, người tiếp thị cần phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai, hướng đến đối tượng khách hàng nào, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

>>> Tham khảo: Cách xây dựng ma trận SWOT hiệu quả. 

Tạo chiến lược về giá 

Trong chiến lược marketing mix thì giá cả cũng rất quan trọng. Nó không chỉ thể hiện được giá trị sản phẩm mà còn là chi phí – yếu tố cân nhắc khi người tiêu dùng mua hàng. 

Một số công việc xoay quanh việc tạo chiến lược về giá:

  • Xác định giá bán: Giá bán của các sản phẩm trên thị trường khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng, tính năng, chiến lược định vị sản phẩm, chi phí sản xuất, vận hành… Các doanh nghiệp sẽ sử dụng các phương pháp định giá sản phẩm khác nhau cho sản phẩm của mình, có thể là phương pháp định giá cộng chi phí, phương pháp định giá dựa trên điểm hoà vốn… Và đương nhiên, giá bán trên thị trường có thể thay đổi theo từng giai đoạn của chiến lược. Chiến lược giá có thể là: Thấp, khuyến mại khi vừa ra mắt, sau khoảng thời gian ra mắt thì sẽ có mức giá ổn định (giá từ thời điểm đó đến khi kết thúc chiến lược). 

  • Phương thức thanh toán: Tuỳ vào thị trường mục tiêu, khách hàng tiềm năng cũng như giá trị mặt hàng để đưa ra phương thức phù hợp. Một số phương thức như: tiền mặt, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng… hoặc có thể là hình thức trả góp với những hàng hoá giá trị nhằm tạo điều kiện cho người tiêu dùng, đồng thời cũng thúc đẩy doanh số. 

Xây dựng, xác định kênh phân phối 

Đối với bước này, các công việc mà người tiếp thị phải thực hiện bao gồm: 

  • Xây dựng hệ thống kênh phân phối: Có các mô hình kênh phân phối như truyền thống, gián tiếp, trực tiếp… Nhiệm vụ đặt ra là phải chọn được mô hình phù hợp, có thể chọn nhiều mô hình, nhưng phải chỉ ra được các thành phần của mô hình và mối quan hệ giữa chúng. 

  • Dự tính mức độ bao phủ: Với kênh phân phối như trên thì độ bao phủ dự tính là bao nhiêu? Có thể dựa vào lượng khách hàng tiềm năng ở mỗi khu vực để xác định chính xác và khách quan nhất. 

  • Xác định các địa điểm phân phối. 

  • Kho bãi và vận chuyển. 

Xác định kế hoạch khuyến mại 

Đây có thể là bước sát nhất giúp sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Làm thế nào để khách hàng biết đến nhiều, khách hàng tin tưởng và dẫn đến hành động mua hàng? Trong chiến lược marketing mix, các công cụ được sử dụng bao gồm: 

  • Quảng cáo: Hầu hết các sản phẩm muốn đến được khách hàng đều phải có quảng cáo. Công cụ này giúp người tiêu dùng hiểu được tính năng, điểm mạnh và thông điệp sản phẩm. Nhiệm vụ của marketers là phải xây dựng thông điệp phù hợp, ấn tượng. 

  • Bán hàng cá nhân: Không phải bất kỳ sản phẩm nào cũng lựa chọn công cụ này để thúc đẩy bán hàng. Một số sản phẩm như bất động sản, bảo hiểm… (có mức độ phức tạp, quá trình tìm hiểu lâu dài). 

  • Xúc tiến thương mại: Những thời điểm “vàng” của chiến lược, cần phải thúc đẩy mạnh mẽ doanh số thì công cụ này sẽ được áp dụng triệt độ. 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về marketing mix 4P và 7P. CAS Media hy vọng qua những thông tin này, những nhà tiếp thị đã hiểu rõ về vai trò, cách thức để xây dựng được một chiến lược marketing hỗn hợp cho doanh nghiệp của mình. 

 

HÃY TRAO ĐI 1% TIN TƯỞNG, CHÚNG TÔI SẼ TRẢ BẠN 99% SỰ HÀI LÒNG