Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh & Cách tính ngày dự sinh | Huggies
Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cùng Huggies tìm hiểu cách tính ngày dự sinh trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Cách tính tuổi thai theo tuần
Tuổi thai theo tuần thường được tính dựa trên kỳ kinh cuối cùng. Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng được tính là tuần mang thai đầu tiên. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng kết hợp 3 phương pháp tính ngày dự sinh, bao gồm: tính ngày kinh cuối cùng, siêu âm và khám sức khỏe.
Thai bao nhiêu tuần thì sinh – cách tính tuổi thai theo tuần ((Nguồn: Sưu tầm)
Thai bao nhiêu tuần thì đủ tháng
Thai đủ 40 tuần tuổi được xem là đủ ngày đủ tháng. Khi trên 38 tuần tuổi, thai được xem như đã trưởng thành và có thể nuôi sống dễ dàng bên ngoài tử cung của mẹ. Do đó, trẻ sinh ra trong tuần 39 đến 41 thường có ít biến chứng. Những trẻ sinh sớm hay muộn hơn thời gian này thì nguy cơ gặp biến chứng sẽ cao hơn.
Mỗi thai phụ với cơ địa khác nhau cùng các yếu tố sức khỏe, tâm lý, kích thích tác động bên ngoài mà có thể sinh sớm hay muộn hơn ngày dự sinh 1 – 2 tuần. Những mẹ mang thai lần đầu thường sinh con sớm hơn ngày dự sinh 7 – 10 ngày.
Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh con
Mong ngóng đến ngày sinh là tâm lý phổ biến khi bạn mang thai. Bạn sẽ lập kế hoạch xung quanh ngày dự sinh, coi đó là điểm mốc để bạn hoàn thành các công việc, kế hoạch cho mình và cho bé. Bạn không phải là người duy nhất quan tâm đến việc đó. Bạn sẽ thấy rất nhiều người, thậm chí cả người lạ, hỏi bạn: “Khi nào sinh bé?” hay chính bạn cũng thắc mắc mang thai bao nhiêu tuần thì sinh.
Trên thực tế, ngày dự sinh là một thời điểm quan trọng để qua đó bạn kiểm tra xem liệu em bé của mình có phát triển bình thường hay không. Căn cứ vào ngày dự sinh, bạn có thể xác định được những điểm mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé, như khi nào nghe được tim thai, kích thước bụng,…
Lấy ví dụ, hầu hết những bà mẹ mang thai lần đầu tiên sẽ cảm nhận được em bé bắt đầu chuyển động từ tuần thứ 16. Đến tuần thứ 20, tử cung thường phát triển gần chạm tới rốn của người mẹ. Những thông số này đảm bảo rằng em bé của bạn đang phát triển bình thường.
Các bác sĩ sẽ kiểm tra bạn trong từng giai đoạn của thai kỳ, xác định xem bạn đang ở tuần thứ bao nhiêu, khi nào bạn sinh em bé. Nếu những thông tin này trùng khớp với sự phát triển kích thước bụng của bạn, em bé của bạn đang phát triển rất bình thường và sẵn sàng để chào đời trong, hoặc quanh thời điểm dự sinh.
>> Tham khảo:
3 nhóm phụ nữ có nguy cơ sinh con non
Ngày dự sinh có chính xác không?
Bạn nên nhớ rằng ngày dự sinh không phải là ngày em bé của bạn chắc chắn sẽ ra đời. Ngày dự sinh là một ước tính dựa trên độ dài trung bình của thai kỳ đối với những phụ nữ có vòng kinh “trung bình”.
Ngày dự sinh cũng được tính dựa trên lý thuyết rằng việc thụ thai diễn ra trong khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Điều này xảy ra ở một phụ nữ bình thường. Nhưng vẫn có những bà mẹ không tuân theo quy luật thông thường này.
>> Đọc thêm: Sinh non ở tuần 24 – Câu chuyện dũng cảm của tôi
Thời gian dự sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Ngày dự sinh được tính như thế nào?
Người ta ước lượng ngày dự sinh bằng cách cộng thêm 40 tuần hay 280 ngày vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Phần lớn các em bé sẽ ra đời trước hoặc sau thời hạn này vài ngày. Đối với những phụ nữ mang thai con đầu lòng, em bé thường chào đời sau ngày dự sinh.
Nhưng dù chào đời ở tuần thứ 38 hay tuần thứ 42, các em bé vẫn được coi là phát triển đầy đủ. Sự khác biệt 4 tuần này đến từ sự khác biệt trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, bởi không phải mọi phụ nữ đều có vòng kinh 28 ngày.
Nếu người mẹ không thể xác định được ngày dự sinh một cách rõ ràng, các bác sĩ sẽ ước lượng khoảng thời gian mà em bé có thể ra đời. Dù người mẹ mong muốn xác định được một thời điểm chính xác, nhưng những đứa bé lại có cơ chế hoạt động riêng của mình và không thèm quan tâm đến biểu đồ sinh sản cũng như ngày dự sinh. Mang thai không phải là một tiến trình mà chúng ta có thể tự điều khiển được một cách chính xác và khoa học.
Điều quan trọng là bạn phải thật thoải mái cho đến ngày dự sinh. Trên thực tế, việc nuôi nấng một em bé sơ sinh là một sự rèn luyện tốt cho bạn và em bé sẽ trở thành một phần của cuộc sống của bạn. Việc có em bé cũng có nghĩa là bạn sẽ thấy cuộc sống không còn dễ dàng kiểm soát và được tự do như trước nữa.
>> Tham khảo: Dấu hiệu rụng trứng, rụng trứng kéo dài bao nhiêu ngày?
Cách tính ngày dự sinh
Mẹ cũng có thể tự tính ngày dự sinh chuẩn cho mình bằng cách đếm theo ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng.
Cách tính cụ thể như sau:
Lấy mốc là ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng + 7 ngày + 9 tháng = Ngày dự sinh
Ví dụ:
Ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là 21/2/2020
Ngày dự sinh = 21 + 7 ngày + 9 tháng = 28/11/2020
Cách tính này có chút sai số do không phải ai cũng biết được chính xác ngày rụng trứng, thời điểm thụ thai nên ta phải lựa mốc theo kỳ nguyệt san. Lưu ý là phép tình này chỉ có thể áp dụng cho người có chu kỳ đều đặn 28 ngày, nhớ được đúng ngày kinh cuối cùng chứ không thể áp dụng cho những người bị rối loạn kinh nguyệt.
Các mẹ có thể trải nghiệm thêm công cụ tính ngày dự sinh cực kỳ hay ho của Huggies để kiểm chứng xem phép tính kia có chính xác không nhé.
Siêu âm
Hầu hết phụ nữ đang mang thai thường có thói quen siêu âm thai ít nhất một lần trong suốt thai kỳ. Lần siêu âm đầu tiên thường được thực hiện trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, đặc biệt nếu người mẹ có một số nghi ngờ về thời gian dự sinh hay tuần tuổi của thai nhi. Lần thứ hai được gọi là siêu âm sàng lọc thai kỳ và được thực hiện trong khoảng tuần thứ 18 của thai kỳ.
Siêu âm sàng lọc và xác định ngày sẽ cho thấy sự trưởng thành của bé, vị trí của nhau thai và sức khỏe của em bé. Nó cũng được dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của em bé. Theo đó, nếu kích thước em bé phù hợp với tuần tuổi thai, thì em bé đang phát triển đúng theo ngày dự sinh.
>> Tham khảo: Cách tính tuổi thai kỳ chính xác
Siêu âm thai để biết tốc độ phát triển của em bé (Nguồn: Sưu tầm)
Tính ngày dự sinh nếu đã được thụ tinh trong ống nghiệm
Nếu bạn được thụ thai bằng thụ tinh trong ống nghiệm hay các biện pháp hỗ trợ sinh sản khác, thì việc ước tính thời điểm thụ thai sẽ chính xác hơn nhiều. Từ đó, bạn có thể tính ngày dự sinh dễ dàng hơn. Tuy vậy, một vài phụ nữ có vẻ mất nhiều hoặc ít thời gian hơn để “nuôi lớn” em bé của mình. Trong trường hợp người mẹ mang đa thai, khả năng sinh trước ngày dự sinh là lớn hơn. Tương tự như vậy, nếu người mẹ gặp các biến chứng khi mang thai thì dễ có khả năng sinh non.
Trường hợp em bé ra đời trước ngày dự sinh
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng lưu ý rằng:
Việc chấm dứt thai kỳ cần được cân nhắc dựa vào tuổi thai và khả năng nuôi sống bé. Việc xác định cột mốc dự sanh chính xác là hết sức quan trọng. Nếu sinh bé quá sớm thì bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh của trẻ non tháng như bệnh màng trong, chậm hấp thu dịch phổ gây suy hô hấp, nhiễm trùng, xuất huyết não, vàng da, viêm ruột hoại tử, thính giác và thị giác chưa hoàn thiện, hạ canci hạ đường máu, tử vong…Còn nếu để quá già tháng, mẹ sẽ phải đố diện với nguy cơ cạn ối, thai suy, mất tim thai.
Những phụ nữ được chẩn đoán bị tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ hay rối loạn hệ thống tự miễn dịch được khuyến khích sử dụng biện pháp sinh mổ hay kích thích chuyển dạ. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ cân nhắc nhằm đảm bảo người mẹ đủ sức khỏe để có thể chịu đựng được cuộc phẫu thuật. Nhưng quan trọng hơn, bạn nên chú ý đặc biệt đến những nguy cơ sức khỏe ở bé sinh non.
Khi một em bé phát triển chậm hoặc có thể bị tổn hại do một nguyên nhân gì đó, các bác sĩ thường khuyến khích người mẹ sinh con sớm. Những điều kiện chăm sóc bên ngoài cần được chuẩn bị tốt hơn sao cho em bé cảm thấy như vẫn còn trong bụng mẹ. Trong trường hợp này, bạn hãy dùng ngày dự sinh như một bản hướng dẫn để ra quyết định và cân nhắc tất cả mọi yếu tố.
Một số dấu hiệu chuyển dạ sinh con bố mẹ cần nắm
Có 5 dấu hiệu chính sau đây báo hiệu cho bạn cần chuẩn bị đến viện chuyển dạ sinh con ngay:
Dấu hiệu sức khỏe bất ổn: Sốt cao >38 độ C, khó thở, ngất xỉu, đau đầu, tức ngực, nôn mửa, co giật, rối loạn thị giác cần đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu sức khỏe bất ổn: Sốt cao >38 độ C, khó thở, ngất xỉu, đau đầu, tức ngực, nôn mửa, co giật, rối loạn thị giác cần đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Giai đoạn những tháng cuối cùng là thời điểm cực kỳ nhạy cảm với mẹ và bé, những dấu hiệu nhỏ cũng có thể là biểu hiện cho thai lưu hoặc sinh non nên thai phụ cần tích cực khám thai định kỳ trong thời gian này để theo dõi sát sao với sức khỏe của trẻ. Nếu có những bất thường xảy ra sẽ có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần để chuẩn bị tâm lý vững vàng nhất chào đón bé yêu ra đời.
Một số dấu hiệu chuyển dạ sinh con bố mẹ cần nắm (Nguồn: Sưu tầm)
Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây giúp mẹ hiểu được mang thai bao nhiêu tuần thì sinh cùng với công cụ tính ngày sinh tự động của Huggies giúp bạn có tinh thần chuẩn bị tốt nhất trước khi chào đời.
>> Xem thêm: Cách nhận biết giới tính thai nhi sớm ở tuần 12