Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Sau đây là mẫu Luận văn thạc sĩ Ngành luật với đề tài luận văn là Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Hy vọng đề tài luận văn thạc sĩ này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết luận văn tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết luận văn thạc sĩ, các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết luận văn thạc sĩ tại bài viết này.

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xã hội tồn tại ở bất cứ hình thái kinh tế – xã hội nào. Ở nước ta, tranh chấp đất đai gây ra những hệ quả tiêu cực như phá vỡ mối quan hệ đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng hoặc trong nội bộ nhân dân làm mất ổn định xã hội và tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị. Hơn nữa, tranh chấp đất đai khiến quá trình sử dụng đất bị ngưng trệ, đình đốn sản xuất do các bên tranh chấp mất thời gian, tiền của và công sức vào việc khiếu kiện… Vì vậy, giải quyết tranh chấp đất đai là một chế định quan trọng của pháp luật đất đai, có ý nghĩa trên nhiều phương diện không chỉ hóa giải bất đồng, mâu thuẫn mà còn tháo “ngòi nổ” không để tranh chấp phát sinh thành điểm nóng phức tạp về chính trị, trật tự an toàn xã hội; đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học về vấn đề này được công bố tạo cơ sở khoa học cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, trên thực tế việc giải quyết tranh chấp đất đai vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức do còn thiếu một số quy định của pháp luật hoặc các quy định chưa phát huy hiệu quả trong quá trình thực thi. Luật đất đai (LĐĐ) năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành được Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan ban hành thay thế LĐĐ năm 2003 đã có những sửa đổi, bổ sung về giải quyết tranh chấp đất đai nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Điều này đặt ra yêu cầu cần tìm hiểu các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và thực tiễn áp dụng pháp luật đất đai trong giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh (TAND quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh) nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả thi hành LĐĐ năm 2013. Hơn nữa, tìm hiểu một cách đầy đủ, toàn diện, hệ thống dưới khía cạnh lý luận và thực tiễn về tranh chấp đất đai thông qua thực tiễn giải quyết tại TAND quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh thì dường như vẫn còn thiếu một công trình như vậy. Ở khía cạnh khác, thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Bình Thạnh nói riêng là địa phương có sự phát triển kinh tế năng động, mạnh mẽ; chất lượng sống đạt mức cao nhất cả nước.