Lương giáo viên vùng khó khăn là bao nhiêu?
Các loại phụ cấp giáo viên được hưởng khi công tác ở vùng khó khăn
Kể từ ngày 1/12/2019, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ. Theo đó, lương giáo viên vùng khó khăn cũng có những thay đổi nhất định.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Mục Lục
Cách tính lương giáo viên vùng khó khăn
Lương giáo viên khó khăn được tính theo công thức sau:
Lương giáo viên vùng khó khăn = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Chế độ phụ cấp ưu đãi được hưởng + Chế độ phụ cấp đối với người đang công tác tại vùng khó khăn + Phụ cấp thâm niên – Mức đóng Bảo hiểm xã hội
Trong đó:
- Phụ cấp thâm niên:
1/8/2021, Nghị định 77 về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo có hiệu lực pháp luật, theo đó, giáo viên được tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới.
Phụ cấp thâm niên của giáo viên được tính theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng
Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
- Phụ cấp ưu đãi được hưởng:
- Hệ số lương tính từ 20/03/2021 theo Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT
Bảng hệ số lương giáo viên mới nhất
Hệ số lương giáo viên mầm non vùng khó khăn
STTNhóm ngạchBậc 1Bậc 2Bậc 3Bậc 4Bậc 5Bậc 6Bậc 7Bậc 8Bậc 9Bậc 101Giáo viên mầm non hạng IIIHệ số2.12.412.723.033.343.653.964.274.584.89Lương3.1293.5914.0534.5154.9775.4395.9006.3626.8247.2862Giáo viên mầm non hạng IIHệ số2.342.6733.333.663.994.324.654.98Lương3.4873.9784.4704.9625.4535.9456.4376.9297.420
3Giáo viên mầm non hạng IHệ số44.344.685.025.365.76.046.38Lương5.9606.4676.9737.4807.9868.4939.0009.506
Hệ số lương giáo viên tiểu học vùng khó khăn
STTNhóm ngạchBậc 1Bậc 2Bậc 3Bậc 4Bậc 5Bậc 6Bậc 7Bậc 8Bậc 91Giáo viên tiểu học hạng IIIHệ số2.342.673.003.333.663.994.324.654.98Lương3.4873.9784.4704.9625.4535.9456.4376.9297.4202Giáo viên tiểu học hạng IIHệ số4.004.344.685.025.365.706.046.38Lương5.9606.4676.9737.4807.9868.4939.0009.5063Giáo viên tiểu học hạng IHệ số 4.404.745.085.425.766.106.446.78Lương6.5567.0637.5698.0768.5829.0899.59610.102
Hệ số lương giáo viên THCS vùng khó khăn
HạngBậc 1Bậc 2Bậc 3Bậc 4Bậc 5Bậc 6Bậc 7Bậc 8Bậc 9Giáo viên hạng IHệ số lương4.404.745.085.425.766.106.446.78Lương6,5567,0637,5698,0768,5829,0899,59610,102Giáo viên hạng IIHệ số lương4.004.344.685.025.365.706.046.38Lương5,9606,4676,9737,4807,9868,4939,0009,506Giáo viên hạng IIIHệ số lương2.342.673.003.333.663.994.324.654.98Lương3,4873,9874,4704,9625,4535,9456,4376,9297,420
Hệ số lương giáo viên THPT vùng khó khăn
1Giáo viên THPT hạng IHệ số4.404.745.085.425.766.106.446.78Lương6.5567.06267.56928.07588.58249.0899.595610.10222Giáo viên THPT hạng IIHệ số4.004.344.685.025.365.706.046.38Lương5.9606.4676.9737.4807.9868.4939.0009.5063Giáo viên THPT hạng IIIHệ số2.342.673.003.333.663.994.324.654.98Lương3.48663.97834.474.96175.45345.94516.43686.92857.4202
Các loại phụ cấp giáo viên được hưởng khi công tác ở vùng khó khăn
Theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP. Các loại phụ cấp giáo viên được hưởng khi công tác ở vùng đặc biệt khó khăn gồm:
- Phụ cấp thu hút
- Phụ cấp công tác lâu năm
- Trợ cấp lần đầu
- Trợ cấp 1 lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
- Thanh toán tiền tàu xe khi nghỉ phép hoặc nghỉ tết hàng năm
- Phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt, nước sạch
- Phụ cấp lưu động, trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề
- Phụ cấp lưu động
- Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số
Phụ cấp thu hút cho lương giáo viên vùng khó khăn
70% (mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung)
Thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc việt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
Phụ cấp công tác lâu năm cho lương giáo viên vùng khó khăn
Mức hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo mức lương cơ sở và thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn, cụ thể:
– Mức 0,5 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;
– Mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;
– Mức 1,0 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.
Có thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ đủ 05 năm trở lên.
Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
Mức trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Trường hợp có gia đình cùng đến công tác ở vùng đặc biệt khó khăn thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp:
– Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilômét đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách);
– Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình.
Chỉ thực hiện một lần trong tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn.
Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch cho lương giáo viên vùng khó khăn
Mức trợ cấp 01 tháng: a x (c – d)
Mức trợ cấp 01 năm: a x (c – d) x b
Trong đó:
– a là định mức tiêu chuẩn 6m3/người/ tháng
– b là số tháng thực tế thiếu nước ngọt và sạch trong 01 năm
– c là chi phí mua và vận chuyển 01m3 nước ngọt và sạch đến nơi ở và nơi làm việc của người được hưởng
– d là giá nước ngọt và sạch để tính chi phí nước ngọt và sạch trong tiền lương tính bằng giá kinh doanh 01m3 nước sạch.
Áp dụng đối với đối với giáo viên, giảng viên công tác ở vùng đặc việt khó khăn thiếu nước ngọt và sạch theo mùa. Trong đó, vùng thiếu nước ngọt và sạch theo mùa là vùng do điều kiện tự nhiên không có nước ngọt và sạch hoặc có nhưng không đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt từ 01 tháng liên tục trở lên trong năm.
Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu
Mỗi năm công tác ở vùng đặc biệt khó khăn được trợ cấp bằng 1/2 mức lương tháng hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng đặc biệt khó khăn).
Áp dụng đối với giáo viên, giảng viên đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên chuyển công tác ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng đặc biệt khó khăn)
Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho lương giáo viên vùng khó khăn
– Trường hợp được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm thì được hỗ trợ tiền mua tài liệu học tập và hỗ trợ 100% tiền học phí, chi phí đi lại từ nơi làm việc đến nơi học tập.
– Trường hợp công tác tại vùng dân tộc ít người tự học tiếng dân tộc để phục vụ nhiệm vụ được giao thì được hỗ trợ tiền mua tài liệu và tiền bồi dưỡng cho việc tự học tiếng dân tộc ít người bằng số tiền hỗ trợ cho việc học tập ở các trường, lớp chính quy.
Áp dụng trong trường hợp được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm hoặc trường hợp công tác tại vùng dân tộc ít người tự học tiếng dân tộc để phục vụ nhiệm vụ được giao.
Phụ cấp ưu đãi theo ngày cho lương giáo viên vùng khó khăn
Phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 70% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
Áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn của công chức, viên chức và người lao động là nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Phụ cấp lưu động cho lương giáo viên vùng khó khăn
Mức hưởng phụ cấp = 0,2 so với mức lương cơ sở.
Áp dụng đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà phải thường xuyên đi đến các thôn.
Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho lương giáo viên vùng khó khăn
Mức hưởng phụ cấp = 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Áp dụng đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Lương giáo viên vùng khó khăn là bao nhiêu? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Sinh viên sư phạm đi học được trợ cấp bao nhiêu?
Căn cứ theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP, sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội, nếu cam kết làm trong ngành giáo dục, đều được miễn học phí, trợ cấp hàng tháng.
Theo đó, tại điều 4 của của Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định, sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ hai khoản kinh phí là học phí và sinh hoạt phí.
Trong đó, tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi sinh viên sư phạm theo học; mức hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Lương của giáo viên hợp đồng sẽ được tính như thế nào?
Công thức tính lương cho giáo viên hợp đồng là:
Cách tính lương = lương cơ bản x hệ số lương x % Phụ cấp (nếu có) – các khoản phí khác (phí Bảo Hiểm và phí công đoàn). Hoặc mức lương bạn thoả thuận trong hơp đồng.
Bên cạnh đó, còn áp dụng theo những quy định do Bộ GDĐT đề ra và tùy từng quy chế từng trường học sẽ có cách tính cụ thể khi có nhu cầu tuyển dụng.
Lương tối thiểu vùng 2022 có tăng không?
Trong năm 2020, với ảnh hưởng của những làn sóng Covid-19 đầu tiên, lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2021 đã được thống nhất là không tăng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, người lao động duy trì việc làm, tái tham gia thị trường lao động.
Năm 2021, Việt Nam còn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn do sự lây lan của các biến chủng Covid mới làm nền kinh tế bị thiệt hại nghiêm trọng. Do vậy, khả năng tăng lương tối thiểu vùng 2022 là rất thấp.
Dự kiến lương tối thiểu vùng 2022 vẫn sẽ áp dụng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
5/5 – (1 bình chọn)