Lỗi xe máy không gương phạt bao nhiêu tiền?

Tại các thành phố lớn, tình trạng lưu thông xe máy không gương rất phố biến. Vậy lỗi xe không gương phạt bao nhiêu tiền?

 

Lỗi xe không gương phạt bao nhiêu tiền?

Gương chiếu hậu là bộ phận được thiết kế trên xe dùng để quan sát phía sau. Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, được quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008. Cả ô tô và xe máy đều phải đáp ứng được yêu cầu này mới được lưu thông trên đường.

Tuy nhiên, nếu như ô tô yêu cầu phải có đủ gương chiếu hậu ở cả hai bên thì xe máy chỉ cần có gương chiếu hậu đủ tiêu chuẩn bên trái đã không bị xử phạt.

Cụ thể, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.

– Mức phạt không gương đối với xe máy là từ 100.000 đến 200.000 đồng. 

– Người điều khiển xe máy thiếu gương bên phải sẽ không bị phạt.

– Đối với ô tô, mức phạt với hành vi lái xe không có gương chiếu hậu là 300.000 – 400.000 đồng.  

Với lỗi xe máy không có gương, người vi phạm được nộp phạt trực tiếp mà không phải ra Kho bạc, người xử phạt không phải lập biên bản nhưng phải xé biên lai trao cho người vi phạm.

Nhưng người điều khiển ô tô phạm lỗi này sẽ bị lập biên bản và phải nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước.

xe may khong guong phat bao nhiêu
Lỗi xe máy không gương phạt bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)
 

Lỗi xe máy không gương phạt bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)

Có đủ gương, xe máy vẫn có thể bị phạt

Đó là trường hợp xe máy có đầy đủ gương nhưng gương không cố tác dụng.

Ở góc độ thông thường, có thể hiểu gương xe máy không có tác dụng là gương không giúp lái xe quan sát được phía sau.

Dưới góc độ pháp lý, gương xe máy không có tác dụng là gương không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, kích thước, hệ số phản xạ, bề mặt phản xạ, độ bền va chạm… được quy định tại QCVN 28:2010/BGTVT.

Để xác định được gương có tác dụng hay không, ngoài việc kiểm tra kỹ thuật theo quy chuẩn, trước hết có thể quan sát bằng mắt thường. Gương phải có tác dụng phản xạ và phải điều chỉnh được vùng quan sát. Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2. Trong trường hợp gương cầu, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi.…

Cách tốt nhất để không bị xử phạt lỗi gương xe máy không có tác dụng là giữ gương nguyên bản theo xe như lúc mới mua hoặc khi có hỏng hóc cần thay gương giống như cũ.

Việc sử dụng gương chiếu hậu đúng chuẩn giúp lái xe quan sát được phía sau, nhanh chóng phản xạ khi có các tình huống bất ngờ xảy ra, tránh va chạm giao thông, bảo vệ bản thân và các phương tiện giao thông khác.

>> Các trường hợp phải bật xi nhan để không bị xử phạt