Lý thuyết Sinh học 9 Bài 27 (mới 2023 + Bài Tập): Thực hành: quan sát thường biến

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 9 Bài 27: Thực hành: quan sát thường biến ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 9 Bài 27.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 27: Thực hành: quan sát thường biến

I. MỤC TIÊU

Học xong bài thực hành này, học sinh phải:

– Qua tranh ảnh và mẫu vật sống, nhận biết được một số thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp.

– Qua tranh ảnh, phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.

Quảng cáo

– Qua tranh ảnh và mẫu vật sống, rút ra được:

+ Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu tác động của môi trường.

+ Tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.

II. CHUẨN BỊ

1. Tranh ảnh

a. Tranh, ảnh minh họa thường biến

– Ảnh chụp hai mầm khoai lang hoặc khoai tây được tách ra từ một củ, một mầm đặt trong tối, còn mầm kia để ngoài ánh sáng.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 27: Thực hành: quan sát thường biến (ảnh 1)

– Ảnh chụp hai chậu gieo hạt thuần chủng của cùng một giống lúa, một chậu đặt trong tối, một chậu để ngoài sáng.

 Lý thuyết Sinh học 9 Bài 27: Thực hành: quan sát thường biến (ảnh 1)

Quảng cáo

– Ảnh chụp cây rau dừa nước mọc từ mô đất cao, bò xuống bờ nước rồi trải trên mặt nước.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 27: Thực hành: quan sát thường biến (ảnh 1)

– Ảnh chụp ruộng mạ có các cây mạ ven bờ tốt hơn so với cây mạ ở trong giữa ruộng.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 27: Thực hành: quan sát thường biến (ảnh 1)

b. Ảnh chụp chứng minh thường biến là biến dị không di truyền được

– Kết hợp ảnh chụp các cây mạ ven bờ và các cây mạ ở trong giữa ruộng với ảnh chụp các cây lúa mọc từ hạt của hai loại mạ trên.

– Ảnh chụp một cây rau dừa nước mọc trên mô đất cao, lan rộng xuống mặt nước và ảnh chụp của hai cây rau dừa nước được tạo nên bằng cách lấy hai đoạn thân của cây rau dừa nói trên, một đoạn thân nằm trên mô đất cao cho mọc trên mặt nước, một đoạn thân nằm trên mặt nước cho mọc trên mô đất cao.

c. Ảnh chụp minh họa ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng

– Ảnh chụp 2 luống su hào trồng từ một giống nhưng được bón phân, tưới nước khác nhau và 2 củ điển hình từ 2 luống đó.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 27: Thực hành: quan sát thường biến (ảnh 1)

2. Mẫu vật

– Mầm khoai lang hoặc khoai tây mọc trong bóng tối và ngoài sáng.

– Cây mạ mọc trong bóng tối và ngoài sáng.

– Một thân cây rau dừa nước mọc từ mô đất cao, bò xuống ven bờ và trải trên mặt nước.

– Hai củ su hào của một giống thuần chủng nhưng được bón phân, tưới nước khác nhau.

III. CÁCH TIẾN HÀNH

– Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 10 – 15 học sinh.

– Quan sát và nhận xét các thường biến trên các tranh ảnh minh họa.

– Quan sát và phân tích sơ đồ minh họa thường biến không di truyền được.

– Quan sát đặc điểm biến đổi đồng loạt theo cùng một hướng của thường biến.

– Đo đường kính của các đoạn thân cây rau dừa nước và các củ su hào, cân các củ su hào.

– Nhận xét về ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện môi trường đối với tính trạng chất lượng và số lượng.

IV. THU HOẠCH

– Nhận xét ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng:

+ Môi trường có tác động mạnh mẽ đối với tính trạng số lượng.

+ Môi trường ít có sự ảnh hưởng đối với các tính trạng chất lượng.

– Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến:

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 27: Thực hành: quan sát thường biến (ảnh 1)

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 26: Thực hành: nhận biết một vài dạng đột biến 

Lý thuyết Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người 

Lý thuyết Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người 

Lý thuyết Bài 30: Di truyền học với con người 

Lý thuyết Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)