Lông mi mọc ngược, lông quặm là gì? Mẹo chữa lông quặm hiệu quả
Không ít cô nàng vô cùng khó chịu khi gặp phải tình trạng lông mi mọc ngược. Lông mi mọc ngược là gì? Mẹo chữa lông quặm như thế nào cho hiệu quả nhất? Những thông tin được tổng hợp trong bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn.
Trong các chứng bệnh về mắt thì tình trạng lông mi quặm hay còn được biết đến với tên gọi lông mi mọc ngược là chứng bệnh thường gây ngứa ngáy, tái đi tái lại khiến cho người bệnh khó chịu. Biết được mẹo chữa lông quặm sẽ giúp bạn khắc phục được hiện tượng này mà không lo thị lực của mắt bị ảnh hưởng xấu.
Mục Lục
1. Mi mắt bị lông quặm là tình trạng gì?
Mi mắt bị lông quặm
Lông quặm là từ dùng để chỉ tình trạng lông mọc ngược hướng với lông mi. Ở trạng thái bình thường, các sợi lông mi sẽ mọc hướng ra phía bên ngoài nhãn cầu để làm nhiệm vụ ngăn cản các dị vật bay vào trong mắt. Lông mi mọc ngược có khả năng chạm vào nhãn cầu, lông mi đâm vào mắt khiến nhãn cầu bị kích thích hoặc ảnh hưởng đến vùng da xung quanh mắt. Hậu quả của điều này là mắt sẽ bị đỏ, đau, chảy nước mắt và giác mạc bị tổn thương.
Lông mi quặm là căn bệnh khá phổ biến. Ở tình trạng nhẹ, người bệnh sẽ chỉ có một vài lông mi và hiếm có trường hợp nào lông mi mọc ngược lan tràn ra toàn bộ phần mi. Đây là bệnh chủ yếu xuất hiện ở những quốc gia có dịch bệnh mắt hột. Lông mi quặm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là với người lớn tuổi. Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em mắc bệnh lông mi quặm là do nếp da thừa bẩm sinh. Khi mắc bệnh, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát bệnh một cách nhanh chóng bằng việc giảm thiểu những yếu tố nguy cơ cũng như biết mẹo chữa lông quặm hiệu quả.
2. Các triệu chứng thường gặp khi bị lông mi quặm
Lông mi mọc ngược khiến mắt bị kích thích
-
Khi bị lông mi mọc ngược, mắt của bạn sẽ bị kích thích và bạn sẽ cảm giác như có cái gì đó trong mắt.
-
Một số triệu chứng kèm theo bao gồm chảy nước mắt, đỏ mắt, đau mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng.
-
Lông mi cọ xát vào mắt suốt thời gian dài sẽ khiến mắt bị trầy xước hay nguy hiểm hơn là loét giác mạc.
Khi gặp những triệu chứng trên, người bệnh tốt nhất là nên đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt để biết mẹo chữa lông quặm nhằm khắc phục tình trạng này.
3. Nguyên nhân nào dẫn đến lông mi quặm?
Những nguyên nhân phổ biến khiến lông mi bị quặm bao gồm:
-
Chấn thương: Phần mô sẹo phát triển sau khi gặp chấn thương là nguyên nhân khiến lông mi mọc theo hướng khác. Hậu quả này có thể được gây ra do phẫu thuật mắt.
-
Khi bé lớn lên, phần nang lông và lông mi có thể tạm thời thay đổi hình dạng.
-
Viêm bờ mi mãn tính do mí mắt bị viêm và kích ứng, da bong tróc sẽ chuyển sang màu đỏ, tăng tiết chất nhầy, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
-
Lộn mi mắt khiến cho mi mắt bị gập vào bên trong, các cơ và mô quanh mắt bị yếu do tuổi già dẫn đến chấn thương hoặc nhiễm trùng.
-
Bệnh nhiễm trùng Herpes ở mắt có thể khiến mí mắt bị hỏng và nhiễm trùng mắt.
-
Bệnh đau mắt đỏ khiến mí mắt bị nhiễm trùng nghiêm trọng có khả năng ảnh hưởng đến lông mi, thậm chí gây mù.
-
Một số ít trường hợp bị lông mi quặm là do các bệnh mãn tính tác động đến mí mắt hoặc niêm mạc, chẳng hạn như hội chứng Stevens-Johnson.
4. Cách điều trị và mẹo chữa lông quặm
Bạn có thể nhổ bỏ lông mi bị quặm
Khi gặp trường hợp lông mi quặm, bạn có thể khắc phục tạm thời bằng cách dùng băng dính kéo mi lật ra ngoài và sử dụng các chất bôi trơn nhỏ vào mắt để giảm sự cọ xát, chẳng hạn như thuốc mỡ hoặc nước mắt nhân tạo. Ngoài ra, bạn có thể dùng nhíp đã tiệt trùng nhổ bỏ lông mi quặm nhưng hiệu quả của cách này không cao vì chỉ loại bỏ các vấn đề trước mắt và tình trạng này có khả năng tái phát. Để điều trị dứt điểm lông mi mọc ngược thì lại liên quan đến việc xử lý các lông mi, nang lông hoặc cả hai. Tốt nhất, bạn hãy đến bác sĩ để được chỉ định hướng xử lý chính xác nhất.
-
Nếu bệnh nhân chỉ có một ít lông mi bị mọc ngược thì bác sĩ sẽ loại bỏ lông mi và lông nang để chúng có thể mọc lại đúng hướng.
-
Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng lông mi mọc ngược.
Trong trường hợp lông mi mọc ngược hoặc mọc lại sai hướng thì bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị sau đây:
-
Triệt lông vĩnh viễn (Permanent hair removal): Bằng phương pháp điện phân hủy, bác sĩ sẽ phá hủy và loại bỏ hoàn toàn nang lông để ngăn lông mi mọc lại. Phương pháp này có thể được thay thế bằng biện pháp triệt lông bằng laser với tỷ lệ thành công lần đầu là 81% nhưng lông có tỷ lệ mọc trở lại là 19%.
-
Phẫu thuật lạnh (Cryosurgery) được thực hiện với cơ chế đóng băng và loại bỏ các lông mi và nang lông mi bị quặm.
-
Phẫu thuật tái định vị (Repositioning surgery) mí mắt hoặc lông mi để điều chỉnh lại hướng cho lông mi mọc ngược.
5. Phòng ngừa bệnh lông mi mọc ngược như thế nào?
Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý để phòng ngừa bệnh lông mi mọc ngược
-
Thường xuyên vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý.
-
Đeo kính nhằm bảo vệ mắt khỏi sự tấn công của khói bụi ô nhiễm.
-
Đảm bảo môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ.
-
Uống nguồn nước đạt chuẩn để không gặp các bệnh lý về mắt.
Điều trị dứt điểm bệnh đau mắt hột nhằm loại bỏ nguyên nhân khiến lông mi quặm.
Bệnh lông mi mọc ngược có thể được điều trị nếu như bạn phát hiện và chữa trị kịp thời. Mong rằng các mẹo chữa lông quặm được chia sẻ trên đã giúp bạn biết cách xử lý khi rơi vào trường hợp này. Bạn lưu ý đừng để lông mi quặm tồn tại quá lâu vì mắt sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhé!
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng nào thường bị lông mi quặm?
Lông mi quặm là căn bệnh khá phổ biến. Ở tình trạng nhẹ, người bệnh sẽ chỉ có một vài lông mi và hiếm có trường hợp nào lông mi mọc ngược lan tràn ra toàn bộ phần mi. Đây là bệnh chủ yếu xuất hiện ở những quốc gia có dịch bệnh mắt hột. Lông mi quặm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là với người lớn tuổi. Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em mắc bệnh lông mi quặm là do nếp da thừa bẩm sinh.
Nguyên nhân nào dẫn đến lông mi quặm?
Những nguyên nhân phổ biến khiến lông mi bị quặm bao gồm: Chấn thương; Khi bé lớn lên, phần nang lông và lông mi có thể tạm thời thay đổi hình dạng; Viêm bờ mi mãn tính do mí mắt bị viêm và kích ứng, da bong tróc sẽ chuyển sang màu đỏ, tăng tiết chất nhầy, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển; Lộn mi mắt khiến cho mi mắt bị gập vào bên trong, các cơ và mô quanh mắt bị yếu do tuổi già dẫn đến chấn thương hoặc nhiễm trùng; Bệnh nhiễm trùng Herpes ở mắt có thể khiến mí mắt bị hỏng và nhiễm trùng mắt; Bệnh đau mắt đỏ khiến mí mắt bị nhiễm trùng nghiêm trọng có khả năng ảnh hưởng đến lông mi, thậm chí gây mù; Một số ít trường hợp bị lông mi quặm là do các bệnh mãn tính tác động đến mí mắt hoặc niêm mạc, chẳng hạn như hội chứng Stevens-Johnson.
Các triệu chứng thường gặp khi bị lông mi quặm là gì?
Các triệu chứng thường gặp khi bị lông mi quặm bao gồm: Khi bị lông mi mọc ngược, mắt của bạn sẽ bị kích thích và bạn sẽ cảm giác như có cái gì đó trong mắt; Một số triệu chứng kèm theo bao gồm chảy nước mắt, đỏ mắt, đau mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng; Lông mi cọ xát vào mắt suốt thời gian dài sẽ khiến mắt bị trầy xước hay nguy hiểm hơn là loét giác mạc.
Mẹo chữa lông quặm là gì?
Khi gặp trường hợp lông mi quặm, bạn có thể khắc phục tạm thời bằng cách dùng băng dính kéo mi lật ra ngoài và sử dụng các chất bôi trơn nhỏ vào mắt để giảm sự cọ xát, chẳng hạn như thuốc mỡ hoặc nước mắt nhân tạo. Ngoài ra, bạn có thể dùng nhíp đã tiệt trùng nhổ bỏ lông mi quặm nhưng hiệu quả của cách này không cao vì chỉ loại bỏ các vấn đề trước mắt và tình trạng này có khả năng tái phát. Để điều trị dứt điểm lông mi mọc ngược thì lại liên quan đến việc xử lý các lông mi, nang lông hoặc cả hai. Tốt nhất, bạn hãy đến bác sĩ để được chỉ định hướng xử lý chính xác nhất.