Lý Do Sinh Viên Ra Trường Thất Nghiệp Và Giải Pháp
Theo thống kê của Tổ Chức Lao động quốc tế cho biết năm 2019, tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp của Việt Nam là 6,9%. Năm 2020, tỷ lệ này có thể đạt 10,8% (trường hợp ngăn chặn dịch trong ngắn hạn) và 13,2% (trường hợp ngăn chặn dịch trong dài hạn). Trong bài viết này, Dân ngoại thương sẽ nêu ra một số lý do và giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp của sinh viên
»»» Xem thêm:
Đâu là nguyên nhân sinh viên ra trường thất nghiệp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên sau khi ra trường không xin được việc hoặc phải làm trái ngành
Sinh viên thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế
Theo thống kê của Bộ giáo dụng và đào tạo, cả nước có hơn 2.200.000 sinh viên đang theo học ở các ngành học tính từ trung cấp chuyên nghiệp đến Đại học. Tuy nhiên, với phương pháp giảng dạy thiếu thực tiễn, kiến thức chủ yếu là lý thuyết hàn lâm không có tính thực tế đã dẫn đến số lượng sinh viên tốt nghiệp rất nhiều nhưng ít người có thể đáp ứng nhu cầu công việc thực tế ở các doanh nghiệp.
Sự chênh lệch trong cung cầu lao động và tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” là những nguyên nhân chính làm cho hàng chục ngàn sinh viên phải rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm trái ngành nghề. Mỗi sinh viên phải cạnh tranh quyết liệt để được sự công nhận của nhà tuyển dụng nhưng thực tế chỉ có số ít người so với số lượng cử nhân tốt nghiệp được nhận vào làm.
Nhiều sinh viên phụ thuộc vào tấm bằng học tập xuất sắc để đi xin việc nhưng lại “sáo rỗng” hoàn toàn các kỹ năng làm việc nên không nhận được cái gật đầu từ các doanh nghiệp.
Sinh viên ra trường thất nghiệp do hạn chế về kỹ năng mềm
Hiện nay, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoa, kỷ nguyên công công nghệ, kỷ nguyên của 4.0 xâm nhập vào Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều. Những doanh nghiệp này yêu cầu ở sinh viên không chỉ là trinh độ chuyên môn mà còn kỹ năng mềm. Do đó đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến sinh viên ra trường thất nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình học trên ghế nhà trường, đa số sinh viên tranh thủ học ngoại ngữ và tin học để lấy được bằng chứng nhận làm cơ sở cho xin việc sau khi ra trường.
Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng lại yêu cầu sinh viên có được nhiều kinh nghiệm các kinh nghiệm xử lý tình huống như: Giao tiếp tiếng Anh, đàm phán, xử lý vấn đề, làm việc nhóm,… hơn là giấy từ chứng nhận đó. Có trường hợp nhiều sinh viên sau khi được nhận vào thử việc trong công ty khoảng 1-2 tháng nhưng không thể tiếp thu và làm việc hiệu quả do thiếu kỹ năng mềm này. Đây là yếu điểm mà sinh viên cần khắc phục để gia tăng cơ hội tìm việc sau khi ra trường.
Không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng
Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫ đến việc thất nghiệp ở sinh viên. Ở Việt Nam, một số bạn chưa có định hướng rõ ràng về tương lai của mình, có một số bạn sẽ chọn ngành theo sự sắp đặt của cha mẹ.
Bên cạnh đó, một số bạn khác lại chọn ngành Hot theo xu hướng đám đông mà chưa thật sự yêu thích và không phù hợp với khả năng của mình. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng bộ phận sinh viên lười học hay học cho có nên ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực, làm cho đầu ra còn hạn chế.
Từ đó, dẫn đến một khối lượng lớn học sinh, sinh viên chưa cụ thể được yêu cầu nghề nghiệp cần có của bản thân mà thiếu đi sự tự giác chuẩn bị trước các kỹ năng mà bản thân có thể trao dồi theo thời gian trong quá trình học tập.
Doanh nghiệp chú trọng vào ngoại hình và kinh nghiệm thực tế
Cùng theo sự phát triển của xã hội, giao tiếp của con người ngày càng đsong vai trò quan trọng. Do đó, hình ảnh trước mặt đối tác cũng yêu cầu chỉnh chu hơn so với trước.
Thực tế có thể thấy nếu sở hữu một ngoại hình ưa nhìn sẽ nhận được ưu thế hơn, đặc biệt là nhưng công việc đòi hỏi nhiều đến giao tiếp hăng ngày.
Cùng với yêu cầu về ngoại hình, cái quan trọng nhất doanh nghiệp cần ở sinh viên là kinh nghiệm. Nhiều sinh viên lầm tưởng rằng đó là kinh nghiệm làm việc thì sinh viên mới ra trường khó mà đáp ứng được yêu cầu này. Tuy nhiên, kinh nghiệm nhà tuyển dụng yêu cầu ở đâu là kinh nghiệm làm việc thực tế, không phải là lý thuyết hàm lâm từ môi trường Đại học tránh cho mất thêm thời gian và chi phí cho việ đào tạo lại nhân lực.
Giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp ở sinh viên
Từ những nguyên nhân trên, sinh viên cần có nút thắt tháo gỡ theo chính nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp. Trong đó 2 giải pháp quan trọng nhất sinh viên cần nhanh chóng cải thiện để có cơ hội việc làm cao đó chính là củng cố kỹ năng mềm và kinh nghiệm làm việc thực tế.
Nâng cao kỹ năng mềm
Có nhiều cách giúp cho sinh viên có thể nâng cao kỹ năng mềm cho bản thân mình. Việc thường xuyên giao tiếp, tiếp xúc với bạn bè, các hoạt động xã hội cùng là một cách giúp sinh viên nhanh chóng có được kỹ năng mềm.
Ngoài ra, do kỹ năng mềm mặc dù không mang tính chất chuyên môn những cũng không tư nhiên mà có, do vậy việc tự nhìn nhận để xây dựng kỹ năng mềm sẽ bị hạn chế, để có được kỹ năng mềm có thể tham gia các khóa học đào tạo kỹ năng mềm. Khi tham gia học kỹ năng, bạn có cơ hội làm mới mình với những kiến thức mới, điều này giúp tái tạo bản thân, xây dựng nguồn năng lượng tích cực. Đồng thời, người học cũng có thêm những người bạn, mở rộng mối quan hệ.
Tham gia khóa học, học sinh có cơ hội tiếp xúc với chuyên gia. Những ai nhút nhát sẽ dần thoát khỏi cái vỏ bọc của mình, hướng đến một cuộc sống vui vẻ, ý nghĩa, từ đó giúp có năng lượng và nhạy bén trong việc xử lý các tình huống của nhà tuyển dụng đưa ra và tiến gần hơn với cơ hội việc làm.
Nâng cao kinh nghiệm làm việc thực tế băng các khóa học ngắn hạn
Có nhiều cách để nâng cao kinh nghiệm làm việc thực tế như việc xin thực tập ở các công ty theo đúng chuyên ngành. Hay học hỏi từ các bậc tiền bối. Tuy nhiên, rất khó để có được kinh nghiệm chuyên sâu theo hình thức tự học.
Việc tham gia một khóa học ngắn hạn theo đúng chuyên ngành hay nghề nghiệp yêu thích sẽ giúp bản thân nhanh chóng được định hướng nghề nghiệp và công việc nhanh chóng, đúng đắn và hơn hết được các giảng viên, chuyên gia lâu năm trong nghề tần tình chỉ dạy và quan trọng nhất là có được sự cam kết về kết quả đạt được sau các khóa học ngắn hạn.
Theo thống kê của Trường Đại học lao động xã hội đối với ngành Quản trị nhân sự tốt nghiệp năm 2018 băng cách phát phiếu hỏi điện tử bằng facbook và zalo lên group sinh viên ngành Quản trị nhân sự 2018 để hỏi về tình hình việc làm trên tổng số 207 sinh viên trả lời thu được kết quả như sau:
Thực trạng
Số lượng
Tỷ lệ
Có việc làm đúng ngành
126
60.87%
Có việc làm gần đúng ngành
7
3.38%
Trái ngành
20
9.61%
Chưa có việc làm
54
26.14%
Giải pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp của sinh viên và kết quả đạt được
Giải pháp
Thực trạng sau khi thực hiện giải pháp
Học lên cao
8
Có việc làm
3
37.5%
Trái ngành
0
0
Thất nghiệp
5
62.5%
Tham gia các khóa học thực tế ngắn hạn
35
Có việc làm
30
85.71
Trái ngành
4
11.43%
Thất nghiệp
1
2.86
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, trong tổng số sinh viên ra trường thất nghiệp có tổng số 43/54 sinh viên thực hiện các giải pháp để tìm kiếm cơ hội việc làm. Trong đó có sinh viên ra trường thất nghiệp tham gia các khóa học ngắn hạn. Số còn lại tham gia các khóa đào tạo thạc sĩ.
Sau khi thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ tình trạng thất nghiệp. Có thể thấy việc tham gia các k81.40%hóa học ngắn hạn có việc làm đúng chuyên ngành lên tới 85.71%. Trong sau khi học lên cao có việc làm đúng ngành chỉ chiếm 37.50%.
Thực tế, theo các chuyên gia học lên cao không phải là một giải pháp hiệu quả cho việc giải quyết trình trạng sin viên ra trường thất nghiệp vì nước ta đang đối mặt với tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
Để tìm hiểu thêm các giải pháp giải quyết việc làm cho sinh viên ra trường thất nghiệp bạn đọc có thể tham khảo thêm tại trang Lê Ánh Hr với nhiều bài viết hữu ích.
»»» Xem thêm:Review khóa học Logistics ở đâu tốt
Dân Ngoại thương chúc bạn thành công!
5/5 – (34 bình chọn)