Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay.pdf (luận văn thạc sĩ) | Tải miễn phí

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay

pdf

Số trang Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68
Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
485 KB
Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
8
Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
238
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay

4.8 (
10 lượt)

68485 KB

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 68 trang, để tải xuống xem khá đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Chủ đề tương quan

Tài liệu tương tự

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRÌNH PHẠM ĐẮC DUY

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO LUẬT
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

HÀ NỘI, năm 2019

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRÌNH PHẠM ĐẮC DUY

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO LUẬT
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM NAY

Ngành: Luật Kinh Tế
Mã số: 8380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HÀ THỊ MAI HIÊN

HÀ NỘI, năm 2019

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Pháp luật về tài sản là một trong những chế định quan trọng trong pháp luật Dân
sự Việt Nam nói chung và của Luật Hôn nhân và Gia đình nói riêng, đặc biệt là chế định
tài sản của vợ chồng. Trong các thời kỳ lịch sử thì có nhiều quy định khác nhau về chế
độ tài sản của vợ chồng và cùng với sự phát triển của xã hội thì những quy định về chế
độ tài sản của vợ chồng ở mỗi thời kỳ được xây dựng, sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình
hình thực tiễn của Đất Nước. Pháp luật điều chỉnh về chế độ sở hữu tài sản trong mối
quan hệ vợ chồng, thể hiện sự công bằng, dân chủ, văn minh, sự phát triển của xã hội
và pháp luật, đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay về nhu cầu sở hữu tài sản của con người.
Việc nghiên cứu luận văn “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
Việt Nam hiện nay” là cần thiết và có cơ sở khoa học bởi:
Thứ nhất: Đánh giá được sự phù hợp của quy định pháp luật về chế độ tài sản của
vợ chồng trong quy định của Hiến Pháp, của hệ thống pháp luật của Nhà nước nói chung
và Luật Hôn nhân và Gia đình nói riêng.
Thứ hai: Xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng
hiện nay về các quy định pháp luật còn chưa hoàn thiện và còn nhiều hạn chế, các quy
định pháp luật hiện hành về chế độ tài sản của vợ chồng hiện nay vẫn chưa quy định chi
tiết, rõ ràng, chưa có văn bản hướng dẫn thi hành, nhiều quy định còn mâu thuẩn, chồng
chéo giữa quy định trong Bộ luật Dân sự và quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình
dẫn đến công tác áp dụng pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng trong thực tế gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc.
Thứ ba: Thực trạng các tranh chấp về tài sản trong quan hệ pháp luật vợ chồng
hiện nay diễn ra thường xuyên và phức tạp, các tranh chấp về tài sản của vợ chồng có
giá trị lớn, tài sản tranh chấp đa dạng và phức tạp về nguồn gốc, công sức đóng góp tạo
dựng. Nhiều vụ án tranh chấp tài sản của vợ chồng với khối lượng tài sản lớn, phức tạp,
liên quan đến nhiều người, gây tốn kém nhiều thời gian công sức của các cơ quan tố tụng
khi giải quyết tranh chấp liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng.
Thứ tư: Hiện nay các tranh chấp tài sản của vợ chồng xảy ra thường xuyên dẫn
đến tình trạng suy thoái về truyền thống văn hóa, đạo đức, lối sống của con người, phá

vỡ truyền thống gia đình, làm mất trật tự an toàn xã hội, nảy sinh nhiều mâu thuẫn mới,
tranh chấp mới trên nhiều lĩnh vực xã hội.
Thứ năm: Công tác xét xử và thi hành án đối với các tranh chấp về tài sản trong
quan hệ vợ chồng gặp nhiều khó khăn và vướng mắc vì tranh chấp về tài sản của vợ
chồng hiện nay diễn ra thường xuyên và có nhiều tranh chấp phức tạp, giá trị tranh chấp
lớn. Công tác xét xử các tranh chấp tài sản của vợ chồng tại Tòa án thường bị quá tải ở
những thành phố lớn, đông dân cư như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,…
Thứ sáu: Ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số
thành phố lớn có mật độ dân cư sinh sống đông đúc thì thực trạng vợ chồng ly hôn, thanh
chấp tài sản diễn ra ngày càng thường xuyên và phức tạp, nhiều tranh chấp tài sản lớn,
diễn biến vụ việc phức tạp từ đó gây khó khăn và áp lực quá tải cho công tác giải quyết
các tranh chấp tài sản của vợ chồng. Vì vậy, chế độ tài sản của vợ chồng hiện nay cần
phải được nghiên cứu chuyên sâu và làm rõ các khía cạnh của vấn đề. Từ đó, làm cơ sở
để nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật.
Từ những lý do đó tác giả nhận thấy được tầm quan trọng của “Chế độ tài sản của
vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay” là rất quan trọng và cần
thiết, vấn đề cần phải được nghiên cứu và làm rõ không chỉ ở góc độ khoa học pháp lý
mà còn phải nghiên cứu làm rõ vấn đề dưới nhiều góc độ khoa học như: Xã hội học, kinh
tế học, đạo đức học… Vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ chế độ
tài sản của vợ chồng, góp phần hoàn thiện quy định pháp luật, ổn định các quan hệ Hôn
nhân và Gia đình, tạo cơ sở pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng.
Bên cạnh những hiệu quả của quy định pháp luật hiện hành đem lại và những kết quả
trong công tác tố tụng đã đạt được, trong thời gian qua công tác áp dụng pháp luật về chế
độ tài sản của vợ chồng còn gặp nhiều khó khăn và cần phải có giải pháp để giải quyết.
Vì vậy, việc nghiên cứu luận văn “Chế đội tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn
nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay” là cần thiết nhằm làm rõ vấn đề về mặt lý luận
và thực tiễn. Từ đó, chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và kiến nghị giải pháp hoàn thiện
pháp luật, điều hòa mối quan hệ Hôn nhân và Gia đình trong xã hội, nâng cao hiệu quả
công tác áp dụng pháp luật trong thực tiễn.

2.

Tình hình nghiên cứu

Chế độ tài sản của vợ chồng là đề tài nghiên cứu khoa học đã được nhiều tác giả
nghiên cứu dưới nhiều góc độ, khía cạnh và địa phương khác nhau như:
– Nguyễn Thị Kim Dung (2014), “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
trong pháp luật Việt Nam” luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội”.
– Lê Thị Hà (2016), “Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo
pháp luật Việt Nam”, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội”.
– Trương Thị Lan (2016) “Chế độ tài sản pháp định theo Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2014”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội”.
– Lê Đình Nghị, “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận luật Hôn nhân và
Gia đình năm 2014 ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học
xã hội.
– Đào Thanh Huyền (2017), “Giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng trong các vụ
án ly hôn, từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương”, Luận án tiến sĩ,
Học viện khoa học xã hội”.
– Ngoài những tác giả trên, còn nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu về “Chế độ tài
sản của vợ chồng” dưới nhiều góc độ khoa học và nghiên cứu ở nhiều địa phương khác
nhau. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên của các tác giả về cơ bản đã tiếp cận
chế độ tài sản của vợ chồng nói chung và chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn
nhân và Gia đình nói riêng dưới nhiều góc độ lý luận khoa học và thực tiễn, nghiên cứu
thực trạng ở nhiều địa phương là khác nhau. Mỗi công trình nghiên cứu tiếp cận vấn đề
ở các khía cạnh khác nhau, nghiên cứu về lý luận, thực tiễn, phân tích đánh giá thực
trạng và có những kiến nghị, giải pháp khác nhau phù hợp với từng thời điểm và từng
địa phương.
Hiện nay tình hình nghiên cứu chế định tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân
và Gia đình là rất cần thiết, góp phần đánh giá được hiệu quả và tầm quan trọng của pháp
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 trong thực tiễn áp dụng, ngoài ra, nghiên cứu còn làm
rõ những vấn đề tồn tại bất cập hiện nay về chế độ tài sản của vợ chồng. Từ đó đánh giá
thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu

quả áp dụng pháp luật. Đặc biệt, là trên địa bàn các thành phố lớn, đông dân cư sinh sống
như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn là cơ sở nghiên cứu khoa học và pháp lý để làm rõ các vấn đề lý luận và
thực tiễn chế độ tài sản của vợ chồng hiện nay.
Phân tích và làm rõ các khái niệm, nội dung cơ bản, các đặc điểm, ý nghĩa các quy
định pháp luật, quá trình hình thành và phát triển, các yếu tố tác động đến quy định pháp
luật và thực hiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng hiện nay.
Phân tích và làm rõ các quy định pháp luật trong Luật Hôn nhân và Gia đình, quy
định về chế độ tài sản của vợ chồng hiện nay để làm cơ sở đánh giá hiệu quả của Bộ luật
Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nghiên cứu tình hình thực tiễn hiện nay của chế định tài sản vợ chồng để chỉ ra
thực trạng, tìm ra nguyên nhân của những khó khăn vướng mắc, từ đó kiến nghị những
giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm rõ chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định Luật hôn nhân và Gia đình thì
luận văn tập trung nghiên cứu những nhiệm vụ sau:
– Làm rõ một số vấn đề lý luận về chế độ tài sản của vợi chồng như: khái niệm, nội
dung cơ bản, đặc điểm, ý nghĩa, các yếu tố tác động đến chế độ tài sản của vợ chồng.
– Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về chế độ
tài sản của vợ chồng.
– Phân tích nội dung chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân
và Gia đình 2014.
– Nghiên cứu và làm rõ nội dung của các quy định pháp luật trong Luật Hôn nhân
và Gia đình và pháp luật có liên quan đến tài sản nói chung, tài sản chung, tài sản riêng
của vợ chồng.

– Phân tích đánh giá tình hình thực tiễn, thực trạng của chế độ tài sản của vợ chồng
ở nước ta hiện nay. Từ đó, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, tìm ra nguyên nhân và
kiến nghị giải pháp.
4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế độ
tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến chế độ tài sản của
vợ chồng trong: Hiến pháp 2013, Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình
2014, và các văn pháp luật hướng dẫn thi hành.
Nguyên cứu các số liệu thực tiễn đã thu thập để tổng hợp, phân tích, đánh giá và
rút ra tình hình thực tiễn hiện nay của chế độ tài sản của vợ chồng.
Nghiên cứu thực trạng giải quyết các tranh chấp tài sản của vợ chồng tại Tòa án và
tham khảo các bản án, Quyết định của Tòa án trong xét xử và giải quyết các vụ việc liên
quan đến chế độ tài sản của vợ chồng.
5.

Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân
và Gia đình từ năm 2015 đến nay. Nghiên cứu chế định này tập trung chủ yếu trong thời
gian hiệu lực của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Luận văn nghiên cứu chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình
2014 trên phạm vi cả nước thông qua các báo cáo, tổng hợp của Tòa án nhân dân các
cấp.
6.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

– Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
– Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chế độ Hôn nhân
và Gia đình trên tinh thần của Hiến pháp 2013.
– Phương pháp phân tích – tổng hợp: Được sử dụng để nghiên cứu trong các phần
của Luận văn, phương pháp này cho phép nghiên cứu rõ các vấn đề lý luận của pháp luật
về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành.

– Phương pháp luận từ lý luận đến thực tiễn và tính độc lập tương đối tác động
ngược trở lại lý luận nhận thức.
– Phương pháp so sánh: Được sử dụng nhằm tham khảo và so sánh các điểm giống
và khác nhau từ đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế.
– Phương pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê: dựa trên số liệu thống kê của
Tòa án nhân nhân Tối cao qua các báo cáo trong công tác xét xử và giải quyết các vụ
việc và vụ án lên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng.
– Phương pháp tư vấn chuyên gia: trao đổi và lấy ý kiến tư vấn sau đó chọn lọc và
nghiên cứu.
– Phương pháp tham khảo các tài liệu như: sách, báo, bài viết, tạp chí, tra cứu
internet.
7.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

– Luận văn có ý nghĩa to lớn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận khoa học về chế độ
tài sản của vợ chồng theo quy định luật Hôn nhân và Gia đình. Từ đó, có cơ sở khoa học
để đi sâu nghiên cứu các nội dung của vấn đề, kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.
– Luận văn cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác lập pháp, hành pháp
và tư pháp trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
– Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu chuyên sâu
chế độ tài sản của vợ chồng, dùng làm tài liệu để giảng dạy và cơ sở để kiến nghị sửa
đổi, bổ sung quy định pháp luật.
8.

Cấu trúc của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Nội dung của luận văn được
thiết kế thành ba chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận vể chế độ tài sản của vợ chồng.
Chương 2: Thực trạng chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của luật hôn nhân
và gia đình hiện hành và thực tiễn thực hiện.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về chế độ tài sản vợ chồng ở Việt Nam hiện nay.

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
1.1.

Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa chế độ tài sản của vợ chồng

1.1.1. Khái niệm
Tài sản đóng vai trò quan trọng trong mọi mối quan hệ xã hội nói chung và quan
hệ pháp luật nói riêng, là trung tâm trong mọi quan hệ pháp luật dân sự. Vì vậy, trong xã
hội tài sản được xem là một dạng vật chất có giá trị và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tất
cả các mối quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật. Theo từ điển Luật học “Tài sản là của
cải, vật chất dùng vào mục đích sản xuất và tiêu dùng” [25]. Theo BLDS 2015 thì tài
sản được quy định như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản; tài
sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện
có và cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai” [21, Điều 105]. Từ những khái
niệm trên thì ta có thể thấy khái niệm tài sản nói chung là ám chỉ vật chất có giá trị đối
với con người, đối với hoạt động sản xuất, đối với sự phát triển của xã hội. Khái niệm
tài sản là một khái niệm đa dạng và phức tạp về loại tài sản, giá trị tài sản, hình thức của
tài sản. Vì vậy, khái niệm tài sản cần phải được nghiên cứu và làm rõ trước khi đưa ra
khái niệm về tài sản của vợ chồng.
Mối quan hệ vợ chồng là một trong những mối quan hệ gắn bó giữa hai người giữa
nam và nữ sau khi kết hôn, họ cùng chung sống với nhau, cùng tham gia hoạt động sản
xuất tạo ra của cải vật chất, cùng chăm lo cho gia đình và đóng góp cho sự phát triển của
xã hội. Mối quan hệ vợ chồng được pháp luật hiện nay công nhận và bảo vệ khi họ thực
hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng theo các chế định luật định. Kết hôn là quyền của
con người được Hiến pháp 2013 ghi nhận là quyền của con người và được pháp luật
công nhận, bảo vệ “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một
vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau” [18]. Mối quan hệ hôn nhân còn
được pháp luật quy định trong BLHS, BLDS và chi tiết hơn là Luật Hôn nhân và Gia
đình. Nam, nữ kết hôn với nhau là nền tảng để duy trì nòi giống, chung sức tạo ra của
cải vật chất phục vụ nhu cầu và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Gia đình được
xem là nền tảng của xã hội, trong đó vợ, chồng, con cái vừa là thành viên trong gia đình,

vừa là thành viên của xã hội. Vợ chồng với tư cách là một công dân của xã hội, vì vậy
họ có quyền sở hữu tài sản gồm các quyền chiếm hữu, sử dụng và quyền định đoạt tài
sản của mình. Quyền sở hữu là quyền của công dân được Hiến pháp 2013 ghi nhận và
bảo vệ. Ngoài ra quyền sở hữu của công dân còn được quy định trong BLDS, BLHS
Luật Hôn nhân và Gia đình,…Tuy nhiên, vấn đề sở hữu tài sản là một vấn đề phức tạp
và luôn có sự thay đổi cũng như thường xuyên nảy sinh mâu thuẩn, tranh chấp nên những
quy định pháp luật hiện hành đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong điều chỉnh mối
quan hệ tài sản này. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định
trong việc quy định và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến chế độ sở hữu
tài sản của vợ chồng.
Vợ chồng là những công dân được pháp luật quy định và bảo vệ về quyền sở hữu
tài sản dựa trên việc xác lập mối quan hệ vợ chồng, mà đối tượng này có những quy định
cụ thể và rõ ràng hơn khác với các chủ thể có quyền sở hữu tài sản bình thường không
có mối quan hệ vợ chồng. Khi vợ chồng có quyền sở hữu tài sản thì khi đó mới có thể
tạo lập nên khối tài sản chung hoặc tài sản riêng. Như vậy, việc pháp luật quy định và
điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng là chủ trương đúng đắn, phù hợp với nhu cầu con
người và tình hình thực tiễn, đúng với quy định của Hiến pháp.
Sau khi hết hôn, vợ chồng cùng nhau chung sức, góp tài sản tạo dựng và phát triển
khối tài sản chung nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, đầy đủ cơ sở vật chất, xây dựng
kinh tế gia đình phát triển, góp phần ổn định và phát triển của xã hội.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và quy định của pháp luật liên
quan thì mối quan hệ vợ chồng được pháp luật công nhận và bảo vệ khi người vợ và
người chồng tiến hành đến cơ quan chức năng đăng ký kết hôn thì họ chính thức được
nhà nước công nhận là vợ chồng. Việc đăng ký kết hôn phải hoàn toàn tự nguyện, đúng
thủ tục và đúng quy định pháp luật. Từ việc đăng ký kết hôn đó sẽ nãy sinh nhiều quan
hệ xã hội và quan hệ pháp luật mới như: quan hệ vợ chồng, quan hệ gia đình, quan hệ tài
sản chung, quan hệ tài sản riêng, quan hệ thừa kế, nghĩa vụ tài chính,…

Source: https://evbn.org
Category: Bài Tập