Luật Nhân Quả Là Gì? Nhân Quả Trong Giáo Lý Nhà Phật

Chắc hẳn chúng ta đã ít nhất một lần được nghe câu “Luật nhân quả không chừa một ai” nhưng không phải ai cũng hiểu rõ luật nhân quả là gì và những vấn đề liên quan đến nhân quả. Cùng Truyền hình An Viên tìm hiểu về thuật ngữ này!.

XIN THƯỜNG NIỆM “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”

1. Luật nhân quả là gì?

Nhiều người thường than thở cuộc sống bất công, toàn những phiền muộn lo toan. Phải chăng những nỗi niềm đó của chúng ta chính là những nợ nghiệp mà chúng ta đã làm trong quá khứ. Để cuộc sống hạnh phúc và an yên, hiểu về luật nhân quả là gì là điều cần thiết.

1.1 Luật nhân quả trong cuộc sống

Trong từ điển Hán – Việt, nhân quả được cắt nghĩa như sau: Nhân có nghĩa là hạt giống, mầm non còn quả chính là quả trái thu được sau quá trình phát triển. Vậy luật nhân quả là gì? 

luật nhân quả là gì

Luật nhân quả là gì? Luật nhân quả duy trì sự cân bằng của cuộc sống

Trong cuộc sống, nhân chính là hành động của chúng ta trong mọi khía cạnh của cuộc sống còn. Quả là kết quả của quá trình thực hiện hành động đó ví dụ như khi bạn làm việc không tận tâm, tận lực hay có thái độ không tốt với chính công việc bạn đang làm thì kết quả thu được chỉ là sự thụt lùi về chuyên môn, nhận về những đánh giá không tốt từ cấp trên, đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến rất ít thậm chí là không có.

Nói một cách khác, nếu chúng ta gieo nhân tốt sẽ gặt được quả trái thơm ngọt ngược lại gieo nhân xấu chắc chắn chỉ thu được quả thối hỏng.

Đặc biệt, nhân quả của mỗi người là do chính bản thân người đó làm ra, không phải do người khác mang lại cũng không phải tự dưng từ trên trời rơi xuống. Luật nhân quả là quy luật tự nhiên của trời đất, xảy ra như một lẽ tất yếu, mặc định, công bằng với tất cả mọi người.

1.2 Luật nhân quả trong giáo lý nhà Phật

Trong giáo lý nhà Phật, luật nhân quả không chỉ tồn tại ở phạm trù vật chất mà nó còn thể hiện trong phạm vi tinh thần.

“Nhân quả” trong Phật pháp còn được gọi là “nghiệp, nhân, duyên, quả, báo”, chính là quy luật không thể thay đổi, nó vận hành theo sự hoạt động tự nhiên của vũ trụ và tồn tại một cách khách quan.

“Nghiệp” ở đây được hiểu là tất cả hành động, ý nghĩ, hành vi, cử chỉ của con người. Nghiệp chi phối mọi mặt của đời sống con người còn “quả” chính là kết quả từ những hành động, ý nghĩ mà ra còn “báo” là ứng nghiệm, ứng vào, ứng báo.

Nghiệp – quả có mối tương quan mật thiết, nhân nào thì quả nấy, nhân tốt quả ngọt, nhân xấu quả thối hỏng. Nói một cách khác, muốn gặt quả ngọt trong tương lai thì chúng ta cần gieo nhân tốt ở hiện tại. Sự biến chuyển từ nhân thành quả có khi nhanh, khi chậm bởi cái “duyên” (có nghĩa là điều kiện) nhưng chắc chắn sẽ xảy ra. 

nhân quả là gì

Luật nhân quả có mối liên hệ mật thiết với sinh tử luân hồi

Trong giáo lý nhà Phật, luật nhân quả có mối liên hệ mật thiết với sinh tử luân hồi. Con người sinh ra, trưởng thành rồi chết đi rồi lại đầu thai để sinh ra, vòng luân hồi cũng như nhân quả, từ nhân thành quả, từ quả đến nhân lặp đi lặp lại, vận hành theo lẽ tự nhiên của trời đất, tạo tác. 

1.3 Luật nhân quả trong quan niệm triết học

Các nhà triết học cho rằng, nhân quả là hình thức thể hiện của mối quan hệ có tính phụ thuộc lẫn nhau, nó chính là sự tất yếu của các sự vật, sự việc, hiện tượng hay quá trình. 

Nói một cách khác, trong lý luận triết học, nhân quả là mối quan hệ phụ thuộc, có tác động qua lại lẫn nhau, nhân sinh ra quả nhưng quả không thụ động, quả sẽ tác động ngược lại nhân đã tạo ra nó và đây cũng chính là nhân để tạo ra một quả khác, hình thành chuỗi nhân quả vô hạn.

2. Nguồn gốc luật nhân quả và mối quan hệ nhân – quả

Trong giáo lý nhà Phật, luật nhân quả chính là các phép tắc không thể thay đổi, nó được sinh ra và quy định bởi hoạt động tự nhiên nhằm duy trì sự ổn định, trật tự của vạn vật trong vũ trụ. Nói một cách khác, nguồn gốc của luật nhân quả chính là các hoạt động được tổ chức dựa trên quy luật vận hành tự nhiên của vạn vật, hoàn toàn khách quan chứ không phải do con người hay đấng tạo hóa tạo ra.

Về quan hệ giữa nhân và quả, chúng ta có thể thấy rằng đó là mối tương quan mật thiết với nhau, nhân nào thì quả đó, trong nhân có quả và trong quả cũng có nhân. Một vài ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hình dung về luật nhân quả dễ dàng hơn:

Ví dụ, khi bạn gieo hạt dưa hấu, bạn chăm sóc mỗi ngày cẩn thận thì quả bạn thu được trong tương lai chính là những quả dưa hấu ngọt lịm, mọng nước.

quan hệ nhân quả là gì

Gieo nhân nào sẽ gặt quả đó

Tương tự như vậy, nếu bạn luôn siêng năng, cần cù bạn sẽ thành công, có kết quả tốt trong học tập, làm việc. Bạn luôn thân thiện, chân thành chắc chắn bạn sẽ được yêu quý, sẽ có nhiều bạn tốt.

Bạn có từng thắc mắc rằng tại sao cùng sinh ra nhưng người sướng kẻ khổ, người giàu kẻ nghèo, người hạnh phúc kẻ lại khổ đau? Đó chính là nhân quả, chỉ là chúng ta không nhìn thấu được hết cái “nghiệp” tiền kiếp mà thôi. Đã gieo nghiệp thì trải qua hàng trăm năm, hàng ngàn kiếp khác vẫn không thể thoát được báo ứng. 

3. Ứng dụng luật nhân quả trong cuộc sống như thế nào?

Trên đây, chúng tôi đã phân tích luật nhân quả là gì, mối quan hệ giữa nhân – quả để thấy rằng mọi việc mà chúng ta làm, chúng ta nghĩ sẽ quyết định điều mà chúng ta sẽ nhận được.

Luật nhân quả tồn tại như một quy luật tự nhiên đó đó để tránh họa, tạo phúc, có thể sống an yên và thành công, chúng ta có thể áp dụng luật nhân quả trong cuộc sống hàng ngày.

3.1 Quy luật hạt nhỏ lớn thành cây to 

Có thể bạn chưa biết, điều mà bạn nhận được thường sẽ lớn hơn những gì bạn đã cho đi. Bởi vậy, hãy cho đi khi có thể một cách chân thành nhất, đừng tính toán thiệt hơn, so đo được mất để nhân về yêu thương, niềm vui, phúc báo ngày càng nhiều. 

3.2 Quy luật quả táo đến từ hạt táo

Bạn mong muốn có được, đạt được điều gì hãy gieo điều đó cũng như bạn muốn ăn táo nhất định bạn phải ươm hạt táo. Trong các mối quan hệ bạn có, bạn mong được yêu thương, trân trọng trước hết bạn cần biết yêu thương, trân trọng người khác. 

Bạn muốn thành công trong công việc trước tiên bạn cần gieo “nhân” chăm chỉ, nỗ lực, luôn học hỏi và không ngừng phát triển. Bạn mong rằng khi khó khăn, hoạn nạn sẽ có người giúp đỡ trước hết bạn cần GIÚP ĐỠ người khác bằng cái Tâm ngay khi có thể, từ những việc làm nhỏ nhất.

luật nhân quả

Hãy cho đi hạt giống tốt lành bạn sẽ nhận về nhiều hơn thế

3.3 Quy luật không gieo ắt sẽ không gặt

Chúng ta sẽ không gặt hái được bất kỳ điều gì nếu chỉ muốn mà không làm, không gieo hạt, không chăm sóc thì không có quả để thu. Tương tự như vậy, nếu muốn có của cải phải bỏ sức lao động, muốn có kiến thức phải chăm chỉ học tập, muốn gia đình hạnh phúc phải biết gieo yêu thương và không ngừng vun đắp.

3. 4 Quy luật đã gieo chắc chắn phải gặt

Bạn hãy luôn nhớ rằng, một khi bạn gieo nhân dù xấu hay tốt thì tương lai chắc chắn bạn sẽ nhận được quả tương ứng. Một khi làm việc không thiện thì báo ứng sẽ đến dù sớm hay muộn bởi lẽ đó, hãy luôn làm những điều tốt, nghĩ thiện để tránh nghiệp báo sau này, cuộc sống luôn vui vẻ với cái Tâm được bình an.

3.5 Biết ĐỦ để sống hạnh phúc và an yên

Đừng nhầm lẫn giữa phấn đấu và tham lam, bạn nên vạch rõ mục tiêu và giới hạn cho bản thân để biết “ĐỦ” và hài lòng với điều đó. Có như vậy cuộc sống mới thật sự hạnh phúc, an yên.

nghiên cứu nhân quả là gì

Biết ĐỦ để sống hạnh phúc, an yên

Cũng như một nhân không thể cho nhiều quả khác nhau, nhân nào quả nấy, không nên quá tham lam, đòi hỏi sẽ khiến chúng ta rơi vào vòng luẩn quẩn, không bao giờ biết đủ, không bao giờ biết hài lòng thì sẽ luôn mệt mỏi, chán chường.

3.6 Chọn đương đầu thay vì trốn tránh

Trong cuộc sống, sẽ có lúc bạn thấy mệt mỏi, thất bại thậm chí là bế tắc nhưng nếu bạn không đương đầu mà chỉ biết trốn tránh thì rất có thể bạn sẽ lún sâu vào thất bại hơn, thử thách sẽ nhiều hơn. 

“Nhân” và “duyên” kết hợp với nhau tạo thành quả vậy nên bạn hoàn toàn có thể tạo ra những duyên lành để quả nhận về tốt đẹp hơn. Hãy luôn sống lạc quan, có lòng tin vào những điều tốt đẹp để cuộc sống bớt những điều tiêu cực và phiền muộn.

3.7 Nói lời cảm ơn và xin lỗi

Đây cũng là một trong những điều bạn nên ghi nhớ về luật nhân quả trong đời sống hàng ngày bởi “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói lời cảm ơn người giúp đỡ mình, cho mình lời khuyên sẽ giúp bạn có được mối quan hệ ngày càng tốt đẹp.

Khi có lời nói, hành động chưa đúng hãy nói lời xin lỗi để mối quan hệ không trở nên căng thẳng. Tương tự như việc ta gieo một hạt giống “nhân” không thật chất lượng, chúng ta cần chăm sóc kỹ lưỡng hơn để có thể gặt được quả tương ứng.

Hy vọng bài viết này, Truyền hình An Viên đã giúp bạn hiểu rõ về luật nhân quả là gì từ đó biết cách áp dụng quy luật này vào cuộc sống để có được thành công, hạnh phúc, tránh những điều không may mắn!

XIN THƯỜNG NIỆM “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”