Lưu c (Bài Thu Hoạch Lớp Đảng Viên Mới)
doc
13 113 KB 72
1k
4
(
13
lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về
Đang chuẩn bị: 60
Bắt đầu tải xuống
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Bài thu hoạch lớp Đảng viên mới Đảng viên mới Bài thu hoạch chính trị Nhiệm vụ của Đảng viên Xây dựng Đảng ở cơ sở
Mục Lục
Tài liệu tương tự
doc
BẢN THU HOẠCH-Đảng viên mới
8 7
283
doc
Bài thu hoạch Chính trị hè 2019: Tại sao Chủ Tịch Hồ Chí Minh dạy chúng ta phải xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát…
4 1
85
Tổ chức và lề lối làm việc Cán bộ phụ trách khu vực và cán bộ phụ trách xã ở các huyện miền núi nên làm việc như thế nào
7 0
17
doc
Bài thu hoạch chính trị hè 2009
13 0
31
ppt
KHÔNG NGỪNG PHẤN ĐẤU VÀ RÈN LUYỆN ĐỂ XỨNG ĐÁNG VỚI DANH HIỆU NGUỜI ĐẢNG VIÊN ĐCSVN
20 3
87
doc
Bài thu hoạch: Lớp bồi dưỡng chính trị hè năm 2010
4 0
23
doc
Bài thu hoạch: Tuần sinh hoạt công dân – HSSV năm học 2009 – 2010
13 0
11
Đảng bộ Hà Nội chú trọng giáo dục Đảng viên mới
7 0
12
doc
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng chính trị năm 2010
4 0
32
docx
Bài thu hoạch: Học tập nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII
20 0
6
doc
Bài thu hoạch chính trị hè 2011
6 0
13
doc
Bài thu hoạch: Học tập Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
3 0
18
doc
BÀI 8: TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG Ở CỞ
4 7
84
docx
Bài thu hoạch: Học tập Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 12 của Đảng
5 0
6
doc
Bài thu hoạch: Học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng
6 2
47
docx
Bài thu hoạch: Cảm tình Đảng
23 3
76
Nội dung
BÀI THU HOẠCH LỚP ĐẢNG VIÊN MỚI Tôi tên: Lưu Nhung Chức vụ: Bí thư Đoàn Đơn vị công tác: Đảng ủy khối Doanh nghiệp Qua đợt học tập do Ban Tổ chức Hội nghị của Đảng ủy khối Doanh nghiệp tổ chức. Tôi trình bày thu hoạch với nội dung cụ thể như sau: Nhận thức của cá nhân về những vấn đề cơ bản và mới trong các chuyên đề đã được giới thiệu tại Hội nghị. Bài làm Câu 1. Phân tích nhiệm vụ của đảng viên trong công tác xây dựng đảng ở cơ sở? Tổ chức cơ sở đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm các chi bộ, đảng bộ cơ sở, là tổ chức đảng nhỏ nhất và có số lượng đông nhất.Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Nhiệm vụ xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên có nội dung chính: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, và nâng cao chất lượng đảng viên. Mỗi đảng viên phải hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng nhất định. Chất lượng của từng đảng viên góp phần tạo nên chất lượng của chi bộ, đảng bộ. Đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh sẽ tạo điều kiện để đảng viên thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ, giữ vững tư cách người đảng viên. Vì vậy, Đảng viên cần nêu cao trách nhiệm xây dựng đảng bộ, chi bộ. Đảng viên phải đóng góp tích cực với đảng bộ, chi bộ trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị cơ sở, đơn vị. Đòi hỏi người đảng viên phải: – Thường xuyên học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại, những kiến thức mới của thời đại,… từ đó góp phần củng tổ chức Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. – Nắm vững và thực hiện nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những chủ trương, nhiệm vụ của cấp ủy và chính quyền địa phương. – Hiểu rõ tình hình thực tế ở cơ sở những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết. – Thường xuyên suy nghĩ, góp phần đề ra chủ trương và các giải pháp đúng đắn, sát hợp, có tính khả thi của đảng bộ, chi bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị. – Gương mẫu thực hiện nghị quyết và chấp hành sự phân công của đảng bộ, chi bộ; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân và gia đình thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ do đảng bộ, chi bộ đề ra. Đảng viên phải góp phần tích cực vào việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng có sự thống nhất cao về chính trị và tư trưởng, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống. – Đảng viên phải thực hiện nghiêm túc “chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng” trên cơ sở nâng cao nhận thức, kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc của Đảng. – Gương mẫu, tự giác rèn luyện, phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị; phẩm chất, đạo đức cách mạng; khắc phục chủ nghĩa cá nhân. Không làm những việc trái với quy định của Đảng, xa lạ với bản chất người đảng viên cộng sản. Không tham nhũng, làm ăn phi pháp; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực. – Kiên quyết đấu tranh với những nhận thức lệch lạc, mơ hồ, những biểu hiện thiếu kiên định về tư tưởng chính trị, giúp đồng chí nhận rõ và khắc phục những nhận thức, tư tưởng không đúng. Phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch. – Phát huy tự do tư tưởng, thảo luận, tranh luận tìm ra chân lý. Thực hiện đúng quyền được phát biểu ý kiến, được bảo lưu ý kiến và chấp hành nghị quyết của Đảng. Không được truyền bá những quan điểm trái với quan điểm, đướng lối của Đảng. Đảng viên phải đóng góp tích cực xây dựng đảng bộ, chi bộ vững mạnh về tổ chức, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng viên cần: – Phát huy dân chủ, tích cực thỏa thuận và tham gia quyết định các chủ trương, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, đồng thời thực hiện đúng nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng quyết định của tập thể. – Thường xuyên rèn luyện, tự giác đặt mình trong sự quản lý của chi bộ, đảng bộ; tham gia đầy đủ các kỳ sinh hoạt chi bộ, tuân thủ kỷ luật của Đảng. – Thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình. – Ra sức chăm lo, giữ gìn đoàn kết nội bộ; kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện chia rẽ, bè cánh, cục bộ do kèn cựa, tranh giành chức quyền, lợi lộc. – Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; kiên quyết chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, những phần tử bất mãn, cơ hội chống Đảng và những biểu hiện lệch lạc, trái quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. * Liên hệ bản thân: Là một ĐV, gv tôi luôn hiểu sự phấn đấu nâng cao chất lượng Đảng viên của bản thân góp phần tạo nên chất lượng của chi bộ mình. Vì vậy, Bản thân tôi thực hiện nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những chủ trương, nhiệm vụ, thường xuyên học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. rèn luyện đạo đức, tác phong, bản lĩnh chính trị của người Đảng viên hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước giao cho. Bản thân hiểu rõ tình hình thực tế ở địa phương (xã Ya Xiêr là khu vực nhạy cảm, vấn đề vận động, duy trì sĩ số học sinh đang là vấn đề nan giải, phải giải quyết tốt thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục , cùng với các đồng chí trong chi bộ đề xuất những giải pháp nâng cao tỉ lệ học sinh ra lớp, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, tăng tỉ lệ học sinh giỏi ở trường. Tích cực bám lớp, bám trường nắm rõ tình hình học sinh, phụ huynh, bám thôn làng tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương, nhiệm vụ do chi bộ đề ra. – Tham gia đầy đủ các kỳ sinh hoạt chi bộ, tuân thủ kỷ luật của Đảng. Trong các cuộc họp nêu cao tinh thần tự phê bình, phê bình. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và đoàn kết với đồng nghiệp. Trong chi bộ trường học không có hiện tượng chia rẻ, bè phái. – Ở địa phương, gia đình bản thân luôn cố gắng vận động tuyên truyền những người xung quanh hiểu và làm theo các đường lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, cùng xây dựng khối đoàn kết khu dân cư. Người thân trong gia đình chủ yếu sinh sống bằng nghề buôn bán, bản thân luôn nêu cao tinh thần vận động người thân không làm ăn phi pháp, không lãng phí, – Là 1 đảng viên, 1 bí thư đoàn trường, giáo viên tôi luôn cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, những phần tử bất mãn, cơ hội chống Đảng, nhất là các thông tin trên mạng XH, nhắc nhở các đoàn viên trong chi đoàn, đồng nghiệp, quần chúng ở nơi dân cư cảnh giác trước những thông tin không được rõ rang trên mạng XH. Ngoài những điều trên bản thân luôn thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người Đảng viên ĐCSVN. Câu 2: PHÂN TÍCH VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. LIÊN HỆ BẢN THÂN Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội XI của Đảng khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”. Người đảng viên ĐCS VN có vị trí và vai trò rất quan trọng là chiến sỹ, người xây dựng, người lãnh đạo và là người phục vụ. Cụ thể vị trí, vai trò của người ĐV như sau: Đảng viên là chiến sĩ cách mạng trong đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam Đảng viên là chiến sĩ cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân, phấn đấu vì lợi ích của giai cấp. Toàn bộ sức mạnh, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đều được tạo thành từ từng người đảng viên. Đảng viên là người tiên tiến nhất trong nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng viên đặt lợi ích của giai cấp và dân tộc lên trên hết, trước hết. Đảng viên là người tiên phong, gương mẫu trước quần chúng nhân dân. Đội ngũ đảng viên là những người có trách nhiệm góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; đồng thời có trách nhiệm tổ chức thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách đó. – Mỗi đảng viên của Đảng đều có trách nhiệm trong việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. – Đảng viên phải nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, làm tấm gương tốt cho quần chúng noi theo. Đảng viên dù ở cương vị nào cũng vừa là người lãnh đạo, vừa là người phục vụ quần chúng. – Đảng viên là người lãnh đạo, giác ngộ lý tưởng của Đảng, đem tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật tuyên truyền cho quần chúng – Đảng viên là người đầy tớ của nhân dân, “Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải được hiểu rằng; mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân. – Là Đảng viên luôn luôn đứng vững trên lập trường, quan điểm của Đảng để lãnh đạo, giáo dục quần chúng, nâng cao trình độ của quần chúng. Mỗi đảng viên đều phải bảo vệ tính vững chắc, tính kiên định, tính trong sạch của Đảng và phải cố gắng làm cho danh hiệu và ý nghĩa của đảng viên ngày càng cao hơn lên mãi. Đảng viên là người kiên định bảo vệ Đảng, bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng – Trong cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch, đặc biệt chống chiến lược “diễn biến hòa bình” hiện nay, giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng là yếu tố có tính chất quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. * Liên hệ bản thân: Ngày được kết nạp Đảng là ngày trọng đại nhất trong cuộc đời, nếu như Tố Hữu viết “từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” thì với tôi từ ấy cuộc đời tôi như được bước sang một trang mới, trang viết đó tôi là một Đảng viên ĐCSVN. Bước vào Đảng tôi hiểu bản thân mình không chỉ sống cho riêng mình mà sống vì lý tưởng. Hiểu được vị trí, vai trò của người Đảng viên, luôn nhắc mình phải trở thành một chiến sĩ cách mạng trong đội quân tiên phong. Là ĐV, giáo viên, bí thư đoàn trường Luôn phấn đấu trau đồi phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, phát triển chuyên môn để trong giảng dạy là một giáo viên giỏi, trong lao động là một lao động tiên tiến, là một cán bộ đoàn gương mẫu trước các đoàn viên trong chi đoàn, gương mẫu tiên phong trong các phong trào trước học sinh, đồng nghiệp, đặt lợi ích của học sinh, phụ huynh, của các đoàn viên trong chi đoàn lên trước hết. Là một đảng viên tôi luôn nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, làm tấm gương tốt cho học sinh, quần chúng noi theo. Cùng với chi bộ đóng góp ý kiến trong việc xây dựng các nghị quyết của chi bộ trường, Đảng bộ xã, góp ý các dự thảo… của Đảng, nhà nước. Là Đảng viên là cán bộ đoàn bản thân giác ngộ lý tưởng của Đảng đem tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật tuyên truyền cho đoàn viên trong chi đoàn, quần chúng trong các buổi sinh hoạt đoàn, họp với các thôn làng. Luôn nhắc nhở bản thân là: mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân. Được điều động làm việc tại văn phòng phòng GD&ĐT bản thân luôn tận tình khi hướng dẫn Phụ huynh, học sinh, quần chúng khi làm các thủ tục, giấy tờ có liên quan. Là một đảng viên, cũng là 1 giáo viên tin học,bản thân luôn nêu cao tinh thần đấu tranh chống các thế lực thù địch, chiến lược “diễn biến hòa bình” nhất là luôn cảnh giác trước các thông tin trên mạng xã hội. Nhắc nhở HS, Phụ huynh, đoàn viên trong chi đoàn, đồng nghiệp không nên nghe các tin tức một chiều, chưa được kiểm chứng trên mạng xh, tránh bị mắc mưu của các thế lực. Ngoài những điều trên bản thân luôn thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người Đảng viên ĐCSVN. Câu 3: Từ những nội dung đã được nghiên cứu, học tập, các cán bộ, giảng viên, giáo viên liên hệ với thực tiễn của ngành, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của cá nhân. * Liên hệ với thực tiễn của ngành, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của cá nhân Là một giáo viên, tôi ý thức và quan tâm đến từng vấn đề mà nghị quyết Đại hội XII đã đề ra. Bản thân cần tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, người thân và cán bộ những vấn đề cấp thiết mà Nghị quyết đã nêu. Xác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực nghiên cứu, học tập các Nghị quyết của Đảng các cấp, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; – Bản thân là đảng viên, giáo viên tôi luôn luôn giữ vững quan điểm, lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập và nghiên cứu các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; – Cần xác định được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; – Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của đảng pháp luật Nhà nước, vận động gia đình và người thân thực hiện tốt các quy định của địa phương nơi cư trú, thực hiện tốt lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực, luôn giữ gìn đoàn kết nội bộ, tiếp thu và lắng nghe ý kiến đóng góp đồng chí trong đơn vị; – Luôn khắc phục khó khăn, đoàn kết tương trợ đồng nghiệp để hoàn thành tốt công việc được giao. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực quan liêu, tham nhũng…pháp lệnh cán bộ, công chức, nội quy và quy chế làm việc tại đơn vị; – Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác giảng dạy, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội; tự học và trau dồi kiến thức kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn; tu dưỡng đạo đức, lối sống, kĩ năng góp phần nâng cao năng lực và phẩm chất của nhà giáo; – Trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác. Luôn không ngừng học hỏi để có thể thích ứng với những thay đổi, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục. Cố gắng phấn đấu trau dồi chuyên môn để có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng sử tinh tế, biết sử dụng các công nghệ tin vào dạy học, biết định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức, là tấm gương cho học sinh noi theo. Câu 3: Đề xuất, kiến nghị những giải pháp có hiệu quả để tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội Nghị lần thứ sáu, lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII; chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện các nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu trong thời gian tới ở ngành, cơ quan, đơn vị và trách nhiệm cụ thể của cá nhân. Là một giáo viên, tôi ý thức và quan tâm đến từng vấn đề mà nghị quyết 18-NQ/TW trong hội nghị Trung ương 6 khóa XII đã đề ra. Bản thân cần tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân, giáo viên và học sinh những vấn đề cấp thiết mà Nghị quyết đã nêu. Bên cạnh đó, tôi cũng cần xác định rõ hơn trách nhiệm của mình đối với vận mệnh của Đảng, của dân tộc ta trong quá trình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả bằng những hành động cụ thể: – Luôn luôn giữ vững quan điểm, lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập và nghiên cứu các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; – Cần xác định được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; – Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của đảng pháp luật Nhà nước, vận động gia đình và người thân thực hiện tốt các quy định của địa phương nơi cư trú, thực hiện tốt lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực, luôn giữ gìn đoàn kết nội bộ, tiếp thu và lắng nghe ý kiến đóng góp đồng chí trong đơn vị; – Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lí và giảng dạy, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội; tự học và trau dồi kiến thức kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn; tu dưỡng đạo đức, lối sống, kĩ năng góp phần nâng cao năng lực và phẩm chất của nhà giáo; – Trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác. Luôn không ngừng học hỏi để có thể thích ứng với những thay đổi, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục, định hướng phát triển học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức, là tấm gương cho học sinh noi theo. Đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về công tác dân số, nhất là sinh đủ 2 con, chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đình hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. * Các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết ở đơn vị công tác – Bản thân tích cực tuyên truyền trong quần chúng nhân, giáo viên và học sinh những vấn đề cấp thiết mà Nghị quyết đã nêu; – Luôn luôn giữ vững quan điểm, lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập và nghiên cứu các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; – Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của đảng pháp luật Nhà nước, vận động gia đình và người thân thực hiện tốt các quy định của địa phương nơi cư trú, thực hiện tốt lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực, luôn giữ gìn đoàn kết nội bộ, tiếp thu và lắng nghe ý kiến đóng góp đồng chí trong đơn vị; – Luôn khắc phục khó khăn, đoàn kết tương trợ đồng nghiệp để hoàn thành tốt công việc được giao. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực quan liêu, tham nhũng…pháp lệnh cán bộ, công chức, nội quy và quy chế làm việc tại đơn vị; – Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác giảng dạy, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội; trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác. Câu 4: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ đổi mới đang đặt ra không ít vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết. Những câu hỏi như: Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có những đặc trưng gì? Bằng cách nào để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay? đang tiếp tục đặt ra và đòi hỏi phải được trả lời bằng lý luận và thực tiễn sinh động. Về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội là sự vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với quá trình phát triển đất nước qua các thời kỳ. Thời kỳ trước đổi mới, nhận thức về xã hội xã hội chủ nghĩa đã được Đảng ta phác thảo ban đầu trong các văn kiện Đại hội từ năm 1954 đến năm 1986. Nhìn một cách tổng thể, thời kỳ này, chúng ta chưa xác định được mô hình và những đặc trưng cụ thể của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trong nhận thức về xã hội xã hội chủ nghĩa. Lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng đã được Đảng ta chỉ ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991). Cương lĩnh năm 1991 xác định xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội gồm 6 đặc trưng: Do nhân dân lao động làm chủ. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới(1). Có thể nói, những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được nêu trong Cương lĩnh năm 1991 là những đặc trưng bản chất để nhận biết về chủ nghĩa xã hội. Những đặc trưng này ở một phương diện nào đó cũng đã chỉ rõ động lực và mục tiêu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đến Đại hội X, tổng kết hơn 20 năm đổi mới, Đảng ta đã có nhận thức mới sâu sắc hơn về bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Đại hội X xác định, xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng gồm 8 đặc trưng cơ bản: “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”(2). Có thể nói, so với Cương lĩnh năm 1991, nhận thức về bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Đại hội X có những điểm mới. Hệ mục tiêu chung “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được xác định là đặc trưng thứ nhất trong 8 đặc trưng. Mục đích của chủ nghĩa xã hội được xác định rõ nét, cụ thể hơn. Các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mặc dù có những thay đổi về mặt ngôn từ (chẳng hạn: không đề cập đến chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu ở đặc trưng về quan hệ sản xuất; cụm từ các dân tộc trong nước được thay bằng các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam…), nhưng về bản chất cơ bản vẫn được giữ nguyên và bổ sung thêm một đặc trưng mới (có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản). Đây là một bổ sung quan trọng về đặc trưng bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta xây dựng. So với Cương lĩnh năm 1991, nhận thức này đầy đủ hơn, toàn diện hơn. Tổng kết 25 năm đổi mới và 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu rõ: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”(3). Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã làm rõ một số vấn đề về nội dung xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thứ nhất, khẳng định đặc trưng hàng đầu là xây dựng một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chủ nghĩa xã hội phải là dân giàu, nước mạnh. Dân có giàu nước mới mạnh, nước mạnh tạo điều kiện cho dân giàu có chính đáng. Dân giàu không chỉ giàu về của cải vật chất mà giàu cả về trí tuệ, văn hóa, tinh thần, đạo đức. Sức mạnh của đất nước bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân. Nước mạnh dựa trên nền tảng kinh tế phát triển cao, chế độ chính trị tiến bộ, dân chủ, ổn định quốc phòng, an ninh vững mạnh, xã hội đoàn kết, đồng thuận, trong ấm ngoài êm, không gây thù oán trong quan hệ quốc tế. Nước mạnh còn thể hiện ở ý chí độc lập, tự lực, tự cường, ở bản lĩnh vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức. Thứ hai, đề cao dân chủ, nội dung dân chủ được đặt lên trước công bằng, văn minh. Đây là một điểm mới trong nhận thức và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng ta. Dân chủ là bước tiến, là khát vọng của con người, của mỗi dân tộc. Dân chủ tư sản là bước tiến bộ so với chế độ phong kiến. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự phát triển chưa từng có, giải phóng triệt để con người khỏi mọi áp bức, bất công để tạo dựng một xã hội tốt đẹp. Thứ ba, điểm nhấn mới trong đặc trưng về kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp. Nói quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với lực lượng sản xuất hiện đại là phản ánh đúng quy luật về quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp đặt ra nhiệm vụ phải không ngừng hoàn thiện quan hệ sản xuất với sự đồng bộ của tất cả các yếu tố (chế độ sở hữu tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ, phương thức phân phối sản phẩm), chứ không chỉ về chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất. Thứ tư, về vấn đề xã hội và con người, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) diễn đạt khái quát: Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Việc xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công chỉ là giải pháp để đạt tới mục đích vì cuộc sống tốt đẹp của con người. Mục tiêu xây dựng, phát triển con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa cần xác định con người, nhân dân Việt Nam là chủ thể xây dựng, tạo dựng xã hội tốt đẹp và được hưởng chính những thành quả đó. Con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là những người năng động, có trí tuệ, học vấn cao, vươn tới đỉnh cao của tri thức nhân loại. Để làm rõ và cụ thể hóa những nội dung của Cương lĩnh, Văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định 4 trụ cột phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới: Thời kỳ đổi mới đòi hỏi phải phát triển đất nước toàn diện, đồng bộ hơn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trong đó phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hóa, con người là nền tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Điểm mới nổi bật là: Văn kiện Đại hội XII của Đảng không chỉ xác định xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần mà cả xây dựng con người là nền tảng tinh thần. Đây chính là mục tiêu, bản chất chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay Thời kỳ trước đổi mới, nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã đạt được một số nhiều thành tựu bước đầu thể hiện qua phương châm, chiến lược gắn độc lập dân tộc với xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ này còn nhiều hạn chế. Đảng ta chưa nhận thức hết tính phức tạp, khó khăn và lâu dài của thời kỳ quá độ; chưa xác định nội dung “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”, thậm chí đối lập chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội một cách máy móc theo kiểu phủ định sạch trơn; tư duy giáo điều, giản đơn về chủ nghĩa tư bản, đồng nhất bản chất bóc lột, áp bức, nô dịch loài người của chủ nghĩa tư bản và chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa với toàn bộ những tiến bộ, văn minh của chủ nghĩa tư bản. Điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế – xã hội. Việc giải quyết mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất còn nhiều hạn chế, yếu kém. Chủ trương “lấy quan hệ sản xuất tiến bộ mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển” là quan điểm chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan. Nhất là thời kỳ sau khi thống nhất đất nước, do duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm triệt tiêu nhiều động lực phát triển đất nước. Trong phương hướng phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đã không chú ý đúng đắn đến các lợi ích chính đáng; chưa giải quyết thoả đáng mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân – tập thể – xã hội. Nhiều quy luật, đặc biệt là các quy luật kinh tế trong thời kỳ quá độ đã bị nhận thức sai lệch hoặc quá máy móc, giáo điều. Việc tồn tại hai hình thức sở hữu, hai thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đã làm triệt tiêu các nguồn lực cần thiết, vốn có trong các thành phần kinh tế tất yếu phải tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Các vấn đề khác như dân chủ xã hội chủ nghĩa, văn hóa xã hội chủ nghĩa, con người mới xã hội chủ nghĩa còn có nhiều nhận thức mơ hồ, chủ quan, duy ý chí… Các phương hướng, giải pháp để xây dựng chủ nghĩa xã hội còn chung chung, trừu tượng. Vì vậy, trên thực tế chỉ tồn tại ở hình thức, không có nội dung, thực chất. Một số vấn đề về xã hội như bình đẳng xã hội, công bằng xã hội giữa các tộc người, giữa miền núi với miền xuôi, giữa nông thôn và thành thị… đều có những nhận thức chưa đầy đủ. Tính hiệu quả, thiết thực của các chính sách xã hội còn nhiều hạn chế. Khắc phục những hạn chế nêu trên, bước vào thời kỳ đổi mới, qua các kỳ đại hội, nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã ngày càng sáng tỏ hơn. Những điểm mới trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta thời kỳ đổi mới thể hiện trên những nét căn bản sau: Thứ nhất, nhận thức rõ hơn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tiến trình đổi mới của Việt Nam được bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tại Đại hội VI Đại hội của đổi mới, Đảng ta xác định, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ và độ dài của thời kỳ đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể của mỗi nước. Đối với nước ta, thời kỳ quá độ rất lâu dài và khó khăn. Đó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng; trong đó, bao hàm nhiều chặng đường, nhiều bước quá độ nhỏ với những nhiệm vụ tương ứng. Phải có “những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, luôn luôn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất”(4). Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng – tiền…; trong đó, thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo và chi phối các thành phần kinh tế khác. Với đường lối đổi mới của Đảng, trước hết là đổi mới kinh tế, lực lượng sản xuất được giải phóng khỏi những trói buộc cũ, có những bước phát triển quan trọng, có những chuyển biến tích cực thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển, tạo nên sắc thái mới trong đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Đường lối phát triển kinh tế đúng đắn này đã được Đảng tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội sau đó, tạo điều kiện cho sự phát triển mới về chất trong toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Nhận thức này khắc phục được tư tưởng chủ quan, nóng vội, giản đơn về thời kỳ quá độ. Thứ hai, nhận thức đầy đủ hơn về cách thức bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” được giải thích rõ về hai phương diện: Một là, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa”. Hai là, trong khi bỏ qua những mặt đó, cần “tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”. Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải trên quan điểm phát triển, có chọn lọc. Nhận thức này đã góp phần khắc phục tư duy giáo điều, siêu hình về sự tương đồng và khác biệt của hai hình thái kinh tế – xã hội mà trước đây chúng ta đã mắc phải. Thực tế xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ở các nước khác đã khẳng định luận điểm của V.I. Lênin: “chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh như thế nào từ tổng số những kiến thức của nhân loại”(5). Thứ ba, về các phương hướng quá độ lên chủ nghĩa xã hội và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh năm 1991 đã vạch ra 7 phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng xã hội mới theo những đặc trưng được xác định. Sau 25 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, từ việc tổng kết thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung, phát triển nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện ở 8 phương hướng cơ bản nhằm thực hiện thành công mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội và kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để đưa Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Những phương hướng cơ bản đó bao gồm: Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường; hai là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất;bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh(6). Tám phương hướng nêu trên về cơ bản đã thể hiện rõ phương thức, con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, các chủ trương trong đường lối đối nội, đối ngoại. Mặt khác, vai trò của toàn bộ hệ thống chính trị cũng như trách nhiệm của từng thành viên trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã được thể hiện rõ trong một số phương hướng. Bên cạnh việc xác định 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa, 8 phương hướng cơ bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội XI cũng chỉ ra 8 mối quan hệ lớn cần nắm vững và giải quyết tốt trong quá trình thực hiện các phương hướng đã nêu: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ(7). Trong quá trình phát triển ở Việt Nam, thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sức sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, được bổ sung mới trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng. Tiếp tục khẳng định đường lối phát triển của đất nước, Đaị hội XII của Đảng làm rõ thêm con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; chỉ rõ “con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử”(8) . Điểm mới của Đại hội XII về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được thể hiện tập trung vào các vấn đề sau: Một là, tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Hai là, xác định rõ phương châm “lấy lợi ích quốc gia – dân tộc làm mục tiêu cao nhất; Ba là, xác định ngày càng rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thông qua việc xác định lộ trình công nghiệp hóa và mô hình phát triển kinh tế nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam. Nhằm tạo dựng cơ sở vật chất cần thiết cho chủ nghĩa xã hội thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là tất yếu khách quan. Đại hội XII nhấn mạnh “chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”(9) . Đây là yêu cầu khách quan và là một trong những chiến lược trọng tâm nhằm bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, vì mục tiêu con người, mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Bốn là, gắn kết chặt chẽ giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội, giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Xét từ góc độ chính trị – xã hội, lần đầu tiên trong Văn kiện của Đảng, vấn đề phát triển xã hội, “quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội” được tách riêng thành một mục (mục VIII). Điều này khẳng định nhận thức cũng như quyết tâm chính trị, hành động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát của chủ nghĩa xã hội là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng và nhân dân ta đang từng bước xây dựng. Năm là, về mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân: Đảng khẳng định việc thực hiện thành công mục tiêu chủ nghĩa xã hội hơn bao giờ hết đòi hỏi nhân tố nội lực, vai trò chủ quan mang tính quyết định. Để làm được điều đó rất cần tạo dựng mối quan hệ găn bó khăng khí, bền chặt giữa Đảng với Nhân dân. Tóm lại, đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Để thực hiện thành công con đường này,về thực tiễn, đòi hỏi các cấp, các ngành, cán bộ và nhân dân quán triệt những quan điểm của Đảng, đồng thuận, chung sức, quyết tâm thực hiện tốt những nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của đất nước; về lý luận, cần tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, khái quát, trả lời đầy đủ những vấn đề đặt ra: Xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như thế nào? Để trả lời và làm rõ hai câu hỏi trên, trong thời gian tới, công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cần quan tâm làm sáng tỏ một số vấn đề sau: – Chủ nghĩa xã hội là tất yếu trong sự phát triển của nhân loại nhưng không phải là cái đương nhiên có, thụ động ngồi chờ mà phải thông qua sự nỗ lực hoạt động thực tiễn của Đảng, nhân dân ta để hiện thực hóa mục tiêu xã hội chủ nghĩa. – Chủ nghĩa xã hội là một trình độ mới trong sự phát triển của nhân loại, nó không có mô hình, con đường có sẵn mà đòi hỏi Đảng ta, trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, phải không ngừng sáng tạo, bám sát thực tiễn của đất nước và thời đại để xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội. – Cần nhận thức rõ ràng rằng, xây dựng chủ nghĩa xã hội có tính lịch sử, cụ thể; tùy từng giai đoạn nhất định mà xác định nội dung, phương thức phù hợp; thoát ly điều kiện thực tế, chủ nghĩa xã hội sẽ rơi vào ảo tưởng, chủ quan, duy ý chí – đây là điều đã từng diễn ra trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội tại một số quốc gia, dân tộc./. This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Tìm kiếm
Chủ đề
Mẫu sơ yếu lý lịch Bài tiểu luận mẫu Đơn xin việc Đồ án tốt nghiệp Đề thi mẫu TOEIC Atlat Địa lí Việt Nam Thực hành Excel Lý thuyết Dow Giải phẫu sinh lý Tài chính hành vi Hóa học 11 Trắc nghiệm Sinh 12 adblock
Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?
Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Bài thu hoạch lớp Đảng viên mới – Lưu Nhung13113 KB72lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệuTải vềĐể tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan1320132023BÀI THU HOẠCH LỚP ĐẢNG VIÊN MỚI Tôi tên: Lưu Nhung Chức vụ: Bí thư Đoàn Đơn vị công tác: Đảng ủy khối Doanh nghiệp Qua đợt học tập do Ban Tổ chức Hội nghị của Đảng ủy khối Doanh nghiệp tổ chức. Tôi trình bày thu hoạch với nội dung cụ thể như sau: Nhận thức của cá nhân về những vấn đề cơ bản và mới trong các chuyên đề đã được giới thiệu tại Hội nghị. Bài làm Câu 1. Phân tích nhiệm vụ của đảng viên trong công tác xây dựng đảng ở cơ sở? Tổ chức cơ sở đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm các chi bộ, đảng bộ cơ sở, là tổ chức đảng nhỏ nhất và có số lượng đông nhất.Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Nhiệm vụ xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên có nội dung chính: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, và nâng cao chất lượng đảng viên. Mỗi đảng viên phải hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng nhất định. Chất lượng của từng đảng viên góp phần tạo nên chất lượng của chi bộ, đảng bộ. Đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh sẽ tạo điều kiện để đảng viên thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ, giữ vững tư cách người đảng viên. Vì vậy, Đảng viên cần nêu cao trách nhiệm xây dựng đảng bộ, chi bộ. Đảng viên phải đóng góp tích cực với đảng bộ, chi bộ trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị cơ sở, đơn vị. Đòi hỏi người đảng viên phải: – Thường xuyên học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại, những kiến thức mới của thời đại,… từ đó góp phần củng tổ chức Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. – Nắm vững và thực hiện nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những chủ trương, nhiệm vụ của cấp ủy và chính quyền địa phương. – Hiểu rõ tình hình thực tế ở cơ sở những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết. – Thường xuyên suy nghĩ, góp phần đề ra chủ trương và các giải pháp đúng đắn, sát hợp, có tính khả thi của đảng bộ, chi bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị. – Gương mẫu thực hiện nghị quyết và chấp hành sự phân công của đảng bộ, chi bộ; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân và gia đình thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ do đảng bộ, chi bộ đề ra. Đảng viên phải góp phần tích cực vào việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng có sự thống nhất cao về chính trị và tư trưởng, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống. – Đảng viên phải thực hiện nghiêm túc “chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng” trên cơ sở nâng cao nhận thức, kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc của Đảng. – Gương mẫu, tự giác rèn luyện, phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị; phẩm chất, đạo đức cách mạng; khắc phục chủ nghĩa cá nhân. Không làm những việc trái với quy định của Đảng, xa lạ với bản chất người đảng viên cộng sản. Không tham nhũng, làm ăn phi pháp; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực. – Kiên quyết đấu tranh với những nhận thức lệch lạc, mơ hồ, những biểu hiện thiếu kiên định về tư tưởng chính trị, giúp đồng chí nhận rõ và khắc phục những nhận thức, tư tưởng không đúng. Phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch. – Phát huy tự do tư tưởng, thảo luận, tranh luận tìm ra chân lý. Thực hiện đúng quyền được phát biểu ý kiến, được bảo lưu ý kiến và chấp hành nghị quyết của Đảng. Không được truyền bá những quan điểm trái với quan điểm, đướng lối của Đảng. Đảng viên phải đóng góp tích cực xây dựng đảng bộ, chi bộ vững mạnh về tổ chức, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng viên cần: – Phát huy dân chủ, tích cực thỏa thuận và tham gia quyết định các chủ trương, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, đồng thời thực hiện đúng nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng quyết định của tập thể. – Thường xuyên rèn luyện, tự giác đặt mình trong sự quản lý của chi bộ, đảng bộ; tham gia đầy đủ các kỳ sinh hoạt chi bộ, tuân thủ kỷ luật của Đảng. – Thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình. – Ra sức chăm lo, giữ gìn đoàn kết nội bộ; kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện chia rẽ, bè cánh, cục bộ do kèn cựa, tranh giành chức quyền, lợi lộc. – Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; kiên quyết chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, những phần tử bất mãn, cơ hội chống Đảng và những biểu hiện lệch lạc, trái quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. * Liên hệ bản thân: Là một ĐV, gv tôi luôn hiểu sự phấn đấu nâng cao chất lượng Đảng viên của bản thân góp phần tạo nên chất lượng của chi bộ mình. Vì vậy, Bản thân tôi thực hiện nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những chủ trương, nhiệm vụ, thường xuyên học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. rèn luyện đạo đức, tác phong, bản lĩnh chính trị của người Đảng viên hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước giao cho. Bản thân hiểu rõ tình hình thực tế ở địa phương (xã Ya Xiêr là khu vực nhạy cảm, vấn đề vận động, duy trì sĩ số học sinh đang là vấn đề nan giải, phải giải quyết tốt thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục , cùng với các đồng chí trong chi bộ đề xuất những giải pháp nâng cao tỉ lệ học sinh ra lớp, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, tăng tỉ lệ học sinh giỏi ở trường. Tích cực bám lớp, bám trường nắm rõ tình hình học sinh, phụ huynh, bám thôn làng tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương, nhiệm vụ do chi bộ đề ra. – Tham gia đầy đủ các kỳ sinh hoạt chi bộ, tuân thủ kỷ luật của Đảng. Trong các cuộc họp nêu cao tinh thần tự phê bình, phê bình. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và đoàn kết với đồng nghiệp. Trong chi bộ trường học không có hiện tượng chia rẻ, bè phái. – Ở địa phương, gia đình bản thân luôn cố gắng vận động tuyên truyền những người xung quanh hiểu và làm theo các đường lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, cùng xây dựng khối đoàn kết khu dân cư. Người thân trong gia đình chủ yếu sinh sống bằng nghề buôn bán, bản thân luôn nêu cao tinh thần vận động người thân không làm ăn phi pháp, không lãng phí, – Là 1 đảng viên, 1 bí thư đoàn trường, giáo viên tôi luôn cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, những phần tử bất mãn, cơ hội chống Đảng, nhất là các thông tin trên mạng XH, nhắc nhở các đoàn viên trong chi đoàn, đồng nghiệp, quần chúng ở nơi dân cư cảnh giác trước những thông tin không được rõ rang trên mạng XH. Ngoài những điều trên bản thân luôn thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người Đảng viên ĐCSVN. Câu 2: PHÂN TÍCH VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. LIÊN HỆ BẢN THÂN Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội XI của Đảng khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”. Người đảng viên ĐCS VN có vị trí và vai trò rất quan trọng là chiến sỹ, người xây dựng, người lãnh đạo và là người phục vụ. Cụ thể vị trí, vai trò của người ĐV như sau: Đảng viên là chiến sĩ cách mạng trong đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam Đảng viên là chiến sĩ cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân, phấn đấu vì lợi ích của giai cấp. Toàn bộ sức mạnh, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đều được tạo thành từ từng người đảng viên. Đảng viên là người tiên tiến nhất trong nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng viên đặt lợi ích của giai cấp và dân tộc lên trên hết, trước hết. Đảng viên là người tiên phong, gương mẫu trước quần chúng nhân dân. Đội ngũ đảng viên là những người có trách nhiệm góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; đồng thời có trách nhiệm tổ chức thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách đó. – Mỗi đảng viên của Đảng đều có trách nhiệm trong việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. – Đảng viên phải nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, làm tấm gương tốt cho quần chúng noi theo. Đảng viên dù ở cương vị nào cũng vừa là người lãnh đạo, vừa là người phục vụ quần chúng. – Đảng viên là người lãnh đạo, giác ngộ lý tưởng của Đảng, đem tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật tuyên truyền cho quần chúng – Đảng viên là người đầy tớ của nhân dân, “Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải được hiểu rằng; mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân. – Là Đảng viên luôn luôn đứng vững trên lập trường, quan điểm của Đảng để lãnh đạo, giáo dục quần chúng, nâng cao trình độ của quần chúng. Mỗi đảng viên đều phải bảo vệ tính vững chắc, tính kiên định, tính trong sạch của Đảng và phải cố gắng làm cho danh hiệu và ý nghĩa của đảng viên ngày càng cao hơn lên mãi. Đảng viên là người kiên định bảo vệ Đảng, bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng – Trong cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch, đặc biệt chống chiến lược “diễn biến hòa bình” hiện nay, giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng là yếu tố có tính chất quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. * Liên hệ bản thân: Ngày được kết nạp Đảng là ngày trọng đại nhất trong cuộc đời, nếu như Tố Hữu viết “từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” thì với tôi từ ấy cuộc đời tôi như được bước sang một trang mới, trang viết đó tôi là một Đảng viên ĐCSVN. Bước vào Đảng tôi hiểu bản thân mình không chỉ sống cho riêng mình mà sống vì lý tưởng. Hiểu được vị trí, vai trò của người Đảng viên, luôn nhắc mình phải trở thành một chiến sĩ cách mạng trong đội quân tiên phong. Là ĐV, giáo viên, bí thư đoàn trường Luôn phấn đấu trau đồi phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, phát triển chuyên môn để trong giảng dạy là một giáo viên giỏi, trong lao động là một lao động tiên tiến, là một cán bộ đoàn gương mẫu trước các đoàn viên trong chi đoàn, gương mẫu tiên phong trong các phong trào trước học sinh, đồng nghiệp, đặt lợi ích của học sinh, phụ huynh, của các đoàn viên trong chi đoàn lên trước hết. Là một đảng viên tôi luôn nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, làm tấm gương tốt cho học sinh, quần chúng noi theo. Cùng với chi bộ đóng góp ý kiến trong việc xây dựng các nghị quyết của chi bộ trường, Đảng bộ xã, góp ý các dự thảo… của Đảng, nhà nước. Là Đảng viên là cán bộ đoàn bản thân giác ngộ lý tưởng của Đảng đem tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật tuyên truyền cho đoàn viên trong chi đoàn, quần chúng trong các buổi sinh hoạt đoàn, họp với các thôn làng. Luôn nhắc nhở bản thân là: mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân. Được điều động làm việc tại văn phòng phòng GD&ĐT bản thân luôn tận tình khi hướng dẫn Phụ huynh, học sinh, quần chúng khi làm các thủ tục, giấy tờ có liên quan. Là một đảng viên, cũng là 1 giáo viên tin học,bản thân luôn nêu cao tinh thần đấu tranh chống các thế lực thù địch, chiến lược “diễn biến hòa bình” nhất là luôn cảnh giác trước các thông tin trên mạng xã hội. Nhắc nhở HS, Phụ huynh, đoàn viên trong chi đoàn, đồng nghiệp không nên nghe các tin tức một chiều, chưa được kiểm chứng trên mạng xh, tránh bị mắc mưu của các thế lực. Ngoài những điều trên bản thân luôn thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người Đảng viên ĐCSVN. Câu 3: Từ những nội dung đã được nghiên cứu, học tập, các cán bộ, giảng viên, giáo viên liên hệ với thực tiễn của ngành, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của cá nhân. * Liên hệ với thực tiễn của ngành, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của cá nhân Là một giáo viên, tôi ý thức và quan tâm đến từng vấn đề mà nghị quyết Đại hội XII đã đề ra. Bản thân cần tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, người thân và cán bộ những vấn đề cấp thiết mà Nghị quyết đã nêu. Xác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực nghiên cứu, học tập các Nghị quyết của Đảng các cấp, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; – Bản thân là đảng viên, giáo viên tôi luôn luôn giữ vững quan điểm, lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập và nghiên cứu các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; – Cần xác định được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; – Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của đảng pháp luật Nhà nước, vận động gia đình và người thân thực hiện tốt các quy định của địa phương nơi cư trú, thực hiện tốt lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực, luôn giữ gìn đoàn kết nội bộ, tiếp thu và lắng nghe ý kiến đóng góp đồng chí trong đơn vị; – Luôn khắc phục khó khăn, đoàn kết tương trợ đồng nghiệp để hoàn thành tốt công việc được giao. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực quan liêu, tham nhũng…pháp lệnh cán bộ, công chức, nội quy và quy chế làm việc tại đơn vị; – Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác giảng dạy, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội; tự học và trau dồi kiến thức kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn; tu dưỡng đạo đức, lối sống, kĩ năng góp phần nâng cao năng lực và phẩm chất của nhà giáo; – Trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác. Luôn không ngừng học hỏi để có thể thích ứng với những thay đổi, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục. Cố gắng phấn đấu trau dồi chuyên môn để có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng sử tinh tế, biết sử dụng các công nghệ tin vào dạy học, biết định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức, là tấm gương cho học sinh noi theo. Câu 3: Đề xuất, kiến nghị những giải pháp có hiệu quả để tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội Nghị lần thứ sáu, lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII; chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện các nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu trong thời gian tới ở ngành, cơ quan, đơn vị và trách nhiệm cụ thể của cá nhân. Là một giáo viên, tôi ý thức và quan tâm đến từng vấn đề mà nghị quyết 18-NQ/TW trong hội nghị Trung ương 6 khóa XII đã đề ra. Bản thân cần tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân, giáo viên và học sinh những vấn đề cấp thiết mà Nghị quyết đã nêu. Bên cạnh đó, tôi cũng cần xác định rõ hơn trách nhiệm của mình đối với vận mệnh của Đảng, của dân tộc ta trong quá trình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả bằng những hành động cụ thể: – Luôn luôn giữ vững quan điểm, lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập và nghiên cứu các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; – Cần xác định được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; – Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của đảng pháp luật Nhà nước, vận động gia đình và người thân thực hiện tốt các quy định của địa phương nơi cư trú, thực hiện tốt lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực, luôn giữ gìn đoàn kết nội bộ, tiếp thu và lắng nghe ý kiến đóng góp đồng chí trong đơn vị; – Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lí và giảng dạy, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội; tự học và trau dồi kiến thức kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn; tu dưỡng đạo đức, lối sống, kĩ năng góp phần nâng cao năng lực và phẩm chất của nhà giáo; – Trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác. Luôn không ngừng học hỏi để có thể thích ứng với những thay đổi, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục, định hướng phát triển học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức, là tấm gương cho học sinh noi theo. Đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về công tác dân số, nhất là sinh đủ 2 con, chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đình hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. * Các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết ở đơn vị công tác – Bản thân tích cực tuyên truyền trong quần chúng nhân, giáo viên và học sinh những vấn đề cấp thiết mà Nghị quyết đã nêu; – Luôn luôn giữ vững quan điểm, lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập và nghiên cứu các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; – Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của đảng pháp luật Nhà nước, vận động gia đình và người thân thực hiện tốt các quy định của địa phương nơi cư trú, thực hiện tốt lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực, luôn giữ gìn đoàn kết nội bộ, tiếp thu và lắng nghe ý kiến đóng góp đồng chí trong đơn vị; – Luôn khắc phục khó khăn, đoàn kết tương trợ đồng nghiệp để hoàn thành tốt công việc được giao. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực quan liêu, tham nhũng…pháp lệnh cán bộ, công chức, nội quy và quy chế làm việc tại đơn vị; – Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác giảng dạy, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội; trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác. Câu 4: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ đổi mới đang đặt ra không ít vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết. Những câu hỏi như: Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có những đặc trưng gì? Bằng cách nào để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay? đang tiếp tục đặt ra và đòi hỏi phải được trả lời bằng lý luận và thực tiễn sinh động. Về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội là sự vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với quá trình phát triển đất nước qua các thời kỳ. Thời kỳ trước đổi mới, nhận thức về xã hội xã hội chủ nghĩa đã được Đảng ta phác thảo ban đầu trong các văn kiện Đại hội từ năm 1954 đến năm 1986. Nhìn một cách tổng thể, thời kỳ này, chúng ta chưa xác định được mô hình và những đặc trưng cụ thể của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trong nhận thức về xã hội xã hội chủ nghĩa. Lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng đã được Đảng ta chỉ ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991). Cương lĩnh năm 1991 xác định xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội gồm 6 đặc trưng: Do nhân dân lao động làm chủ. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới(1). Có thể nói, những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được nêu trong Cương lĩnh năm 1991 là những đặc trưng bản chất để nhận biết về chủ nghĩa xã hội. Những đặc trưng này ở một phương diện nào đó cũng đã chỉ rõ động lực và mục tiêu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đến Đại hội X, tổng kết hơn 20 năm đổi mới, Đảng ta đã có nhận thức mới sâu sắc hơn về bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Đại hội X xác định, xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng gồm 8 đặc trưng cơ bản: “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”(2). Có thể nói, so với Cương lĩnh năm 1991, nhận thức về bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Đại hội X có những điểm mới. Hệ mục tiêu chung “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được xác định là đặc trưng thứ nhất trong 8 đặc trưng. Mục đích của chủ nghĩa xã hội được xác định rõ nét, cụ thể hơn. Các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mặc dù có những thay đổi về mặt ngôn từ (chẳng hạn: không đề cập đến chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu ở đặc trưng về quan hệ sản xuất; cụm từ các dân tộc trong nước được thay bằng các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam…), nhưng về bản chất cơ bản vẫn được giữ nguyên và bổ sung thêm một đặc trưng mới (có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản). Đây là một bổ sung quan trọng về đặc trưng bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta xây dựng. So với Cương lĩnh năm 1991, nhận thức này đầy đủ hơn, toàn diện hơn. Tổng kết 25 năm đổi mới và 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu rõ: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”(3). Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã làm rõ một số vấn đề về nội dung xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thứ nhất, khẳng định đặc trưng hàng đầu là xây dựng một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chủ nghĩa xã hội phải là dân giàu, nước mạnh. Dân có giàu nước mới mạnh, nước mạnh tạo điều kiện cho dân giàu có chính đáng. Dân giàu không chỉ giàu về của cải vật chất mà giàu cả về trí tuệ, văn hóa, tinh thần, đạo đức. Sức mạnh của đất nước bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân. Nước mạnh dựa trên nền tảng kinh tế phát triển cao, chế độ chính trị tiến bộ, dân chủ, ổn định quốc phòng, an ninh vững mạnh, xã hội đoàn kết, đồng thuận, trong ấm ngoài êm, không gây thù oán trong quan hệ quốc tế. Nước mạnh còn thể hiện ở ý chí độc lập, tự lực, tự cường, ở bản lĩnh vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức. Thứ hai, đề cao dân chủ, nội dung dân chủ được đặt lên trước công bằng, văn minh. Đây là một điểm mới trong nhận thức và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng ta. Dân chủ là bước tiến, là khát vọng của con người, của mỗi dân tộc. Dân chủ tư sản là bước tiến bộ so với chế độ phong kiến. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự phát triển chưa từng có, giải phóng triệt để con người khỏi mọi áp bức, bất công để tạo dựng một xã hội tốt đẹp. Thứ ba, điểm nhấn mới trong đặc trưng về kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp. Nói quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với lực lượng sản xuất hiện đại là phản ánh đúng quy luật về quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp đặt ra nhiệm vụ phải không ngừng hoàn thiện quan hệ sản xuất với sự đồng bộ của tất cả các yếu tố (chế độ sở hữu tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ, phương thức phân phối sản phẩm), chứ không chỉ về chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất. Thứ tư, về vấn đề xã hội và con người, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) diễn đạt khái quát: Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Việc xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công chỉ là giải pháp để đạt tới mục đích vì cuộc sống tốt đẹp của con người. Mục tiêu xây dựng, phát triển con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa cần xác định con người, nhân dân Việt Nam là chủ thể xây dựng, tạo dựng xã hội tốt đẹp và được hưởng chính những thành quả đó. Con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là những người năng động, có trí tuệ, học vấn cao, vươn tới đỉnh cao của tri thức nhân loại. Để làm rõ và cụ thể hóa những nội dung của Cương lĩnh, Văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định 4 trụ cột phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới: Thời kỳ đổi mới đòi hỏi phải phát triển đất nước toàn diện, đồng bộ hơn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trong đó phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hóa, con người là nền tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Điểm mới nổi bật là: Văn kiện Đại hội XII của Đảng không chỉ xác định xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần mà cả xây dựng con người là nền tảng tinh thần. Đây chính là mục tiêu, bản chất chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay Thời kỳ trước đổi mới, nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã đạt được một số nhiều thành tựu bước đầu thể hiện qua phương châm, chiến lược gắn độc lập dân tộc với xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ này còn nhiều hạn chế. Đảng ta chưa nhận thức hết tính phức tạp, khó khăn và lâu dài của thời kỳ quá độ; chưa xác định nội dung “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”, thậm chí đối lập chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội một cách máy móc theo kiểu phủ định sạch trơn; tư duy giáo điều, giản đơn về chủ nghĩa tư bản, đồng nhất bản chất bóc lột, áp bức, nô dịch loài người của chủ nghĩa tư bản và chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa với toàn bộ những tiến bộ, văn minh của chủ nghĩa tư bản. Điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế – xã hội. Việc giải quyết mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất còn nhiều hạn chế, yếu kém. Chủ trương “lấy quan hệ sản xuất tiến bộ mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển” là quan điểm chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan. Nhất là thời kỳ sau khi thống nhất đất nước, do duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm triệt tiêu nhiều động lực phát triển đất nước. Trong phương hướng phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đã không chú ý đúng đắn đến các lợi ích chính đáng; chưa giải quyết thoả đáng mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân – tập thể – xã hội. Nhiều quy luật, đặc biệt là các quy luật kinh tế trong thời kỳ quá độ đã bị nhận thức sai lệch hoặc quá máy móc, giáo điều. Việc tồn tại hai hình thức sở hữu, hai thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đã làm triệt tiêu các nguồn lực cần thiết, vốn có trong các thành phần kinh tế tất yếu phải tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Các vấn đề khác như dân chủ xã hội chủ nghĩa, văn hóa xã hội chủ nghĩa, con người mới xã hội chủ nghĩa còn có nhiều nhận thức mơ hồ, chủ quan, duy ý chí… Các phương hướng, giải pháp để xây dựng chủ nghĩa xã hội còn chung chung, trừu tượng. Vì vậy, trên thực tế chỉ tồn tại ở hình thức, không có nội dung, thực chất. Một số vấn đề về xã hội như bình đẳng xã hội, công bằng xã hội giữa các tộc người, giữa miền núi với miền xuôi, giữa nông thôn và thành thị… đều có những nhận thức chưa đầy đủ. Tính hiệu quả, thiết thực của các chính sách xã hội còn nhiều hạn chế. Khắc phục những hạn chế nêu trên, bước vào thời kỳ đổi mới, qua các kỳ đại hội, nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã ngày càng sáng tỏ hơn. Những điểm mới trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta thời kỳ đổi mới thể hiện trên những nét căn bản sau: Thứ nhất, nhận thức rõ hơn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tiến trình đổi mới của Việt Nam được bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tại Đại hội VI Đại hội của đổi mới, Đảng ta xác định, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ và độ dài của thời kỳ đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể của mỗi nước. Đối với nước ta, thời kỳ quá độ rất lâu dài và khó khăn. Đó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng; trong đó, bao hàm nhiều chặng đường, nhiều bước quá độ nhỏ với những nhiệm vụ tương ứng. Phải có “những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, luôn luôn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất”(4). Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng – tiền…; trong đó, thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo và chi phối các thành phần kinh tế khác. Với đường lối đổi mới của Đảng, trước hết là đổi mới kinh tế, lực lượng sản xuất được giải phóng khỏi những trói buộc cũ, có những bước phát triển quan trọng, có những chuyển biến tích cực thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển, tạo nên sắc thái mới trong đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Đường lối phát triển kinh tế đúng đắn này đã được Đảng tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội sau đó, tạo điều kiện cho sự phát triển mới về chất trong toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Nhận thức này khắc phục được tư tưởng chủ quan, nóng vội, giản đơn về thời kỳ quá độ. Thứ hai, nhận thức đầy đủ hơn về cách thức bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” được giải thích rõ về hai phương diện: Một là, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa”. Hai là, trong khi bỏ qua những mặt đó, cần “tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”. Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải trên quan điểm phát triển, có chọn lọc. Nhận thức này đã góp phần khắc phục tư duy giáo điều, siêu hình về sự tương đồng và khác biệt của hai hình thái kinh tế – xã hội mà trước đây chúng ta đã mắc phải. Thực tế xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ở các nước khác đã khẳng định luận điểm của V.I. Lênin: “chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh như thế nào từ tổng số những kiến thức của nhân loại”(5). Thứ ba, về các phương hướng quá độ lên chủ nghĩa xã hội và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh năm 1991 đã vạch ra 7 phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng xã hội mới theo những đặc trưng được xác định. Sau 25 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, từ việc tổng kết thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung, phát triển nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện ở 8 phương hướng cơ bản nhằm thực hiện thành công mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội và kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để đưa Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Những phương hướng cơ bản đó bao gồm: Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường; hai là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất;bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh(6). Tám phương hướng nêu trên về cơ bản đã thể hiện rõ phương thức, con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, các chủ trương trong đường lối đối nội, đối ngoại. Mặt khác, vai trò của toàn bộ hệ thống chính trị cũng như trách nhiệm của từng thành viên trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã được thể hiện rõ trong một số phương hướng. Bên cạnh việc xác định 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa, 8 phương hướng cơ bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội XI cũng chỉ ra 8 mối quan hệ lớn cần nắm vững và giải quyết tốt trong quá trình thực hiện các phương hướng đã nêu: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ(7). Trong quá trình phát triển ở Việt Nam, thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sức sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, được bổ sung mới trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng. Tiếp tục khẳng định đường lối phát triển của đất nước, Đaị hội XII của Đảng làm rõ thêm con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; chỉ rõ “con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử”(8) . Điểm mới của Đại hội XII về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được thể hiện tập trung vào các vấn đề sau: Một là, tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Hai là, xác định rõ phương châm “lấy lợi ích quốc gia – dân tộc làm mục tiêu cao nhất; Ba là, xác định ngày càng rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thông qua việc xác định lộ trình công nghiệp hóa và mô hình phát triển kinh tế nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam. Nhằm tạo dựng cơ sở vật chất cần thiết cho chủ nghĩa xã hội thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là tất yếu khách quan. Đại hội XII nhấn mạnh “chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”(9) . Đây là yêu cầu khách quan và là một trong những chiến lược trọng tâm nhằm bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, vì mục tiêu con người, mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Bốn là, gắn kết chặt chẽ giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội, giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Xét từ góc độ chính trị – xã hội, lần đầu tiên trong Văn kiện của Đảng, vấn đề phát triển xã hội, “quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội” được tách riêng thành một mục (mục VIII). Điều này khẳng định nhận thức cũng như quyết tâm chính trị, hành động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát của chủ nghĩa xã hội là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng và nhân dân ta đang từng bước xây dựng. Năm là, về mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân: Đảng khẳng định việc thực hiện thành công mục tiêu chủ nghĩa xã hội hơn bao giờ hết đòi hỏi nhân tố nội lực, vai trò chủ quan mang tính quyết định. Để làm được điều đó rất cần tạo dựng mối quan hệ găn bó khăng khí, bền chặt giữa Đảng với Nhân dân. Tóm lại, đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Để thực hiện thành công con đường này,về thực tiễn, đòi hỏi các cấp, các ngành, cán bộ và nhân dân quán triệt những quan điểm của Đảng, đồng thuận, chung sức, quyết tâm thực hiện tốt những nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của đất nước; về lý luận, cần tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, khái quát, trả lời đầy đủ những vấn đề đặt ra: Xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như thế nào? Để trả lời và làm rõ hai câu hỏi trên, trong thời gian tới, công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cần quan tâm làm sáng tỏ một số vấn đề sau: – Chủ nghĩa xã hội là tất yếu trong sự phát triển của nhân loại nhưng không phải là cái đương nhiên có, thụ động ngồi chờ mà phải thông qua sự nỗ lực hoạt động thực tiễn của Đảng, nhân dân ta để hiện thực hóa mục tiêu xã hội chủ nghĩa. – Chủ nghĩa xã hội là một trình độ mới trong sự phát triển của nhân loại, nó không có mô hình, con đường có sẵn mà đòi hỏi Đảng ta, trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, phải không ngừng sáng tạo, bám sát thực tiễn của đất nước và thời đại để xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội. – Cần nhận thức rõ ràng rằng, xây dựng chủ nghĩa xã hội có tính lịch sử, cụ thể; tùy từng giai đoạn nhất định mà xác định nội dung, phương thức phù hợp; thoát ly điều kiện thực tế, chủ nghĩa xã hội sẽ rơi vào ảo tưởng, chủ quan, duy ý chí – đây là điều đã từng diễn ra trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội tại một số quốc gia, dân tộc./. This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.adblockBạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?
Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.
Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này
Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này