Luật tố tụng hình sự là gì? Đối tượng, phương pháp điều chỉnh

Luật tố tụng hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

1. Quy định chung của luật tố tụng hình sự

Luật tố tụng hình sự có đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những cách thức dùng để tác động đến các quan hệ tố tụng hình sự, có hai phương pháp: phương pháp quyền uy, phương pháp phối hợp và chế ước. Phương pháp quyền uy điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng, trong đó cơ quan tiến hành tố tụng có quyền áp dụng các biện pháp tố tụng còn những người tham gia tố tụng có nghĩa vụ chấp hành theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Phương pháp phối hợp và chế ước điều chỉnh mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án, trong đó các cơ quan này có nhiệm vụ phối hợp với nhau để giải quyết vụ án đồng thời cũng chế ước nhau, bảo đảm sao cho mỗi cơ quan đều thực hiện đúng chức năng của mình, tránh sự lạm quyền, vị phạm pháp luật.

Luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng và của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lí kịp thời, công minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Luật tố tụng hình sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.

 

2. Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoả XIII thông qua tại kì họp thứ 10 và có hiệu lực thỉ hành từ ngày 01 thảng 01 năm 2018. Với mục tiêu xây dựng Bộ luật tổ tụng hình sự thực sự khoa học, tiến bộ có tính khả thi cao, là công cụ pháp lí sắc bén để đấu tranh hữu hiệu với mọi tội phạm, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; tăng cường trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp năm 2013 quy định, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 kế thừa những quy định cỏn phù hợp trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; loại bỏ, sửa đổi những quy định không còn phù hợp; bổ sung, xây dựng nhiều quy định mới phù họp với những yêu cầu thực tiễn của nước ta. Bộ luật tố tụng hình sự là căn cứ pháp lí quan trọng nhất quy định trình tự, thủ tục khởi tổ, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tổ tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân và hợp tảc quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chỉnh xác, nhanh chóng và xử lí công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vỏ tội; góp phần bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giảo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm…

 

3. Phân tích khái niệm luật tố tụng hình sự

Luật tố tụng hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố, điều ữa, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm là vấn đề quan trọng trong xã hội. Để giải quyết vấn đề này một cách kiên quyết, kịp thời, có hiệu quả, Quốc hội đã thông qua nhiều vãn bản pháp luật quan trọng, trong đó Bộ luật hình sự(BLHS) quy định hành vi nàọ là nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt. Khi có hành vi phạm tội xảy ra, việc phát hiện, xác định tội phạm và người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh chống tội phạm, về vấn đề này V.I. Lênin đã chỉ rõ:

“Tác dụng ngăn ngừa của hình phạt… hoàn toàn không phải ở chỗ hình phạt đó phải nặng mà ở chỗ đã phạm tội thì không thoát khỏi bị trừng phạt.

Điều quan trọng không phải ở chỗ đã phạm tội thì phải trừng phạt nặng mà là ở chỗ không tội phạm nào không bị phát hiện “.

Để bảo đảm phát hiện chính xác và xử lí công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội đồng thời góp phần bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, pháp luật cần phải quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự. Do vậy, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân và hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

Khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xác minh nếu xác định có dấu hiệu của tội phạm hoặc khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì quyết định khởi tố vụ án hình sự theo thẩm quyền; tiến hành các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để chóng minh tội phạm và người phạm tội, lập hồ sơ vụ án hình sự, ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố chuyển sang viện kiểm sát, nếu có đủ chứng cứ để xác định có hành vi phạm tội xảy ra và người đã thực hiện hành vi phạm tội đó. Nếu xét thấy việc khởi tố vụ án không có căn cứ hoặc đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm… thì cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra. Nếu bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của hội đồng giám định pháp y; chưa xác định được bị can hay không biết bị can đang ở đâu thì cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra. Khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, tuỳ từng trường hợp viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định như trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án hay quyết định truy tố bị can trước toà án bằng bản cáo trạng hoặc bằng quyết định truy tố (nếu vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn). Khi nhận được hồ sơ do viện kiểm sát chuyển đến, toà án nghiên cứu hồ sơ và ra quyết định cần thiết để giải quyết vụ án hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Bản án của tòa án quyết định bị cáo có tội hay không có tội, hình phạt và biện pháp tư pháp…

Quá trình từ khi khởi tố vụ án hình sự đến khi xét xử là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, trong đó xét xử là hoạt động trung tâm và mang tính quyết định. Điều 13 BLTTHS năm 2015 quy định:

“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khỉ được chứng minh theo trình tự, thủ tục Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Khỉ không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tổ tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.

Như vậy, xét xử là một hình thức hoạt động nhà nước đặc biệt do toà án thực hiện, nhằm xem xét và giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật. Đe việc xét xử được tiến hành đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, vụ án hình sự phải được khởi tố, điều tra, truy tố trước khi xét xử. Sau khi xét xử, toà án ra bản án tuyên bố bị cáo có tội hoặc không có tội và các quyết định khác. Bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và được cảc cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cá nhân và tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình, phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án và quyết định của toà án. Như vậy, tố tụng hình sự không chỉ bao gồm hoạt động xét xử vụ án mà còn bao gồm cả những hoạt động trước khi xét xử (như khởi tố, điều tra, truy tố) và những hoạt động sau khi xét xử (như thi hành án). Mặt khác, để phát hiện, xử lí tội phạm và người phạm tội, luật tố tụng hình sự còn quy định sự tham gia tố tụng của những người có liên quan đến vụ án, của cá nhân, cơ quan và tổ chức khác.

Tố tụng hình sự là trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự). Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án); người tiến hành tố tụng (thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên, cán bộ điều tra; viện trưởng, phó viện tr­ưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, kiểm tra viên; chánh ấn, phó chánh án toà án, thẩm phán, hội thẩm và thư kí toà án, kiểm tra viên); cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (các cơ quan của bộ đội biên phòng, các cơ quan của hải quan, các cơ quan của kiểm lâm, các cơ quan của lực lượng cảnh sát biển, các cơ quan của kiểm ngư, các cơ quan của công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, các cơ quan khác trong quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; người tham gia tố tụng (người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người chứng kiến, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của BLTTHS), của cá nhân, cơ quan và tổ chức khác góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của luật tố tụng hình sự.

Như đã phân tích ở trên, quá trình giải quyết vụ án phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn thực hiện nhiệm vụ nhất định của tố tụng hình sự. Giai đoạn tố tụng hình sự là những bước trong trình tự tố tụng có nhiệm vụ riêng, mang đặc thù về phạm vi chủ thể, hành vi tố tụng và văn bản tố tụng. Theo chúng tôi, Luật tố tụng hình sự Việt Nam chia quá trình tố tụng thành các giai đoạn sau (Có nhiều quan điểm khác nhau về sự phân chia các giai đoạn tố tụng hình sự. Ví dụ: Có quan điểm cho rằng khởi tố và điều tra là một giai đoạn. Trong giáo trình này, căn cứ vào tinh thần của các quy định trong BLTTHS, tố tụng hình sự được chia làm 7 giai đoạn.):

– Khởi tố vụ án hình sự: Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định khác theo quy định của pháp luật.

– Điều tra vụ án hình sự: Trong giai đoạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật, tiến hành thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ làm rõ đối tượng chứng minh để ra kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra; quyết định tạm đình chỉ điều tra và các quyết định khác theo quy định của pháp luật.

– Truy tố: Trong giai đoạn truy tố, viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết để truy tố bị can trước toà án bằng bản cáo trạng hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.

– Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự: Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, toà án cấp sơ thẩm (cấp xét xử thứ nhất) tiến hành giải quyết và xử lí vụ án bằng việc ra bản án hoặc các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

– Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự: Trong giai đoạn này, toà án cấp trên trực tiếp (cấp xét xử thứ hai) của tòa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật (cũng có quan điểm cho rằng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm là một giai đoạn).

– Thi hành án hình sự: Trong giai đoạn này, cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật (Hiện nay, có quan điểm cho rằng thi hành án không phải là một giai đoạn của tố tụng hình sự nhưng trong BLTTHS năm 2015 vẫn quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam vẫn xem thi hành án là một giai đoạn của tố tụng hình sự).

– Giai đoạn đặc biệt: Đây là giai đoạn xét lại bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Trong giai đoạn này, toà án xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án (giám đốc thẩm – Xem: Điều 370 BLTTHS năm 2015) hoặc có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án, quyết định đó (tái thẩm – Xem: Điều 397 BLTTHS năm 2015). Ngoài thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, giai đoạn này còn có thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Xem: Chương 27 BLTTHS năm 2015).

Sự phân chia các giai đoạn này gắn liền với trách nhiệm của từng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Mỗi giai đoạn tuy độc lập nhưng vẫn nằm trong mối quan hệ khăng khít với nhau và tạo thành hoạt động thống nhất. Giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra giai đoạn trước. Ket thúc một giai đoạn phải có kết luận dưới hình thức văn bản tố tụng để giải quyết vụ án.

 

4. Đối tượng điều chỉnh

Luật tố tụng hình sự là ngành luật độc lập có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng. Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể khác nhau trong quá trình khởi tô, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng phát sinh mối quan hệ nhất định. Vỉ dụ: Để thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra phải tiến hành các hoạt động khởi tố bị can và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng… từ đó, phát sinh mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với bị can, với người làm chứng… Khi tiến hành các hoạt động khác cũng phát sinh các mối quan hệ tương tự như trên và luật tố tụng hình sự điều chỉnh các mối quan hệ đó.

 

5. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự

Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những cách thức dùng để tác động đến các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Phương pháp đĩều chỉnh của luật tố tụng hình sự được xác định căn cứ vào tính chất đặc thù của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Luật tố tụng hình sự Việt Nam có hai phương pháp điều chỉnh đặc trưng, đó là: Phương pháp quyền uy và phương pháp phối hợp – chế ước.

Phương pháp quyền uy là phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật tố tụng hình sự. Quyền uy thể hiện ở quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng. Các quyết định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân. Quyền uy không có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền muốn làm gì thì làm mà các cơ quan này phải thực hiện quyền lực của mình trong khuôn khổ của pháp luật. Phương pháp quyền uy còn thể hiện ở việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng…

Phương pháp phối hợp – chế ước điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án… Các cơ quan này có nhiệm vụ phối hợp với nhau tiến hành các hoạt động của mình theo quy định của BLTTHS. Cơ quan này làm sai thì Cơ quan khác có quyền phát hiện, tự mình sửa chữa hoặc đề nghị sửa chữa những sai lầm đó. Mức độ chế ước được thể hiện trong quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể tham gia giải quyết vụ án hình sự.

Mọi vướng mắc pháp lý về tố tụng hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến. Trân trọng./.