Lý thuyết vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ Địa lí 12>
1. Khái quát chung
a. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
– Gồm 6 tỉnh/thành phố trực thuộc TW.
– Diện tích nhỏ: 23,6 nghìn km2
– Dân số: 18,3 triệu người (2020).
– Tiếp giáp Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Campuchia, biển Đông.
b. Đặc điểm chung
– Dẫn đầu cả nước về GDP (42%), giá trị sản xuất cn và hàng hóa xuất khẩu.
– Sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế phát triển hơn so với các vùng khác.
– Đông Nam Bộ đang sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.
– Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng.
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được hiểu là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Giảm tải mục 2. Các thế mạnh, hạn chế chủ yếu của vùng
3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
a. Trong công nghiệp
– Công nghiệp của vùng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp cả nước.
– Các ngành công nghệ cao: Luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học,…
– Việc phát triển công nghiệp đặt ra nhu cầu rất lớn về năng lượng.
* Phương hướng:
– Giải quyết vấn đề năng lượng: Xây dựng các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, đường dây siêu cao áp 500 KV góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng.
– Mở rộng quan hệ đầu tư nước ngoài, thu hút vốn đầu tư (giai đoạn 1988 – 2006 vùng chiếm > 50% số vốn đầu tư của cả nước).
– Chú ý vấn đề môi trường, sự phát triển công nghiệp cần tránh làm tổn hại đến ngành du lịch mà vùng có nhiều tiềm năng.
b. Trong dịch vụ
– Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.
– Hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
– Phát triển đa dạng các hoạt động dịch vụ.
– Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.
c. Trong nông, lâm nghiệp
– Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu, các công trình thủy lợi được xây dựng, giải quyết vấn đề nước sinh hoạt và sản xuất, góp phần tăng hệ số sử dụng đất và khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm.
– Thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như: vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
– Cần bảo vệ vốn rừng ở thượng lưu để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm cũng như phục hồi và phát triển rừng ngập mặn.
d. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển:
– Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản.
– Du lịch biển: Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lí tưởng.
– Giao thông vận tải biển.
– Khai thác khoáng sản trên biển: dầu khí. Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.
Chú ý đến giải quyết ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển chế biến dầu mỏ.