Lợi nhuận là gì? Cách tính lợi nhuận chính xác
Lợi nhuận là điều kiện cần và đủ cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng có thể tồn tại và phát triển. Theo Các Mác bản chất của lợi nhuận là một hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt kinh tế thị trường. Lợi nhuận bằng doanh thu trừ đi chi phí.
Lợi nhuận là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, nhờ nó mà người ta đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Có rất nhiều loại lợi nhuận như lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận gộp, thu nhập ròng… Mỗi loại phản ánh tình hình chi phí khác nhau ở một mức nhất định.
Mục Lục
1. Lợi nhuận là gì?
Trong kinh tế học, lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận được thêm từ việc đầu tư của bản thân, sau khi đã trừ đi những chi phí liên quan, bảo gồm cả chi phí cơ hội, là khoản chênh lệch giữa doanh thu và các chi phí đầu tư, phát sinh cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận cao là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp hay nhà đầu tư nào cũng mong muốn
Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, còn trong kinh tế học, có tính cả các chi phí cơ hội. Ở điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0. Nhưng lợi nhuận kế toán có thể khác 0 ngay cả dù có cạnh tranh hoàn hảo.
Lợi nhuận là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp, nó là kết quả tài chính cuối cùng khi lấy doanh thu trừ đi các chi phí liên quan như mua bán sản phẩm, thuê mặt bằng, lương, các dịch vụ…
2. Bản chất của lợi nhuận
Trong thực tế sản xuất và kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất sẽ có một khoảng chênh lệch. Cho nên sau khi bán hàng, nhà tư bản không những bù đắp được số vốn đã bỏ ra đầu tư (chi phí) và còn thu về được một khoản chênh lệch đúng bằng giá trị thặng dư số chênh lệch này. Các Mác gọi đó chính là lợi nhuận.
Nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận là do giá trị thặng dư chuyển hóa thành. Với nhà tư bản, lợi nhuận được cho là tư bản ứng trước sinh ra. Theo Các Mác, lợi nhuận chẳng qua là một hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt kinh tế thị trường.
Lợi nhuận chính là mục tiêu, là động cơ, cũng là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Lợi nhuận khi được đo bằng một con số cụ thể thì nó phản ánh quy mô của hiệu quả kinh doanh chứ chưa thể phản ánh rõ mức độ hiệu quả như thế nào, để làm được điều này ta cần xem xét thêm tỷ suất lợi nhuận.
Theo quan điểm của nhà kinh tế học Paul Samuelson, lợi nhuận là phần thu nhập thặng dư, tính bằng hiệu quả giữa tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Đó là phần thưởng cho việc gánh chịu rủi ro và sự đổi mới trong hoạt động sản xuất sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận là thành quả mà nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh đạt được
3. Vai trò của lợi nhuận
Đối với doanh nghiệp, vai trò của lợi nhuận vô cùng quan trọng, cụ thể:
Nó là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Nếu hoạt động kinh doanh không đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp thì hẳn đó là tổn thất cực lớn, khả năng phá sản rất cao.
Thông qua khoản lợi nhuận thu về, người ta có thể đoán biết được tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
Lợi nhuận cũng được xem như cơ sở đảm bảo hoạt động tái sản xuất cho doanh nghiệp, chính là các hoạt động mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm các danh mục ngoài hoặc nâng cao trang thiết bị hiện đại cho sản xuất…
Đảm bảo vị thế cho doanh nghiệp, thúc đẩy thuận lợi các hoạt động đi vay, các đối tác cũng có thể đánh giá năng lực quản lý của nhà quản trị.
Đối với người lao động, lợi nhuận giúp:
Xây dựng lòng tin đối với người sử dụng lao động;
Thôi thúc tinh thần làm việc hăng say đạt hiệu quả cao;
Người lao động có cơ hội nhận về nguồn thu nhập dồi dào hơn.
Đối với nền kinh tế nói chung, lợi nhuận có ảnh hưởng như sau:
Trường hợp doanh nghiệp làm ăn phát đạt, thu được lợi nhuận có thì nền kinh tế cũng theo đó mà lớn mạnh và tăng trưởng hơn. Khi ấy, nguồn thu từ thuế cũng tạo cho ngân sách Nhà nước vững chắc, ổn định.
Lợi ích khi đạt được lợi nhuận cao
4. Các loại lợi nhuận hiện nay
Có rất nhiều loại lợi nhuận như lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng… Mỗi loại phản ánh tình hình chi phí khác nhau ở một mức nhất định.
Lợi nhuận gộp (tiếng Anh: Gross Profit): đây là khoản lợi nhuận thu về sau khi đã khấu trừ hết giá vốn gồm các chi phí liên quan đến sản xuất, mua bán sản phẩm và dịch vụ kể cả thuế.
Lợi nhuận ròng (tiếng Anh: Net income, net profit): đây là khoản lợi nhuận còn lại sau khi đã khấu trừ toàn bộ chi phí đầu tư kể cả thuế.
Lợi tức (tiếng Anh: Earnings per share) là khoản lời thu được từ đầu tư, cho vay hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng.
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (tiếng Anh: Earnings before Interest and Taxes – EBIT) là khoản tiền kiếm được từ hoạt động kinh doanh hay thu nhập ròng từ hoạt động của công ty, bằng thu nhập trừ đi các khoản chi phí không bao gồm tiền lãi và thuế thu nhập.
Các loại lợi nhuận phổ biến mà bạn nên biết
5. Cách tính lợi nhuận
Để tính lợi nhuận cho doanh nghiệp thì ta có thể dùng công thức:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Trong đó:
Doanh thu là toàn bộ khoản tiền thu lãi từ hoạt động sản xuất và kinh doanh;
Chi phí là tất cả các khoản mà doanh nghiệp đã bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Kết quả của lợi nhuận sẽ cho bạn biết tại thời điểm đánh giá doanh nghiệp/cá nhân đang lỗ hay lãi:
Nếu kết quả < 0 tức là việc kinh doanh đang lỗ, cần phải cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết và đẩy mạnh việc tăng doanh số bán hàng;
Nếu kết quả = 0 nghĩa là đang hòa vốn, không lãi không lỗ. Việc này nếu trong nhất thời thì không sao nhưng nếu kéo dài thì doanh nghiệp/cá nhân vẫn phải xem xét lại để bảo đảm có vốn để xoay vòng;
Nếu kết quả > 0 thì bạn đang có lãi, hoạt động kinh doanh ổn định và bạn đang đi đúng hướng.
6. Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận
Có hai yếu tố gây ảnh hưởng tới lợi nhuận, đó là:
– Yếu tố chủ quan – đó là nguồn nhân lực, năng lực quản lý, giá thành cùng chất lượng sản phẩm;
– Yếu tố khách quan – đó là các đối thủ cạnh tranh, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thị trường đầu vào và các chính sách của Nhà nước đề ra.
7. Cách tăng lợi nhuận hiệu quả
Để có thể gia tăng lợi nhuận một cách hiệu quả nhất cần:
– Phát triển các nguồn khách hàng tiềm năng: Các nguồn khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh số bán hàng của doanh nghiệp tăng cao hơn, lợi nhuận theo đó cũng tăng. Để mở rộng được tập khách hàng thì doanh nghiệp phải có nhiều chiến lược về sản phẩm phù hợp, kết hợp với sự quảng bá thông qua báo đài, mạng xã hội…
– Tăng chất lượng sản phẩm: Luôn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình sẽ khiến số lượng giao dịch tăng. Lưu ý, kết hợp thêm dịch vụ hậu mãi, chất lượng chăm sóc khách hàng và uy tín của doanh nghiệp.
– Điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận: Để có thể tăng tỷ suất lợi nhuận thì doanh nghiệp không áp dụng chiết khấu, sản phẩm cần có thương hiệu riêng, quảng cáo trực tiếp bằng thư điện tử…
Tóm lại, lợi nhuận là cái nhìn khách quan nhất về tình hình của tổ chức, nó là một số liệu cực kỳ hữu ích trong việc cho biết khả năng “kiếm tiền” của doanh nghiệp. Tuy nhiên không chỉ chăm chăm vào mỗi con số phản ánh lợi nhuận, bạn nên nghiên cứu thêm nhiều các báo cáo lưu chuyển tiền tệ trước khi đánh giá kỹ lưỡng doanh nghiệp. TOPI mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!