Lớp học nghiệp vụ công tác Đảng dành cho Bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở có hình thức, phương pháp và tổ chức ra sao?


Hình thức, phương pháp và tổ chức lớp học nghiệp vụ công tác Đảng dành cho Bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở là gì? Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng dành cho Bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở như thế nào? Yêu cầu cần đạt khi khai giảng các bài trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, cho Bí thư chi bộ, cấp ủy viên cơ sở là gì?

Hình thức, phương pháp và tổ chức lớp học nghiệp vụ công tác Đảng dành cho Bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở là gì?

Tại tiểu mục 2 Mục III Hướng dẫn 59-HD/BTGTW năm 2022 quy định về hình thức, phương pháp và tổ chức lớp học nghiệp vụ công tác Đảng dành cho Bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở như sau:

2. Hình thức, phương pháp và tổ chức lớp học

– Giảng viên cần nắm chắc đặc điểm của đối tượng học viên để lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng cụ thể. Chọn một số nội dung trong tài liệu để đi sâu phân tích, làm rõ, kết hợp giảng bài với tổ chức thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa các học viên cho phù hợp và thiết thực; có thể lựa chọn một số phần để học viên tự học, tự nghiên cứu, không nhất thiết phải giảng dạy tất cả các nội dung trong bài.

– Tổ chức học tập theo lớp; tập trung lên lớp nghe giảng, thảo luận, giải đáp thắc mắc; viết bản thu hoạch, đánh giá kết quả qua bản thu hoạch. Trong quá trình giảng bài, kết hợp giảng giải với trao đổi, đối thoại giữa giảng viên với học viên, giữa học viên với học viên. Tổ chức tham quan, nghe báo cáo kinh nghiệm thực tế cũng được coi là nội dung học tập chính thức, có liên hệ, thu hoạch.

– Trong tình hình dịch bệnh phức tạp và các trường hợp bất khả kháng khác, theo điều kiện thực tế từng địa phương, vùng, miền, vận dụng linh hoạt tổ chức lớp học theo hình thức tập trung và không tập trung; chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp học trực tuyến với trực tiếp, vừa đảm bảo được yêu cầu học tập lý luận chính trị vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh, phù hợp với yêu cầu, điều kiện và tình hình mới đặt ra.

Hình thức, phương pháp và tổ chức lớp học nghiệp vụ công tác Đảng dành cho Bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở theo quy định trên của pháp luật.

Nghiệp vụ công tác Đảng (Hình từ Internet)

Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng dành cho Bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở như thế nào?

Tại tiểu mục 3 Mục III Hướng dẫn 59-HD/BTGTW năm 2022 quy định về tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng dành cho Bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở như sau:

3. Tổ chức thực hiện

– Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở được thực hiện thống nhất trong cả nước theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.

– Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương có hướng dẫn thực hiện chương trình sát với tình hình địa phương, cơ sở; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên của các Trung tâm chính trị cấp huyện.

Việc mở lớp do cấp ủy trực tiếp chỉ đạo. Ban Tuyên giáo quận, huyện ủy,… chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức, Văn phòng cấp ủy cùng cấp và Trung tâm chính trị cấp huyện xây dựng kế hoạch, tổ chức mở lớp. Sau mỗi lớp học, Trung tâm chính trị cấp huyện cùng với Ban Tuyên giáo quận, huyện ủy,… và Ban Tổ chức, Văn phòng cấp ủy cùng cấp đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, báo cáo cấp ủy quận, huyện,… và Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Ban Tuyên giáo quận, huyện ủy phối hợp với Ban Tổ chức cùng cấp tiếp tục theo dõi, nắm bắt chất lượng, hiệu quả công tác của bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở sau khi học xong chương trình bồi dưỡng.

Việc cấp giấy chứng nhận cho học viên được thực hiện theo quy định hiện hành.

– Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở được thực hiện thống nhất trong cả nước theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương.

– Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương có hướng dẫn thực hiện chương trình sát với tình hình địa phương, cơ sở; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên của các Trung tâm chính trị cấp huyện.

Yêu cầu cần đạt khi khai giảng các bài trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, cho Bí thư chi bộ, cấp ủy viên cơ sở là gì?

Tại Mục I Những nội dung cần chú ý khi khai giảng các bài trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng dành cho Bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở kèm theo Hướng dẫn 59-HD/BTGTW năm 2022 quy định về những yêu cầu cần đạt khi khai giảng các bài trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng dành cho Bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở như sau:

I. NHỮNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Bài 1: Tổ chức cơ sở Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị của các loại hình tổ chức cơ sở Đảng

– Nắm được những quy định về Hệ thống tổ chức của Đảng và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng.

– Hiểu biết về nhiệm vụ chính trị của các loại hình tổ chức cơ sở Đảng.

– Biểu biết về nội dung, hình thành phương thức trong lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng.

Bài 2: Công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở Đảng

– Hiểu biết về một số vấn đề chung trong công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở Đảng.

– Nắm vững và hình thành phương pháp công tác trong một số vấn đề nghiệp vụ và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở Đảng.

– Nắm vững và biết vận dụng những giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Bài 3: Công tác tổ chức và công tác dân vận của tổ chức cơ sở Đảng

– Hiểu biết về vị trí, vai trò, nguyên tắc của công tác tổ chức của tổ chức cơ sở Đảng.

– Nắm vững và biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung công tác tổ chức của tổ chức cơ sở Đảng.

– Hiểu biết quan điểm chỉ đạo của Đảng trong công tác dân vận.

– Nắm vững, vận dụng những nội dung, phương thức trong công tác dân vận của tổ chức cơ sở Đảng.

Bài 4: Công tác kiểm tra, giám sát và công tác khen thưởng, kỷ luật của tổ chức cơ sở Đảng

– Hiểu biết về vị trí, vai trò, nguyên tắc và những nội dung trong công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở Đảng.

– Hiểu biết về vị trí, vai trò, nguyên tắc và những nội dung trong công tác khen thưởng, kỷ luật của tổ chức cơ sở Đảng.

Bài 5: Nhiệm vụ của chi ủy, bí thư chi bộ và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng

– Hiểu và vận dụng vào thực tiễn những nhiệm vụ cơ bản của chi ủy.

– Hiểu và vận dụng vào thực tiễn những nhiệm vụ của bí thư chi bộ.

– Chủ động xây dựng những giải pháp trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Bài 6: Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ đảng viên

– Hiểu biết về bản chất, mức độ biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên ở cơ sở.

– Biết vận dụng vào thực tiễn những quan điểm, giải pháp đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.

– Áp dụng vào thực tiễn nội dung, nhiệm vụ của chi ủy, bí thư chi bộ đối với việc phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên ở cơ sở.

Chuyên đề tự chọn

– Tình hình và nhiệm vụ của địa phương, cơ sở.

– Tình hình thời sự, những chủ trương, chính sách mới…

– Báo cáo quá trình phấn đấu trở thành đảng viên của người mới được kết nạp vào Đảng.

Khi khai giảng các bài trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, cho Bí thư chi bộ, cấp ủy viên cơ sở gồm các yêu cầu về tổ chức cơ sở Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị của các loại hình tổ chức cơ sở Đảng; Công tác tư tưởng, tổ chức và dân vận của tổ chức cơ sở Đảng; Công tác kiểm tra, giám sát và công tác khen thưởng, kỷ luật của tổ chức cơ sở Đảng; Nhiệm vụ của chi ủy, bí thư chi bộ và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng; Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ đảng viên.

Trân trọng!