Lợi nhuận bình quân là gì? Công thức tính lợi nhuận bình quân

Lợi nhuận bình quân là một trong những chỉ số mà doanh nghiệp dùng để đo lường trên mỗi đơn vị được sản xuất và bán ra ngoài thị trường. Vậy lợi nhuận bình quân là gì? Vai trò của chúng? Cùng Anfin tìm hiểu chi tiết tại bài viết này nhé!

 

Lợi nhuận bình quân là gì?

Lợi nhuận bình quân được dịch từ Average Profit, cho thấy chỉ số mà các nhà đầu tư quan tâm theo dõi trong suốt quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Chỉ số này thể hiện mức độ cạnh tranh và phát triển của các doanh nghiệp khác nhau.

lợi nhuận bình quân là gì

Hiểu đơn giản, chỉ số này chính là tổng lợi nhuận của sản phẩm hoặc dịch vụ cho cho sản lượng tổng lợi nhuận được tính ở mỗi thời kỳ. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể xác định được tỷ suất lợi nhuận khi đạt được trên mỗi đơn vị sản phẩm được sản xuất hoặc bán ra thị trường. Lợi nhuận bình quân này được xem là lợi nhuận thông thường khi lợi nhuận kinh tế bao gồm chi phí bằng 0.

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay với Lãi suất 8.5%/năm.

Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!

lãi suất ngất ngưỡng

Xem thêm: Lợi nhuận là gì? Chỉ số lợi nhuận sẽ phản ánh tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.

Cách xác định lợi nhuận bình quân

Trước khi bạn áp dụng công thức tính lợi nhuận bình quân, bạn nên tìm hiểu cách xác định lợi nhuận bình quân như sau:

  • Đánh giá hiệu quả làm việc của các doanh nghiệp thông qua việc tính toán lợi nhuận bình quân của từng bộ phận đang hoạt động.
  • Cách tính toán được tỷ suất lợi nhuận trung bình của một sản phẩm hoặc một doanh nghiệp đó là sử dụng cách tính lợi nhuận trung bình chia cho giá bán trung bình hoặc doanh thu trung bình.
  • Đối với lĩnh vực chứng khoán, bạn có thể tính lợi nhuận bình quân các giao dịch trong vòng 1 tháng của một mã lệnh cổ phiếu cụ thể hoặc trên toàn danh mục. Nhờ vào đó, bạn có thể đánh giá được mức độ hiệu quả trong sự thay đổi của các hoạt động giao dịch.

Vai trò của lợi nhuận bình quân

Tìm hiểu vai trò của lợi nhuận bình quân sẽ giúp ích như thế nào với các nhà đầu tư và doanh nghiệp nhé!

Dễ dàng đưa ra sự lựa chọn

Không chỉ các nhà đầu tư mà các doanh nghiệp lớn khi nắm bắt đủ các số liệu không chỉ lợi nhuận bình quân thì họ có thể dễ dàng đưa ra những sự lựa chọn tốt nhất và phù hợp với nhu cầu phát triển. Chỉ số lợi nhuận bình quân có thể giúp ích khá nhiều trong từng bước đi, nhất là trong những giai đoạn khó khăn.

Từ chỉ số lợi nhuận bình quân, nhà đầu tư có thể xem xét được sản phẩm hoặc dịch vụ này có khả năng sinh lời như thế nào và họ sẽ đưa ra quyết định đầu tư hoặc chuyển sang sản phẩm/ dịch vụ khác.

Cụ thể, một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các sản phẩm bột giặt tại Kiên Giang. Doanh nghiệp này đang muốn xem xét sản phẩm bột giặt này có thể đạt được bao nhiêu lợi nhuận so với địa điểm khác, họ bắt đầu dựa vào thống kê chỉ số lợi nhuận bình quân.

  • Nếu lợi nhuận bình quân của sản phẩm đạt ở mức cao tại Kiên Giang thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ quyết định tiếp tục duy trì việc cung cấp sản phẩm.
  • Nếu lợi nhuận bình quân của sản phẩm ở mức thấp tại Kiên Giang thì đương nhiên doanh nghiệp sẽ cân nhắc việc loại bỏ hoặc thay đổi sản phẩm.

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay với Lãi suất 8.5%/năm.

Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!

lãi suất ngất ngưỡng

Đánh giá mức độ hiệu quả

Ngoài việc giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư đưa ra sự lựa chọn dễ dàng thì lợi nhuận bình quân còn giúp đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp trong các giai đoạn khủng hoảng, khó khăn và cả giai đoạn phát triển.

Trong một vài trường hợp, khi doanh nghiệp cảm thấy chỉ số lợi nhuận bình quân đã không còn được đảm bảo nữa thì họ sẽ đưa ra quyết định ngừng sản xuất sản phẩm hoặc ngừng cung cấp dịch vụ và thay đổi chiến lược kinh doanh sang một hướng mới, đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn.

lợi nhuận bình quân

Ví dụ: Một công ty dịch vụ truyền thông có hoạt động kinh doanh tốt hơn so với các công ty cùng lĩnh vực trong các giai đoạn kể cả giai đoạn thị trường gặp khó khăn.

Với các công ty còn lại, hoạt động kinh doanh cùng mức lợi nhuận bình quân không đảm bảo ổn định có thể bạn điều hành sẽ quyết định ngừng sản xuất, cung cấp và xem xét thay đổi sản phẩm cũng như cách quản lý để chuyển hướng tính hình kinh doanh tích cực hơn.

Hỗ trợ việc thu mua

Xem xét việc thu mua doanh nghiệp dựa vào chỉ số lợi nhuận bình quân cũng giúp các nhà đầu tư biết được khả năng phát triển tiềm năng của doanh nghiệp đó. Không chỉ xem xét ở mức độ lợi nhuận mà bạn nên xem xét về tài sản doanh nghiệp đang quản lý, các yếu tố tác động tiêu cực hoặc tích cực góp phần trong sự phát triển hiện tại của doanh nghiệp.

Đương nhiên, khi một doanh nghiệp có chỉ số lợi nhuận cao và hoạt động kinh doanh hiệu quả, việc hoàn tất giao dịch mua bán hoặc sáp nhập sẽ giúp cho nhà đầu tư thu về một khoản lợi nhuận đáng kể.

Vai trò của lợi nhuận bình quân

Cách tính lợi nhuận bình quân

Sau khi bạn tìm hiểu khái niệm lợi nhuận bình quân là gì, cách xác định và vai trò thì hãy cùng xem qua công thức tính vô cùng đơn giản sau:

Lợi nhuận bình quân = Doanh thu bình quân – Chi phí bình quân

Trong đó,

  • Doanh thu bình quân: Mức doanh thu này được tính bằng tổng doanh thu chia cho số lượng đơn vị sản phẩm được bán ra trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Chi phí bình quân: Mức chi phí được tính bằng tổng chi phí phát sinh chia cho số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất. Thông thường số lượng hàng hóa được sản xuất sẽ bằng với số lượng hàng hóa bán ra.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc lợi nhuận bình quân là gì cùng các vai trò quan trọng khác. Hy vọng các nhà đầu tư tương lai có thể tính toán kỹ lưỡng lợi nhuận bình quân để đưa ra những quyết định trong từng hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất. Hãy theo dõi Anfin để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về lĩnh vực đầu tư tài chính nhé!

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay với Lãi suất 8.5%/năm.

Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!

lãi suất ngất ngưỡng

Xem thêm: Khái niệm lợi nhuận gộp (Gross Profit), thuật ngữ này cho thấy được sự chênh lệch về giá trị giữa doanh thu bán hàng hóa và chi phí đầu tư cho sản phẩm.