Lsvmtg Đề cương – NHẬP MÔN Các khái niệm: Văn hóa, văn minh, nền văn minh. Các phương pháp tiếp cận – Studocu
NHẬP MÔN
- Các khái niệm: Văn hóa, văn minh, nền văn minh. Các phương pháp tiếp cận lịch sử Văn minh Thế
giới?
Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
Như vậy tức là văn hóa xuất hiện đồng thời và cùng song hành với loài người, văn hóa là toàn bộ những
giá trị mà loài người sáng tạo ra từ khi loài người ra đời đến nay. Văn hóa mang nghĩa khái quát, rộng hơn
văn minh. Văn hóa là một hệ thống giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo, tích lũy thông qua quá trình
lao động thực tiễn, các giá trị này được cộng đồng chấp nhận vận hành trong xã hội và không ngừng
truyền lại cho thế hệ sau, thể hiện trình độ phát triển và đặc tính của mỗi dân tộc như: phong cách sống,
trang phục truyền thống, ẩm thực,..ăn hóa thông qua quá trình học tập và tiếp thu chứ không phải do
bẩm sinh. Ví dụ như văn hóa trà đạo ở Nhật Bản, từ xưa người Nhật đã tin rằng qua cách thưởng trà có thể
tìm thấy được những giá trị tinh thần cần có ở bản thân của mỗi người. Còn ở Việt Nam vào thời phong
kiến, chỉ có vua chúa mới được mặc quần áo màu vàng quyền quý và thêu hình rồng.
Khi đưa ra định nghĩa về văn hóa, một thuật ngữ mới cũng đồng thời xuất hiện, dó là văn minh. Vậy, văn
minh là gì? Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của một cộng đồng dân tộc
nhất định trong lịch sử. Trái với văn minh là dã man. Ví dụ: văn minh Ấn Độ, văn minh Lưỡng Hà ,…
Văn minh bao gồm văn minh vật chất và văn minh tinh thần. Nền văn minh được hiểu như trình độ phát
triển cao của một kiểu xã hội, ở đó văn minh không chỉ mang lại sự tốt hơn cho cá nhân mà còn là sự biến
đổi về thái độ và giá trị ở một trình độ nhất định, ví dụ: khi nói đến nền văn minh phương Tây, ta nói về
xã hội, văn hóa và cách sống của con người phương Tây. Văn minh là trạng thái phát triển cao về các mặt
như: trình độ sản xuất, chinh phục và cải tạo tự nhiên, trình độ quản lí xã hội và trình độ văn hóa tinh
thần. Đến tận cuối thế kỷ XVIII, người ta vẫn cho rằng cộng đồng nhân loại là một khối thống nhất, cùng
trải qua chặng đường lịch sử giống nhau và sẽ cùng đạt tới một trạng thái văn minh giống nhau.
Năm 1918, tại Lion (Pháp), Perre Simon Ballanche (1776 – 1847) xuất bản tác phẩm “Người già và người
trẻ”, trong tác phẩm đó đã lần đầu sử dụng khái niệm “nền văn minh”. Nền văn minh có thể hiểu như là
văn hóa của một xã hội phức tạp, thể hiện phẩm chất tiên tiến từ một xã hội thống nhất. Các nền văn minh
có nền tảng văn hóa đa dạng, bao gồm văn học, hội họa, kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng,…được kết hợp
hài hòa. Nền văn minh có bản năng mở rộng ra khu vực khai sinh ban đầu, vươn xa và ảnh hưởng đến
những vùng đất xa xôi khác. Mỗi nền văn minh là một hệ thống cấu trúc hoàn chỉnh, trong đó các yếu tố
tác động lẫn nhau, có thời gian tồn tại nhất định và có chủ nhân riêng. Nền văn minh Hy Lạp và nền văn
minh La Mã đều cùng tồn tại trong một thời gian và có ảnh hưởng lẫn nhau rất nhiều nên ta gọi đó là nền
văn minh Hy – La. Có rất nhiều nền văn minh ở phương Đông bị ảnh hưởng bởi nền văn minh Trung
Quốc như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản,.. các bảo tàng lịch sử ta sẽ thấy rõ về dấu tích đó và
vẫn còn nhiều dấu tích còn tồn tại đến hiện nay như văn hóa sử dụng đũa, chữ Kanji trong tiếng Nhật,…
Một nền văn minh hình thành trong một không gian địa lý nhất định, có một thời gian tồn tại nhất định.
Một đất nước giàu mạnh thì sẽ tác động đến các yếu tố khác như văn hóa, phim ảnh, âm nhạc phát triển ở
một trình độ cao. Các giải thưởng về văn hóa, nghệ thuật lớn đều nằm ở các nước phát triển: giải thưởng
âm nhạc Grammy, giải điện ảnh Oscar, giải César,… Làn sóng Hallyu đã đem đất nước Hàn Quốc tiếp
cận rõ rệt với thế giới điển hình như văn hóa Kpop, kim chi, nhân sâm và mỹ phẩm Hàn Quốc. Một nền
văn minh gồm 3 yếu tố: chức năng sản xuất ra của cải vật chất, chức năng điều chỉnh, tổ chức và phát
triển xã hội, chức năng tạo ra các sản phẩm tinh thần. Diện mạo của nền văn minh nào được xác định bởi
phương thức sản xuất của thời đại văn minh ấy. K đã từng nói: “ Khi thay đổi phương thức sản xuất
thì người ta thay đổi mọi quan hệ sản xuất của mình. Cái cối xay bằng tay đưa lại cho người ta một xã
hội có lãnh chúa đứng đầu, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại cho người ta một xã hội có nhà tư
bản công nghiệp ”. Khi sống ở một nơi mà mọi người xung quanh đều là nông dân sẽ có mối quan hệ tình
làng nghĩa xóm khác với những người làm việc ở các công ty. Khi phương thức sản xuất thay đổi sẽ kéo
theo lối sống, các mối quan hệ xã hội khác nhau. Như người ta vẫn thường nói, suy đến cùng thì người ở
quê vẫn thật chân chất, thật thà hơn vì họ ít khi áp dụng theo lối sống xã giao, công việc của họ thường là
cày cấy và lao động sản xuất. “ Những thời đại khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra thứ gì, mà
ở chỗ chúng sản xuất ra thứ ấy như thế nào ”. Cùng là việc trồng cây lúa nước nhưng ở thời phong kiến
thì sử dụng sức lao động từ con người là chính, mỗi ngày đều phải canh giờ để ra đồng làm ruộng, làm
việc quần quật từ sáng đến tối bằng những công cụ thô sơ như cày, cuốc. Còn ở thời đại hiện nay, máy
móc gần như thay thế hoàn toàn con người, cuộc cách mạng công nghiệp đã đem đến một bước nhảy vọt
hoàn toàn, giảm bớt sự vất vả cho những người nông dân mà còn làm tăng sản lượng sản phẩm.
Có thể nói văn minh là văn hóa, chứ không thể nói tất cả văn hóa đều văn minh. Vì văn minh chỉ xuất
hiện khi thời đại đó bước vào giai đoạn phát triển cao. Vậy giai đoạn phát triển cao của xã hội là gì? Đó là
giai đoạn xuất hiện nhà nước, thông thường vào thời kỳ thành lập nước thì chữ viết, bộ máy nhà nước
cũng xuất hiện, từ đó văn hóa có một bước nhảy vọt. Cả văn hóa và văn minh đều mang tính nhân bản và
mang tính lịch sử sâu sắc. Văn hóa có trước văn minh, mang tính dân tộc, giai cấp, thiên về tính nhân bản,
còn văn minh có sau, mang tính siêu dân tộc, thiên về vật chất, kĩ thuật, tổ chức xã hội. Sự thay đổi trong
văn hóa quan sát được theo thời gian, những suy nghĩ cổ hủ, hủ tục lạc hậu bị mất đi theo thời gian và
thay vào đó là lối suy nghĩ hiện đại tiến bộ, sau đó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ví dụ như
tục cướp vợ của người H’Mông, vốn là một hủ tục lạc hậu, bất công với người phụ nữ nhưng hiện đại đã
dần thay đổi, không phải phá bỏ hoàn toàn, họ vẫn giữ phong tục đó về mặt hình thức và phải có sự đồng
thuận từ cả hai bên trai và gái. Nền văn minh luôn liên tục tiến bộ, các yếu tố khác nhau của nền văn minh
như phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, công nghệ,… đang phát triển từng ngày. Văn hóa có thể phát
nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của cái khách quan được nhận
thức (theo tài liệu Lịch sử văn minh thế giới). Phương pháp này chỉ ghi lại những sự kiện lớn, tiêu biểu và
điển hình. Ghi chép một cách có chọn lọc, cho người đọc cái nhìn sâu sắc về thời đại qua các sự kiện tiêu
biểu, bản chất. Ưu điểm của phương pháp logic là giúp người đọc có cái nhìn đúng đắn, logic và dễ dàng
hiểu biết, ghi nhớ về sự kiện đó vì chúng rất đặc trưng và tiêu biểu và mang tính thời đại. Ví dụ về
phương pháp logic này là: vào năm 1975, nhân dân ta rất hào hứng và phấn khởi trong công cuộc xây
dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, khôi phục lại đất nước. Thực hiện các chương trình 5 năm, các nhà máy quốc
dân, đưa nhân dân vào thời “bao cấp”, làm chung chia đều. Nhưng đã không thành công huy động được
người dân đưa đến kết quả trong năm 1987, con số lạm phát ở Việt Nam lên đến 771%. Như vậy với cách
ghi chép này, người đọc có thể hiểu rõ mà không bị rối bởi quá nhiều sự kiện không quan trọng. Một ví
dụ khác là năm 1990, thực hiện khóa X, chia lại ruộng đất cho nhân dân, nhân dân trở nên tự túc hơn, chỉ
sau 1 năm nước ta đã đảo ngược tình thế một cách ngoạn ngục để trở thành một nước xuất khẩu gạo.
Năm1902, nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới. Về nhược điểm của phương
pháp logic chính là dễ đưa đến các sai lầm như “bệnh đóng màu” và bệnh “giai thoại dật sử”, bệnh công
thức, giáo điều, hiện đại hóa lịch sử, chất đống tài liệu, kể chuyện giai thoại dật sử thay cho nghiên cứu
lịch sử,… “Bệnh đóng màu” và “giai thoại giật sử” là việc soi mói, lấy những cái không cần thiết để đánh
giá của một hiện tượng, không đúng bản chất của hiện tượng lịch sử đó. “Bệnh công thức giáo điều” là
nhìn lịch sử với cái nhìn chủ quan, cứng nhắc, luôn cho rằng “ta đúng, địch sai”, nhìn nhận sự việc một
cách chủ quan, cảm tính, cần nhìn rõ vào mặt nào có đóng góp tiêu biểu hơn. Chúng ta cũng từng đã có
những sai lầm chứ không phải luôn đúng, ví dụ như trong công cuộc cải cách ruộng đất 1956 – 1957,
chúng ta đã đánh đồng tất cả địa chủ đều phải “đả thực bài phong” dù không phải tất cả mọi nhà tư sản,
mọi địa chủ đều là phản động, trong số họ vẫn có rất nhiều nhà yêu nước, họ đã có công rất lớn đối với
Đảng và nhân dân. Và cuối cùng chúng ta đã nhận ra sai lầm của mình, cố gắng khắc phục và sửa chữa.
Một sai lầm khác rất dễ mắc phải là hiện đại hóa lịch sử, đánh giá sai lầm về lịch sử vì nó không phù hợp
với chuẩn mực hiện đại. Trong trận chiến lịch sử của Nguyễn Tri Phương mang theo 12 ngàn quân đánh
đuổi giặc Pháp tại Gia Định nhưng lại thua quân Pháp với chỉ 1 ngàn quân. Nếu nhìn với góc nhìn hiện
đại thì nhiều người vẫn không hiểu được và trách móc nhưng đặt đúng vào bối cảnh, vũ khí chiến tranh
quá chênh lệch, gươm đao không thể chống lại súng ống hiện đại được. Ngoài ra chúng ta còn cần phải
tránh việc chất đống lịch sử là sử dụng quá nhiều tài liệu mà không nhìn thấy được sự phát triển, không
cần bằng được giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic, làm cho nó rối. Cần tránh phạm vào
những sai lầm đó, không nên dùng cách nhìn chủ quan, soi mói về những sự kiện, nhân vật lịch sử. Như
vậy, hai phương pháp này có những điểm giống nhau và khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau như một thể thống nhất, tác động lẫn nhau nên chúng thường đi thành một cặp. Làm sáng tỏ những
quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử là mục tiêu chung cả hai phương pháp này hướng đến. Ph.
Ăngghen đã viết: “ Về bản chất, phương pháp logic không phải là cái gì khác mà chính là phương pháp
lịch sử đã được giải thoát khỏi hình thức lịch sử, không bị phụ thuộc vào cái hoàn cảnh ngẫu nhiên, pha
trộn và phương pháp logic hoàn toàn không nhất định đóng khung trong phạm vi trừu tượng thuần túy ”.
Trong phương pháp này có sự xâm nhập của phương pháp kia nên trong việc nghiên cứu biên soạn lịch sử
cần phải vận dụng đúng đắn tính thống nhất và khác biệt giữa chúng như vây sẽ ngăn ngừa sự chủ quan,
máy móc, tránh lý luận suông không cần thiết, xử lý quan hệ quan điểm lịch sử và quan điểm giai cấp
trong nghiên cứu.
Cặp phương pháp tiếp theo là phương pháp nghiên cứu đồng đại và phương pháp nghiên cứu lịch đại.
Phương pháp nghiên cứu đồng đại (so sánh lịch sử theo không gian hoặc so sánh lịch sử được tiến hành
“theo đường ngang”) là phương pháp nghiên cứu, so sánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử xảy ra trong
cùng một giai đoạn ở những không gian khác nhau, từ đó cho thấy sự giống và khác nhau giữa chúng.
Qua đó người nghiên cứu nắm bắt được cái riêng, cái chung, thấy được tính đặc thù, phổ biến, hệ thống
của sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử cụ thể. Cuộc chiến tranh giữa quân Mỹ và phát xít Nhật vào
2/1945 tại đảo Iwo Jima là 1 trong 10 cuộc chiến khắc nghiệt nhất trong thế chiến thứ 2. Mỹ thả quả bom
nguyên tử đầu tiên vào thành phố Hiroshima vào 6/8/1945 khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng. Cùng
lúc đó ở Việt Nam cũng xảy ra nạn đói khiến 2 triệu người Việt Nam thiệt mạng. Như vậy giữa những
không gian khác nhau xảy ra những sự kiện khác nhau, đặc trưng riêng biệt nhưng lại có cái chung, theo
một hệ thống liên hệ lẫn nhau, không thể tách rời. Năm 802, Campuchia bước vào thời kỳ Angkor huy
hoàng, từ 802 – 1434, Campuchia xâm lược Lào, chiếm Chăm Pa, tấn công sang bán đảo Mã Lai. Trong
lúc đó Việt Nam đang trong thời kỳ Bắc thuộc, mãi 938 – 1009, Việt Nam bắt đầu đặt nền móng cho việc
xây dựng nhà nước độc lập. Việc so sánh giữa Campuchia và Việt Nam trong bối cảnh đó ta thấy rõ được
sự phát triển hùng mạnh của đế quốc Campuchia lúc bấy giờ. Còn phương pháp nghiên cứu lịch đại là
phương pháp so sánh lịch sử theo thời gian hoặc so sánh lịch sử được tiến hành “theo đường thẳng”.
Phương pháp lịch đại có nguồn gốc từ nguyên lý của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin về sự phát triển, là nguyên
tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn
luôn vận động và phát triển. Phương pháp lịch đại đòi hỏi người viết khi nghiên cứu biên soạn các sự
kiện, hiện tượng lịch sử cần phải xem xét, so sánh với các giai đoạn phát triển trước kia của nó, đồng thời
có thể dự báo khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. Mỗi sự kiện, hiện tượng lích sử trong giai
đoạn sau luôn mang trong mình nó những đặc điểm và yếu tố của giai đoạn trước và ngược lại giai đoạn
trước sẽ tạo tiền đề, định hướng cho sự phát triển của giai đoạn sau. Phương pháp lịch đại đem đến cái
nhìn rõ rệt về sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng lịch sử. Ví dụ Việt Nam trước năm 1975,
mọi định hướng kinh tế đều hướng đến sự chi viện cho miền Nam, sau 1975 xây dựng đất nước nhưng
gặp nhiều khó khăn, đến năm 1990 bắt đầu giải quyết xong các vấn đề và mở rộng quan hệ quốc tế và có
khuynh hướng phát triển rất nhanh cho đến nay. Dự đoán nếu tốc độ tăng trưởng giữ từ 6-7% trong vòng
Nội dung học thuyết của Đạo Phật là lí giải về nỗi đau và giải thoát cho những con người khốn khổ, chính
là sự cứu vớt. Hai câu nói của Đức Phật đã chứng minh điều ấy “Trước đây và ngày nay ta chỉ lí giải và
nêu ra các chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi các nỗi đau khổ ”. “ Cũng như nước đại dương chỉ
có một vị là mặn, học thuyết của ta chỉ có một vị là cứu vớt ”. Tập trung trong tứ diệu đế (bốn nghĩa lí siêu
cao) bao gồm: khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.
Khổ đế: Suy xét về sự khổ cực, luân hồi, nghiệp báo của chúng sinh.
Nhân đế – Tập đế: Nguyên nhân của sự khổ là dục tức lòng ham muốn, nguyên nhân nỗi khổ vật chất đến
nỗi khổ tinh thần, đây là luận đề mang tính chất lý luận, chứa đựng hầu hết những luận thuyết cơ bản của
Đức Phật. Nỗi khổ của con người do 10 nguyên nhân: tham, sân, si, mạn, nghi, kiến,…
Diệt đế: Con đường tiết dục, diệt dục để trừ nghiệp báo, các diệt trừ tận gốc nỗi khổ của con người, loại
bỏ vô minh, đạt tới sự hiểu biết, sáng suốt, nhận ra chân lý và đi tới giác ngộ. Chế ngự bản năng của con
người, từ bỏ 10 nguyên nhân nỗi khổ, Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng, tránh vòng luân hồi, tránh
nghiệp nhân quả.
Đạo đế: Con đường, cách thức để giải thoát khỏi sự luân hồi, nghiệp báo, con đường trung đạo, Quy y
Phật, Pháp, Tăng.
Sau khi Phật tịch, đạo Phật nhanh chóng truyền bá khắp miền Bắc Ấn Độ. Nhóm các đệ tử của ngài đã hồi
tưởng lại những gì Phật dạy để viết thành Kinh sách vì khi còn tại thế, Đức Phật chỉ đi thuyết pháp để
giảng, truyền dạy mà không dựa vào Kinh sách nào cả. Và để làm điều đó, đã có 4 lần triệu tập các cuộc
đại hội. Ba cuộc triệu tập đầu tiên diễn ra vào thế kỷ V-III TCN tại Magađa, quốc gia lớn nhất Ấn Độ lúc
bấy giờ. Ba lần đại hội đầu tiên đều diễn ra suông sẻ, các đệ tử hồi tưởng và ghi lại như những gì Phật đã
thuyết giáo. Sau đại hội lần III, đạo Phật nhanh chóng được truyền bá rộng rãi, vượt khỏi ranh giới của
Ấn Độ đến với Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, thậm chí là cả Châu Âu và Châu Mỹ.
Nhưng đến lần triệu tập thứ IV tại Cusan, năm 100 sau CN, lại bắt đầu có sự phân liệt. sau khi chép thành
Kinh sách thì mọi người có sự tranh cãi về giáo lý, giáo hội và cách thức truyền giáo của Phật giáo. Khi
càng muốn thống nhất thì đai hội càng chia rẽ. Các tín đồ ở miền Nam thì muốn giữ nguyên tất cả những
gì mà Đức Phật đã truyền lại, còn các giáo phái miền Bắc cho rằng nó không còn phù hợp với hiện tại,
cần phải thay đổi để phù hợp hơn. Ví dụ như theo Phật giáo lúc bấy giờ thì không cho phép người nữ tu
hành nhưng chủ trương của Phật lại là “tất cả mọi người đều bình đẳng”, vì thế nên các giáo phái miền
Bắc muốn sửa đổi nó. Và những điều như con người cũng có thể trở thành Phật và cả những người theo
đạo Phật ở nước ngoài cũng có thể trở thành Phật. Vì có sự tranh cãi đó đã hình thành nên 2 phái: Đại
thừa và Tiểu thừa. Phái Đại thừa thông qua giáo lí của Phật cải cách, phái Tiểu thừa theo Phật giáo cũ.
Điểm giống nhau: cùng mục đích tôn chỉ
Điểm khác nhau biểu hiện ở các mặt:
-
Phái Đại thừa mặc áo nâu, tự lao động kiếm sống, họ cho rằng không chỉ những người đi tu hành mà
những người trần tục quy y theo Phật cũng được cứu vớt. Phái Đại thừa coi Phật Thích Ca là vị thần cao
nhất của Đạo Phật. Bên cạnh Phật Thích Ca còn có các vị thần khác như Adi đà, Di lặc, và các Quan Âm
Bồ Tát… Phái Đại thừa coi trọng các nhà sư, coi họ là kẻ trung gian giữa tín đồ và Bồ tát. Hơn nữa phái
Đại thừa cho rằng ai cũng có thể thành Phật và cũng đã có nhiều người trở thành Phật: Văn Thù, Phổ
Hiền, Quan Âm, Địa Tạng,.. họ đã thành Phật nhưng vẫn tự nguyện ở lại cõi trần gian để cứu độ
chúng sinh. Phái Đại thừa quan niệm Niết Bàn là thiên đường của Phật giáo, ngoài ra họ còn tạo ra Địa
Ngục để đày đọa những kẻ mang tội lỗi. -
Phái Tiểu thừa mặc áo vàng, đi khất thực, cho rằng chỉ những người đi tu hành mới có thể được cứu
vớt. Họ cho rằng chỉ có Phật Thích Ca là Phật duy nhất, con người không thể nào trở thành Phật được.
Phật Thích Ca đã đạt được cảnh giới Niết Bàn chính là đã hoàn toàn thông suốt, không bị vướng vào trần
tục, khổ đau của nhân gian nữa vào năm ngài 35 tuổi, sau đó Phật vẫn tiếp tục cứu độ chúng sinh thêm 45
năm nữa.
- Truyền bá
Đạo Phật ra đời vào 563 – 483 TCN do hoàng tử Siddharta Gautama sáng lập. Từ bé hoàng tử đã có tính
đa sầu đa cảm. Trưởng thành trong cung điện, yên bề gia thất nhưng hoàng tử luôn nghĩ về nỗi đau của
con người nên ngài đã xuất gia đi tìm chân lý, để biết rằng cái khổ thực sự là gì. Sau 6 năm sống khổ hạnh
trong rừng sâu, với tấm lòng từ bi và bền bỉ suy nghĩ. Ngài đã giác ngộ tìm ra nguyên nhân sâu xa và con
đường diệt trừ nỗi khổ nơi trần thế và trở thành Phật và năm 35 tuổi.
Phật giáo ra đời để bảo vệ sự bình đẳng cho con người Ấn Độ đương thời nên được gọi là một tôn giáo
địa phương. Sau đó những tín đồ Phật Giáo ngày càng tăng dần, Phật giáo được đón nhận ở nhiều quốc
gia khác như Bangladesh, Trung Quốc, Indo, Mã lai,… và trở thành một tôn giáo thế giới. Vì sao Phật
Giáo lại có sức hút và thu hút được nhiều tín đồ như thế? Vì khác với đạo Hinđu, Phật Giáo không có sự
bất bình đẳng đối với những đẳng cấp dưới, những người nghèo khổ, ở đạo giáo này họ cảm nhận được sự
đồng cảm sâu sắc. Và trong một xã hội, bao giờ giai cấp nghèo khổ cũng chiếm phần lớn vì vậy nên số
lượng tín đồ tăng rất nhanh.
Sau lần tập trung thứ IV, Phật giáo càng được truyền bá mạnh mẽ, các nhà sư càng được khuyến khích ra
nước ngoài để truyền đạo. Một thế kỷ sau, sau cái chết của vua Asoka, đạo Phật ở Ấn Độ càng dần suy
Về tư tưởng triết học: Từ giữa thế kỷ I Trước công nguyên trở đi, nhà nước La Mã chuyển dần từ hưng
thịnh sang suy thoái. Giai cấp chủ nô muốn lợi dụng tôn giáo để duy trì trật tự xã hội. Do vậy triết học La
Mã chuyển dần sang duy tâm luận, quay về với trường phái triết học khắc kỷ – Stoicism đựoc hinh thành
ở Hy Lạp khoảng cuối thế kỷ IV Trước công nguyên. Tiêu biểu cho trường phái này ở La Mã là các tư
tưởng của Seneque và Philo.
Seneque : Ông muốn thiết lập một hệ thống luân lý dựa trên nguyên tắc khiêm nhường và nhẫn nhục. Ông
cho rằng thể xác là gánh nặng của linh hồn, là sự trừng phạt đối với linh hồn. Cuộc sống trần gian chỉ là
khúc dạo đầu cho thế giới bên kia của linh hồn – thế giới con người sau khi chết. Cái thế giới bên kia ấy,
nô lệ – nghèo khó, giàu có – quý tộc đều có thể đạt được như nhau, nếu con người biết nhẫn nhục, nhường
nhịn, chịu đựng gian khổ, lấy sự phục tùng làm đức tính tốt đẹp nhất của con người.
Philo: thế giới vật chất, trong đó có cả con người là can nguyên của tội lỗi, thể xác là ngục thất của linh
hồn. Giữa thể xác và linh hồn có một vực thẳm không thể đến với nhau được và trung gian của vực thẳm
đó là cái mà ông gọi là Thiên Đạo – Đấng Cứu Thế. Con người muốn được giải thoát chi cần có niềm tin
và một cuộc sống đạo đức.
THIÊN CHÚA GIÁO
*Nội dung
Lịch sử ra đời: là tôn giáo do Đức Jesus Christ sáng lập, ban đầu là một chi nhánh của Do Thái giáo, năm
65 thì tách ra thành tôn giáo mới; đến nay có 3 môn phái chính:
-
Đạo Kitô
-
Đạo Tin lành
-
Chính thống giáo
Cơ sở lý luận của Thiên chúa giáo bắt nguồn từ đạo Do thái và triết học Khắc kỷ đang thịnh hành thời bấy
giờ.
Giáo lý gồm 2 bộ kinh: Cựu ước và Tân ước.
Cựu ước của đạo Do thái, Moise và 12 bộ tộc Do thái, thần Jehovah (Thượng đế), sự thần khải của Chúa
trời cho Moise ở trên núi, rằng Do thái là dân tộc duy nhất được Chúa che chở, quy định vận mệnh và áp
đặt luật pháp cho họ.
Cho đến đầu công nguyên, người La Mã vẫn vô thần.
Năm 63 TCN, La Mã thôn tín vùng Palextin, nơi mà từ TK VI TCN, cư dân đã theo Do Thái Giáo. Người
truyền bá là Moses, thờ chúa Jehovah. Kinh thánh của Do Thái giáo có 3 phần là Luật pháp, Tiên tri,
Thánh tích. Về sau, 3 phần này hợp lại thành Kinh Cựu ước trong Kito giáo. Đời sống người dân sau khi
La Mã thống trị ngày càng khổ hơn. Ở La Mã lúc này đang thịnh hành trường phái triết học Khắc kỷ, với
nội dung là thần thánh cai trị thế giới; con người cần sống nhẫn nhục, mọi người đều bình đẳng.
3 thành tố: Giáo lý Do thái giáo, triết học Khắc kỷ và đời sống khổ cực của người dân => Hình thành đạo
Kito. Tương truyền, người sáng lập là Jesus Christ, con của Đức chúa trời đầu thai vào người con gái
đồng trinh Maria.
Quá trình truyền bá và phát triển
Giai đoạn 1 (từ thế kỷ I đến thế kỷ IV Sau công nguyên): Đây là giai đoạn Kitô giáo bị đàn áp rất khốc
liệt, chỉ có một bộ phận tín đồ ở Palestine tham gia. Sau cái chết của Chúa Jesus, các tông đồ đã bắt đầu
đem giáo lý của ngài truyền bá ra ngoài Palestine. Năm 62, thánh Paulo sang Roma để truyền đạo thì thấy
ở đây đã có nhiều tín đồ Kitô giáo.
Ban đầu giới cầm quyền La Mã giữ thái độ khoan dung đối với Kitô giáo. Nhưng Chúa Jesus cho rằng đế
quốc La Mã là một “mụ đàn bà đầy tội lỗi – tức lên án tầng lớp giàu có, thống trị và đế quốc La Mã sẽ
sớm bị diệt vong”, tín đồ Kitô giáo sẽ được sống trong vương quốc của Chúa. Đây chính là những yếu tố
mới phủ nhận sự tồn tại của chế độ và nhà nước chiếm hữu nô lệ La Mã. Điều đó khiến giới cầm quyền
và quý tộc căm ghét Kito giáo, cho rằng tín đồ Kitô là lũ phiến loạn và tiến hành đàn áp khốc liệt, đẫm
máu nhất là vụ đàn áp vào năm 64, dưới thời hoàng đế Nêrông. Cho dù càng đàn áp thì Kitô giáo vẫn
càng phát triển.
Nguyên nhân : Chế độ chiếm hữu nô lệ càng phát triển thì sự phân hoá giai cấp trong xã hội càng sâu sắc,
sự bần cùng hoá, áp bức, đàn áp, bóc lột càng tăng lên. Kitô là tôn giáo duy nhất mà giới lao động và
những người nghèo khổ có thể tìm thấy được con đường giải phóng.
Về tổ chức, lúc đầu các tín đồ đạo Kitô tổ chức thành những công xã vừa mang tính chất tôn giáo, vừa
giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Họ giúp người lao động, người nghèo tìm công ăn việc làm. Đến thế kỉ
II, các công xã Kitô dần phát triển thành Giáo hội. Cuộc vận động Kito giáo trong buổi đầu mang một ý
nghĩa xã hội rất tích cực: Đó là cuộc vận động của dân nghèo chống chế độ áp bức.
Về sau, Giáo hội đề ra nguyên tắc “vương quốc thì trả cho vua, thiên quốc thì trả cho Chúa trời” tức
không dính dáng đến chính trị. Sau hơn 200 năm truyền bá, Kitô giáo đã tạo được một thế lực hết sức chặt
chẽ, chủ yếu tại các thành phố lớn. Trước sự phát triển này và đàn áp mãi không được, giới cầm quyền
La Mã quyết định “sống chung” , thay đổi chính sách đối với Kito giáo.
vẫn tồn tại rất nhiều hạn chế, khó học và khó diễn giải nên trước kia chỉ có giới quý tộc và trong hệ thống
thư từ mới sử dụng loại chữ này.
Văn học
Thể loại: tục ngữ, thơ ca trữ tình, truyện ngụ ngôn, trào phúng, thần thoại,…
Tác phẩm chính: Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Nói chuyện với linh hồn của mình, Lời kể của
Ipuxe, Sống sót sau vụ đắm thuyền,…
Tôn giáo: đa thần
– Thờ các thần tự nhiên: Địa thần, Thiên thần, Thần mặt trời,…
– Thờ người chết: họ quan niệm rằng trong mỗi con người đều có một linh hồn, con người
không thể nhìn thấy. Linh hồn tồn tại đến khi thi thể con người hủy nát => nếu thi thể được
bảo tồn thì linh hồn một lúc nào đó sẽ nhập vào thể xác và con người sẽ sống lại => tục ướp
xác
– Thờ nhiều loại động vật: từ dã thú, gia súc đến côn trùng
– Thờ các hình tượng tưởng tượng như phượng hoàng, nhân sư
Kiến trúc và điêu khắc
– Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc đạt trình độ kỹ thuật cao, quy mô to lớn, đồ sộ, đặc biệt
là những kiến trúc về tôn giáo như đền thờ Canắc, đền thờ Loxo, kim tự tháp Khêốp,…
– Điêu khắc: Một số tác phẩm tiêu biểu như tượng nhân sư Xphanh, tượng hoàng hậu Nê-phéc-
ti-ti, phù điêu trên các lăng mộ cổ
=> 2 công trình vĩ đại nhất: Kim tự tháp; Tượng Xphanh (Nhân sư)
- Khoa học tự nhiên
- Toán học:
Toán học Ai Cập ra đời từ rất sớm, bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên và thực tế cuộc sống của người Ai
Cập, phát triển khá mạnh mẽ trong ba lĩnh vực số học, đại số và hình học. Do nhu cầu thực tiễn, nhu cầu
của sản xuất nông nghiệp đã là động lực thúc đẩy cho sự ra đời và phát triển của toán học.
Tới thiên niên kỷ II TCN, đã phát triển thành công hệ số đếm là hệ cơ số 10 nhưng vẫn chưa có số 0. Biết
làm các phép tính cộng trừ, còn nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng trừ liên tiếp.
Đại số: Giải pt bậc nhất, tìm ra cấp số cộng và cấp số nhân
Hình học: Tính được diện tích, thể tích, chu vi, tìm ra số pi = 3,
Thiên văn học và lịch pháp
Sớm ra đời Thiên văn học và Lịch pháp nhằm phục vụ canh tác nông nghiệp. Xác định được bản đồ của
12 cung hoàng đạo có từ thời Vương triều XIV, vẽ được chòm sao Bắc Cực và biết được các hành tinh
trong Thái Dương Hệ.Việc tính toán được vị trí các ngôi sao đã giúp họ trong việc phát minh ra đồng hồ
mặt trời, đồng hồ nước là những thành tựu quan trọng ở thời Tân Vương Quốc.
Là kết quả từ quá trình quan sát thiên văn qua quá trình quan sát bầu trời và mực nước sông Nile họ phát
hiện ra một mối quan hệ giữa mực nước sông Nile và sao Thiên Lang. Một buổi sáng sớm một ngày mùa
hè khi ngôi sao Thiên Lang xuất hiện ở đường chân trời đó là thời điểm nước sông Nile lên cao, chu kỳ
này của sao Thiên Lang là khoảng 365 lần mặt trời mọc xuất hiện. Từ mối quan hệ trên người Ai Cập đã
lấy 365 ngày tính làm thời gian cho 01 năm. Dựa vào 12 tháng hoàng đạo, 1 năm được chia thành 12
tháng, mỗi tháng 60 ngày, còn dư 5 ngày xếp vào cuối năm làm ngày lễ. Năm mới của Ai Cập bắt đầu từ
ngày nước sông Nile bắt đầu dâng , họ chia 1 năm thành 3 mùa : Mùa nước lên, mùa ngũ cốc, mùa thu
hoạch, mỗi mùa bốn tháng.
Lịch Ai Cập tương đối chính xác. Năm 45 trước công nguyên Julius Ceasae cho mời nhà thiên văn
Sasigene từ Ai Cập về Roma để cải cách lịch La Mã trên cơ sở lịch Ai Cập, hình thành lịch Julien.
– Y học:
Do tục ướp xác thịnh hành nên người Ai Cập cổ đại hiểu biết khá sớm về cấu tạo cơ thể người, điều đó
đã tạo điều kiện cho y học phát triển và khá nổi tiếng với các nước láng giềng. Họ có trình độ chuyên
môn cao về răng, đầu, mắt, bụng và các bệnh nội thương. Người Ai Cập nhận thức được rằng nguyên
nhân của bệnh tật không phải do ma quỷ hay phù thủy gây ra mà do sự không bình thường của mạch
máu. Nhận thức được óc và tim là hai bộ phận quan trọng của cơ thể con người, tay nghề và sự tài giỏi
của thầy thuốc được đánh giá bằng sự hiểu biết về trái tim.
HY LẠP
Cơ sở hình thành:
Nền kinh tế Hy Lạp đã từng đạt đến giai đoạn phát triển cao rực rỡ, đời sống xã hội của giai cấp
thống trị được nâng cao, do đó đã thúc đến sự phát triển của những văn minh tinh thần. Tư duy khoa
học của người Hy Lạp cổ đại đã đạt đến trình độ khái quát cao, hình thành những định lí, nguyên lí có
giá trị cho đến hiện tại, là mảnh đất sinh ra những nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử cả nhân loại trong
nhiều lĩnh vực như toán học, vật lý, thiên văn học,…
Chữ viết
Chữ cổ nhất : Chữ Crete Mycene
Chữ cái Hy Lạp là cơ sở cho sự ra đời cả hàng loạt chữ cái khác như chữ Copic ở Ai Cập, chữ của
một số dân tộc Tiểu Á. Hiện nay hệ thống chữ Slavo và chứ La Tinh bắt nguồn từ chữ Hy Lạp được
sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Thiên văn và địa lý
Thales:
-
Được ghi nhận là “Nhà toán học đầu tiên, nhà thiên văn học đầu tiên”. Ông du lịch nhiều nơi và tiếp thu
các thành tựu của Babilon và Ai Cập. Ông đã học tập và kế thừa những thành tựu thiên văn học của
Lưỡng Hà. Là người dự báo chính xác về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực. Là người hình thành
trường phái khoa học Milet. -
Hạn chế: ông cho rằng trái đất nổi trên mặt nước, vòm trời có hình bán cầu úp trên mặt đất.
Pitago: Nhà toán học, lý học, triết học, thiên văn học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Ông cho rằng mọi sự
vật hiện tượng trong vũ trụ đều có quy luật của nó. Về thiên văn học, ông có tiến bộ hơn Talét, ông nhận
thức được quả đất hình cầu và chuyển động theo quỹ đạo nhất định.
Aristarque : Người đầu tiên nêu ra thuyết hệ thống mặt trời, ông tính toán khá chính xác thể tích, khối
lượng của mặt trời, quả đất, mặt trăng và khoảng cách của các thiên thể ấy. Ông khẳng định “Không
Quang học
Đặc biệt là bộ Elements – Những khái niệm cơ bản: Gồm 13 tập, trong đó ông đã sắp xếp một cách hợp
lý, hoàn chỉnh, sáng tạo thêm, chứng minh chặt chẽ hơn tất cả 465 mệnh đề không chỉ về hình học mà cả
lý thuyết số và đại số sơ cấp trên tinh thần của hình học, trong đó có tiên đề mang tên ông – Tiên đề
Euclite. Hệ thống định đề của ông làm nền tảng xây dựng môn hình học phẳng hay còn gọi là hình học
Euclide.
Bộ sách Cơ bản gồm 13 cuốn vẫn được giữ đến ngày nay (phần lớn chương trình hình học ở phổ thông
ngày nay sử dụng lại hầu như toàn bộ 6 cuốn trong bộ Cơ bản của ông). Trong lịch sử Toán học, đây là tác
phẩm khoa học duy nhất đã tồn tại 2000 năm mà giá trị không hề giảm sút.
Archimede : Ông được sinh ra trong một gia đình giàu có ở thành bang Siracure trên đảo Xixin, là người
có quan hệ bà con với vua Herion của thành bang này. Ông đã từng lưu học tại trường Alecxandri – Ai
Cập. Niềm say mê khoa học cùng với kiến thức uyên bác, ông đã để lại cho nhân loại những tri thức khoa
học vô giá về lý luận, thực tiễn trong toán học và cơ học.
Về toán học : Tính được số pi bằng 1 trị số chính xác và sớm nhất trong lịch sử phương Tây. Ông đưa ra
phương pháp tính diện tích hình nón, hình cầu, tìm được mối liên hệ giữa diện tích toàn phần và thể tích
hình cầu nội tiếp trong hình trụ.
Một số tác phẩm tiêu biểu:
Về trạng thái cân bằng: Nghiên cứu về trọng tâm, hình bình hành, hình tam giác.
Cầu phuơng hình parabol: Cho lời giải về cơ học và cả lời giải toán học.
Về trạng thái cân bằng (tập 2): Nghiên cứu về trọng tâm của đới parabol.
Bàn về hình cầu và hình viên trụ (tập 1 & 2).
Bàn về cá hình xoắn.
Đo đường tròn.
Nghiên cứu về các vật nổi.
Arénaire: Về hệ đếm các số lớn.
Có nhiều truyền thuyết liên quan đến Archimede trong cuộc chiến của Siracure chống lại La Mã gương
hội tụ, máy bắn đá và việc tìm tỉ lệ vàng trong vương miện nhà vua…
Về vật lý : Ông là người đặt nền móng cho ngành cơ học và ứng dụng của nó vào việc giải phóng sức lao
động của con người như: đòn bẩy, ròng rọc, chân vịt (dùng để hút nước). Ông phát minh ra nguyên lý đòn
bẩy và nguyên lý về thủy lực, định luật về vật nổi. Ông được coi là người phát minh ra ròng rọc, đòn bẩy,
máy bơm nước, máy bắn đá, bánh xe răng cưa, đường xoáy trôn ốc, nguyên lý hội tụ ánh sáng của gương
cầu lồi,…
Clauda Ptolémée : Trên cơ sở đúc kết các kiến thức về thiên văn học của Ai Cập, Babilon va Hy Lạp, ông
soạn bộ sách Tổng hợp – kết cấu toán học (Composition mathématique).
Eurathosthène: Ông từng làm giám đốc thư viện Alecxandri ở Ai Cập nên có điều kiện tiếp cận các tri
thức khoa học trước đó. Ông là người đầu tiên tính được độ dài của kinh tuyến trái đất bằng 39
(con số tính toán của khoa học ngày nay là 39, giảng về phương pháp tính toán).
- Y học
Y học Hy Lạp cổ đại đã có những thành tựu rất to lớn về lý luận và thực hành trong việc chăm sóc sức
khỏe và chữa bệnh. Hy Lạp cổ đại đã sản sinh ra những danh y và địa điểm hành nghề của họ được coi là
thủy tổ của y khoa phương Tây sau này, đồng thời là 1 tiền đề quan trọng của sự phát triển nền tríêt học
của Hy Lạp.
Danh y đầu tiên có thể kể đến là Etculatét, người đã đề xuất những phương pháp trị bệnh đơn giản nhưng
hiệu nghiệm. Đặc biệt Hypôcrát người đầu tiên đặt cơ sở ban đầu cho sự phát triển của y học phương Tây,
được coi là ông tổ của khoa học y dược. Ông được sinh ra trong một gia đình có truyền thống y khoa ở
đảo Corse. Chính ông đã gạt bỏ những quan niệm tôn giáo và mê tín thần bí, đề ra những phương pháp trị
bệnh hiệu quả bằng khoa học. Quan điểm của ông về đạo đức, trách nhiệm của người thầy thuốc hết sức
đặc biệt vì nó liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người. Do đó, không được dùng nghề nghiệp
chuyên môn của mình để trục lợi, tác động của môi trường đối với cơ thể, về dịch thể, điều trị bệnh nhi
khoa và phụ nữ, bệnh gãy xương… cho đến ngày nay vẫn còn giá trị. Bộ sách giáo khoa mười tập do ông
để lại cho hậu thế là kho tàng vô giá về kiến thức y học đã được Littre – nhà ngôn ngữ học người Pháp,
dịch xong năm 1861. Để tôn vinh những cống hiến của ông, ở phương Tây, các bác sỹ khi ra trường đều
phải đọc “Lời thề Hypôcrát”.
Ngoài ra, nền y học Hy Lạp cổ đại còn có Hêracơlít – nổi tiếng trong việc phẫu thuật ở Hy Lạp. Đầu TK
III Trước công nguyên nhà giải phẫu học Hêcrôpin đã chứng minh rằng não là khí quan tư duy, cảm giác
do hệ thần kinh truyền đạt, xem mạch mạnh yếu nhanh chậm có thể biết được tình hình sức khỏe. Ông là
người đầu tiên nêu lên vấn đề dùng thuốc mê trong phẫu thuật. Ý tưởng này của ông mãi đến năm 1840
người ta mới dùng ete gây mê, năm 1861 dùng morphine giảm đau.
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH TRUNG QUỐC
Trung Quốc (hay Trung Hoa) là một quốc gia có lịch sử phát triển lâu dài, nhân dân Trung Quốc đã sáng
tạo ra một nền văn hóa vô cùng rực rỡ so với thế giới đương thời. Nền văn minh Trung Hoa phát triển mạnh
mẻ và có ảnh hưởng đến các nước trong khu vực và thế giới với nhiều thành tựu rực rỡ.
1ữ viết:
-Chữ viết của người Trung Quốc được ra đời vào nhà Thương, được viết hay khắc lên mai rùa hoặc
xương thú được gọi là chữ giáp cốt. Chữ giáp cốt chủ yếu là chữ tượng hình người Trung Quốc dựa vào các
vật mình thấy để viết nên chữ cốt giáp như chữ “sơn”(núi) thì vẽ 3 đỉnh núi,.. nhiên do nhu cầu ghi
chép các động tác và các khái niệm khác nhau nên đã có sự phát triển thành các loại chữ biểu ý và mượn
âm thanh( tượng hình và tượng thanh). Đến thời nhà Chu số lượng chữ giáp cốt tăng lên và cách viết đơn
giảng hơn; vào thời Chu cũng viết chữ trên chuông gọi là Kim văn hoặc Chung đỉnh văn ngoài ra còn được
khắc hay viết lên trống đá hay thẻ tre. Các loại chữ viết đầu tiên này gọi chung là Đại triện hay Cổ Văn.
Nhưng do đất nước không thống nhất nên chữ viết cũng không thống nhất.
-Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc đã đặt ra chính sánh thống nhất chữ viết.
Thừa tướng Lý Tư đã cải cách và tạo thành một loại chữ thống nhất là Tiểu Triện. Đặc điểm của chữ viết
này là: giảm bớt tính hình họa, hướng đến ký hiệu hóa văn tự, xóa bỏ một loạt chữ dị thể. Chữ Tiểu Triện
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển chữ Hán, bước từ chữ tượng hình sang văn tự biểu
ý. Đến cuối thời Tần (221-206 TCN) đến thời Hán Tuyên Đế (73-49 TCN) chữ Triện thế bởi chữ Lệ _là
một loại chữ biến những nét cong nét tròn của chữ Triện thành các thanh ngang bằng sổ thẳng vuông vức
ngay ngắn.
-Tuy thời gian sử dụng chữ Lệ nhưng chữ Lệ có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là giai đoạn quá độ để phát
triển thành chữ Chân tức là chữ Hán ngày nay.
+Thời Hán: Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại tác phẩm Sử ký ghi chép lại lịch sử Trung
Quốc từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế (gần 3000 năm).
+Thời Đông Hán : có các tác phẩm như Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư
của Phạm Diệp.
+Thời Minh – Thanh: có các bộ Minh sử, Tứ khố toàn thư đều là những di sản đồ sộ của Trung Quốc.
4 học tự nhiên:
● Toán học:
-
Người Trung Hoa đã biết đến phép đến lấy 10 làm cơ sở từ rất sớm.
-
Nhiều cuốn sách toán học như Chu bễ toán kinh (nội dung nói về lịch pháp, thiên băn, hình học, số
học,…), Cửu chương toán thuật (nội dung như các phương pháo khai căn bậc 2 và bậc 3 các phương trình,
cách tính diện tích các hình, quan hệ giữa 3 cạnh tam giác vuông,..) đã cho thấy họ đã phát triển Toán học
từ rất sớm. -
Thời Nam – Bắc triều xuất hiện nhà toán học nổi tiếng là Tổ Xung Chi, ông đã tính được số pi bằng
3,14159265 đây là con số chính xác nhất thế giới thời kỳ đó. Vào thời Tống-Nguyên, ngời Trung Quốc đã
phát minh ra cái bàn tính, rất tiện lợi cho việc tính toán.
● Thiên văn và phép làm lịch:
-
Từ thời nhà Thương, người Trung Hoa đã vẽ được bản đồ sao với 800 vì sao, xác định được chu kỳ
chuyển động của 120 vì sao, => Từ đó, người Trung Hoa đã đặt ra lịch Can chi (âm lịch).Cũng vào thời này
họ cũng đã quan sst và ghi lại hiện tượng nhật thực, nguyệt thực -
Ngay từ thời cổ đại, một số nhà thiên văn đã phát hiện ra vết đen trên mặt trời, chế tạo ra dụng cụ dự
báo động đất,… Năm 1230, Quách Thủ Kính đời Nguyên đã đặt ra Thụ thời lịch xác định một năm có
365,2425 ngày. Đây là một con số rất chính xác so với kết quả của các nhà thiên văn châu Âu cùng thời.
●Y học:
-Nền y học Trung Quốc có lịch sử lâu đời và giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay không
những ở Trung Quốc mà còn cả trên thế giới.
-
Thời Chiến Quốc đã có sách Hoàng đế nội kinh được coi là bộ sách kinh điển của y học cổ truyền
Trung Hoa. Đến thời Minh, cuốn Bản thảo cương mục của Lý Thời Xuân ra đời, được Darwin đánh giá là
bộ “Bách khoa về sinh vật” của người Trung Quốc thời đó. -
Nhiều thầy thuốc giỏi được truyền tụng như Biển Thước, Hoa Đà, Lý Thời Trân…
-
Châm cứu là một thành tựu y học nổi bật và đặc sắc của người Trung Quốc.
♠ _Ngoài ra các mặt khác như địa lý, nông học,… cũng có những thành tựu rất lớn.
5ốn phát minh lớn về kĩ thuật: -
Giấy_ : được Thái Luân phát minh từ thời Đông Hán. Giấy đã nhanh chóng được dùng phổ biến để ghi
chép thay cho các vật liệu trước đây như thẻ tre, đá, lụa,.. Nghề làm giấy sau đó được truyền sang các nước
châu Á và cả châu Âu.
– Kỹ thuật in : Chưa chắc chắn bắt đầu từ bao giờ nhưng chắc chắn đã đến khoảng thế kỉ VII đầu thời
Đường đã có nghề in. Kỹ thuật in được bắt nguồn từ việc khắc các chữ cái trên con dấu có từ thời Tần, sau
đó là việc in các bùa chú để trừ ma của Đạo giáo. Kỹ thuật in ngày càng hoàn thiện và tiến bộ sau đó đã
được truyền rộng rãi ra các nước châu Á và châu Âu, đặt cơ sở cho kỹ thuật in hiện đại ngày nay.
– Thuốc súng : được phát minh một cách ngẫu nhiên bởi các đạo sĩ luyện đan của Đạo giáo vào thời
Đường, được người Trung Quốc gọi là Hỏa dược. Đó là một hỗn hợp các chất dễ cháy như than gỗ, lưu
huỳnh, diêm tiêu trộn với nhau rồi đốt. Đến khoảng thế kỷ X, thuốc súng được sử dụng vào chế tạo vũ khí
thô sơ
– Kim chỉ nam : được người Trung Quốc biết đến từ thế kỷ III TCN. Đến thời Tống, họ đã phát minh ra nam
châm nhân tạo bằng cách dùng kim sắt, mài mũi kim vào đá nam châm để thu từ tính rồi dùng kim đó làm la
bàn. La bàn được sử dụng trong việc đi biển từ Trung Quốc truyền sang A Rập rồi sang đến châu Âu.
6ư tưởng – tôn giáo:
- Lịch sử tư tưởng Trung Quốc hết sức phong phú với các hệ tư tưởng học thuyết khác nhau trong đó nổi bật
lên là tư tưởng Nho gia, Đạo gia, Pháp gia và Mặc gia. Các hệ tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc xây
dựng nền văn minh Trung Hoa, có quan hệ mật thiết, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của nhân dân Trung Quốc
nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực.
7áo dục:
-
Ngay từ thời Chu, nền giáo dục Trung Quốc đã có quy chế rõ ràng, các trường học được chia ra làm hai loại
Quốc học và Hương học. Đến thời Xuân Thu, Khổng Tử là người đầu tiên mở trường tư. -
Cùng với sự phát triển của Nho giáo, nền giáo dục Nho học được đẩy mạnh và đề cao, hệ thống trường học,
khoa cử được mở rộng không ngừngời Hán ở các trường học có totr chức thi hành tháng để kiểm tra kết quả
học tập chứ vẫn chưa có thi quốc gia để tìm nhân tài. Đến thời Tùy – Đường đã đặt ra chế độ khoa cử đầu tiên.
Số khoa thi được tổ chức ngày càng nhiều, quy định chặt chẽ về hình thức và nội dung. -
Đến cuối đời Thanh, Nhà nước phong kiến đã học tập phương Tây cho xây dựng một số trường học kiểu
mới như Kinh sư đồng văn quán,… Đến năm 1905, cùng với việc cải cách chế độ giáo dục, chế độ khoa cử ở
Trung Quốc bị bãi bỏ