Lợi nhuận gộp là gì – Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn CAF

Lợi nhuận gộp là gì

Lợi nhuận gộp là gì?

Cách tính lợi nhuận gộp như thế nào?

Ý nghĩa của lợi nhuận gộp là gì ? và các vấn đề liên quan đến lợi nhuận gộp trong phạm vi bài viết này Dich vu kiem toan bctc sẽ chia sẻ nội dung này chi tiết và chính xác nhất đến với các bạn đọc.

Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là số liệu không thể thiếu trong bất kỳ báo cáo kinh doanh nào. Quý khách sẽ nắm được toàn bộ tình hình kinh doanh nếu kiểm soát tốt lợi nhuận gộp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đơn vị chưa thật sự chú trọng tới vấn đề này, dẫn đến việc kinh doanh còn kém hiệu quả.

Lợi nhuận gộp là gì

Lợi nhuận gộp (Gross Profit) hay còn được gọi là lãi gộp, phần chênh lệch của doanh thu sau khi trừ đi số tiền vốn, dịch vụ, các chi phí phát sinh từ lúc sản xuất đến khi thành phẩm và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Gross Profit thường được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của công ty trong quá trình quản lý lao động, sản xuất và kinh doanh.

Công thức tính lợi nhuận gộp mà bạn cần biết và ý nghĩa của nó

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ chi phí

Trong đó:

Giá vốn hàng bán là: toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất hàng hóa gồm.

Ví dụ: Công ty TNHH Cá Tra ABC chuyên sản xuất chế biến cá tra để bán trong nước và xuất khẩu vậy thì giá vốn chính cấu thành nên CÁ TRA THÀNH PHẨM là cá tra nguyên vật liệu, phụ phẩm, khấu hao máy móc sản xuất trực tiếp và nhân công trực tiếp sản xuất cá tra.

Doanh thu thuần là: tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được từ việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.

Các khoản giảm trừ doanh thu sẽ bao gồm: thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng trả lại. 

Lợi nhuận gộp sẽ đi đôi với tỷ suất lợi nhuận gộp. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp (hệ số biên lợi nhuận) như sau:

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Tổng doanh thu

>>> Xem thêm: Công ty dịch vụ kiểm toán 

Các tài khoản kế toán liên quan đến lợi nhuận gộp mà bạn nên tìm hiểu

Các tài khoản kế toán liên quan đến lợi nhuận gộp mà bạn nên tìm hiểu

Tài khoản 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, bao gồm cả doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho công ty mẹ, công ty con trong cùng tập đoàn.

Tài khoản này phản ánh doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau:

Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá mua vào và bán bất động sản đầu tư;

Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu hợp đồng xây dựng….

Doanh thu khác.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511

Bên Nợ:

– Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT);

– Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;

– Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;

– Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;

– Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên Có:

– Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.

Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch không có số dư cuối kỳ.

>>> Xem thêm: Các bút toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Tài khoản 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch có 6 tài khoản cấp 2

– Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hoá: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá, vật tư, lương thực, …

– Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, …

– Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán, …

– Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.

– Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu bán, thanh lý bất động sản đầu tư.

– Tài khoản 5118 – Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động sản như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác.

>>> Xem thêm: Thanh lap cong ty o long an gia re nhanh chong

Tài khoản 632 – giá vốn hàng bán và dịch vụ

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư…

Tài khoản 632 – giá vốn hàng bán và dịch vụ

Trường hợp doanh nghiệp là chủ đầu tư kinh doanh bất động sản, khi chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ, chứng từ về các khoản chi phí liên quan trực tiếp tới việc đầu tư, xây dựng bất động sản nhưng đã phát sinh doanh thu nhượng bán bất động sản, doanh nghiệp được trích trước một phần chi phí để tạm tính giá vốn hàng bán. Khi tập hợp đủ hồ sơ, chứng từ hoặc khi bất động sản hoàn thành toàn bộ, doanh nghiệp phải quyết toán số chi phí đã trích trước vào giá vốn hàng bán. Phần chênh lệch giữa số chi phí đã trích trước cao hơn số chi phí thực tế phát sinh được điểu chỉnh giảm giá vốn hàng bán của kỳ thực hiện quyết toán. Việc trích trước chi phí để tạm tính giá vốn bất động sản phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

Doanh nghiệp chỉ được trích trước vào giá vốn hàng bán đối với các khoản chi phí đã có trong dự toán đầu tư, xây dựng nhưng chưa có đủ hồ sơ, tài liệu để nghiệm thu khối lượng và phải thuyết minh chi tiết về lý do, nội dung chi phí trích trước cho từng hạng mục công trình trong kỳ.

Doanh nghiệp chỉ được trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng bán cho phần bất động sản đã hoàn thành, được xác định là đã bán trong kỳ và đủ tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu.

Số chi phí trích trước được tạm tính và số chi phí thực tế phát sinh được ghi nhận vào giá vốn hàng bán phải đảm bảo tương ứng với định mức giá vốn tính theo tổng chi phí dự toán của phần hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán (được xác định theo diện tích).

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 632 giá vốn hàng bán

Bên Nợ

– Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:

+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;

+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;

+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;

+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết).

– Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản ánh:

+ Số khấu hao BĐS đầu tư dùng để cho thuê hoạt động trích trong kỳ;

+ Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vào nguyên giá BĐS đầu tư;

+ Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tư trong kỳ;

+ Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ;

+ Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ;

+ Chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán.

Bên Có

– Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”;

– Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh;

– Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);

– Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho;

– Khoản hoàn nhập chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán (chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh).

– Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã tiêu thụ.

– Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại.

Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán KHÔNG có số dư cuối kỳ.

>>> Xem thêm: Dịch vụ báo cáo thuế tại Long An

Đặc trưng của lợi nhuận gộp gồm những gì

Lợi nhuận gộp đánh giá hiệu quả của một công ty trong việc sử dụng lao động và vật tư, khấu hao, sự hiệu quả của nhân lực trực tiếp sản xuất cấu thành nên sản phẩm …… của họ trong sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ.

Đặc trưng của lợi nhuận gộp gồm những gì

Số liệu tính toán lợi nhuận gộp chỉ xem xét chi phí biến đổi, nghĩa là chi phí dao động theo mức sản lượng, chẳng hạn như:

+ Nguyên vật liệu.

+ Lao động trực tiếp/ nhân công trực tiếp sản xuất.

+ Hoa hồng cho nhân viên bán hàng.

+ Phí thẻ tín dụng khi mua hàng của khách hàng.

+ chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình trự tiếp tham gia vào quá trình sản xuất để tạo nên sản phẩm.

+ Phí vận chuyển.

Ý nghĩa của lợi nhuận gộp

Tính lợi nhuận gộp nhằm mục đích đánh giá doanh nghiệp, cửa hàng vận hành, kinh doanh có hiệu quả hay không. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng tính lợi nhuận gộp và đánh giá chính xác tình hình kinh doanh. Một số công ty start-up có mô hình kinh doanh nhỏ chưa biết cách đo lường mức độ hiệu quả của công việc bằng cách tính lãi gộp. Điều này khiến họ dễ bị rơi vào tình trạng nghĩ rằng có lợi nhuận nhưng thực tế lại đang chịu lỗ nặng. Để không rơi vào tình trạng như trên thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên phân tích, đánh giá thật kỹ lợi nhuận gộp.

Khi có trong tay những chỉ số chính xác về lợi nhuận gộp, quý khách có thể đo lường hiệu quả của quy trình làm việc. Kiểm soát được những chi phí nào là hợp lý, đâu là những chi phí cần cắt giảm để thu về nhiều lợi nhuận hơn.

Đối với các công ty muốn mở rộng quy mô kinh doanh, lợi nhuận gộp là chỉ số đầu tiên mà các nhà đầu tư nhìn vào. Từ những con số này, họ sẽ biết được công ty có thật sự đang quản lý bán hàng hiệu quả hay không. Nếu kiểm soát được chỉ số này thì tỷ lệ các nhà đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp sẽ cao hơn.

Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ