LIPIT – Khái niệm, phân loại, tính chất hóa học và ứng dụng của chất béo – Mnlienphong.edu.vn
Tính chất vật lý và tính chất hoá học của este hoá 12 SGK cơ bản
Tính chất vật lý và tính chất hoá học của este hoá 12 SGK cơ bản
Lipit là một chất cần thiết cho cơ thể. Vậy lipit là gì? Chất béo là gì? Chất béo có những tính chất như thế nào và ứng dụng của nó ra sao? Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề này nhé!
1. Khái niệm, phân loại Lipit
Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không phân cực (như clorofom, ete, xăng, dầu…).
Phân lớn lipit là các este phức tạp, gồm: chất béo, sáp, steroit, phopholipit…
2. Khái niệm và trạng thái tự nhiên của chất béo
2.1. Chất béo là gì?
– Chất béo là trieste của glycerol và axit béo, gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
– Axit béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh. VD:
- (CH3[CH2]14COOH: axit panmitic
- (CH3[CH2]16COOH: axit steric
- cis-(CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH: axit oleic
– Chất béo có công thức chung:
Trong đó: R1, R2, R3 là các gốc hidrocacbon no hoặc không no, không phân nhánh.
2.2. Trạng thái tự nhiên của chất béo
– Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động vật, thực vật.
– Sáp điển hình là sáp ong.
– Steroit và photpholipit tồn tại và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sống.
3. Tính chất của chất béo
3.1. Tính chất vật lý
– Ở t° phòng, chất béo tồn tại ở trạng thái lỏng hoặc rắn.
Trạng thái rắn: trong phân tử chất béo có gốc hidrocacbon no. VD: mỡ bò, mỡ cừu…
Trạng thái lỏng: trong phân tử chất béo có gốc hidocacbon không no. VD: dầu phộng, dầu vừng, dầu dừa, dầu cá…
– Tính tan: chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. VD: clorofom, ete, hexan, benzen…
3.2. Tính chất hóa học
a) Phản ứng thủy phân trong môi trường axit
Chất béo bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng với nước tạo ra glycerol và các axit béo:
b) Phản ứng xà phòng hóa
Đun nóng chất béo với dd kiềm (NaOH hay KOH) tạo ra glixerol và muối của các axit béo. Các muối này chính là xà phòng. Phản ứng trên được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
c) Phản ứng hidro hóa (phản ứng cộng hidro của chất béo lỏng)
Chất béo không no tác dụng với hidro ở t° và p cao với xúc tác Ni. Hidro cộng vào nối đôi C=C.
(C17H33COO)3C3H5 (lỏng) + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5 (rắn) (xt: Ni, 175 – 190 °C)
d) Phản ứng oxi hóa
Liên kết C=C có trong chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi trong phông khí tạo thành peoxit. Peoxit sau đó bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu.
4. Ứng dụng của chất béo
– Chất béo là một loại thức ăn quan trọng của con người.
– Là nguyên liệu để tổng hợp nhiều chất cần thiết cho cơ thể.
– Trong công nghiệp, chất béo dùng trong sản xuất xà phòng, glixerol, chế biến thực phẩm.
– Ngoài ra, chất béo còn được dùng trong sản xuất đồ hộp, mì sợi… Một số dầu thực vật được dùng làm nhiên liệu cho động cơ diesel.
Giải bài tập về tính chất của Lipit – Chất béo
Câu 1. Chất béo là gì? Dầu ăn và mỡ động vật có đặc điểm gì khác nhau về cấu tạo và tính chất vật lí? Cho VD minh họa.
Bài làm:
– Chất béo là trieste của glycerol và axit béo, gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
Công thức cấu tạo chung của chất béo là:
Trong đó: R1, R2, R3 là các gốc hidrocacbon no hoặc không no, không phân nhánh.
– Dầu ăn và mỡ động vật đều là este của glixerol và các axit béo. Đặc điểm khác nhau giữa chúng:
– Dầu ăn: thành phần là các axit béo có gốc hidrocacbon không no, chúng ở trạng thái lỏng. VD: (C17H33COO)3C3H5
– Mỡ động vật: thành phần là các axit béo có gốc hidrocacbon no, chúng ở trạng thái rắn. VD: (C17H35COO)3C3H5
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh.
Đáp án đúng: C.
Câu 3. Trong thành phần của một số loại sơn có trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Viết CTCT thu gọn của các trieste có thể có của 2 axit kể trên với glixerol.
Câu 4. Trong chất béo luôn có một lượng nhỏ axit tự do. Số miligam KOH dùng để trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để trung hòa 2,8 g chất béo cần 3 ml dd KOH 0,1M. Tính chỉ số axit của chất béo kể trên.
Giải:
Ta có:nKOH = 0,003 x 0,1 = 0,0003 (mol)
⇒ mKOH = 0,0003 x 56 = 0,0168 (g) = 16,8 (mg)
⇒ Số mg KOH cần dùng để trung hòa 1 g chất béo là: x = (16,8 x 1) / 2,8 = 6
Vậy chỉ số axit của mẫu chất béo trên là 6.
Câu 5. Tổng số miligam KOH dùng để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo được gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.
Giải:
– Khối lượng KOH cần dùng để trung hòa axit là 0,07 gam
⇒ nKOH = 0,07/56 = 0,125.10-3 (mol)
– Khối lượng C17H35COOH trong 1 gam chất béo là :
mC17H35COOH = 0,125.10-3 x 284 = 35,5.10-3 (gam)
– Số mol tristearoyglixerol trong 1 gam chất béo:
(1 – 35,5.10-3)/890 = 1,0837.10-3 (mol)
⇒ nKOH = 3 x 1,0837.10-3 (mol)
⇒ mKOH = 3 x 1,0837.10-3 x 56 x 1000 = 182 (mg)
Chỉ số xà phòng hóa của chất béo: 182 + 7 = 189.