“Linh tinh tình phộc” – Lễ hội có một không hai

Đã từ lâu, cứ đến ngày 11 tháng Giêng hằng năm (tức ngày 18-2 năm nay), người dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ lại hân hoan, vui mừng với Lễ hội Trò Trám (còn gọi là Lễ hội “Linh tinh tình phộc”) – Lễ hội độc đáo có một không hai được người dân nơi đây trân trọng, gìn giữ, nhằm tôn vinh tín ngưỡng phồn thực, phản ánh nét văn hóa đặc trưng của dân cư nông nghiệp.

  • Nhiều lễ hội ý nghĩa ở Tuyên Quang và Quảng Nam
  • Hàng vạn người dự Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn
  • Đảm bảo an toàn lễ hội Đền mẫu Âu Cơ
  • Sôi động lễ hội vật cầu ở Hà Nội

Theo truyền thuyết, thời Á Hồng Bàng bà Ngô Thị Thanh về Tứ Xã dựng ấp và dạy dân trồng lúa, dệt vải, quay tơ, dạy học… Để tưởng nhớ tới công đức của bà, người đời sau đã tổ chức trò “Tứ dân chi nghiệp” (còn gọi là “bách nghệ khôi hài”) – màn kịch độc đáo, vui nhộn khắc họa bốn nghề chính trong đời sống của nhà nông như (sỹ, nông, công, thương) cùng những câu hò đối đáp mang đậm tín ngưỡng phồn thực.



Ngay tờ sớm, người dân địa phương và khách tham quan đã có mặt, chật kín sân đình.



Một số vác thang, trèo lên tường, ngồi trên cây.

Sau tiết mục ca nhạc, 21h30, trò “Tứ dân chi nghiệp”, còn gọi là “bách nghệ khôi hài” bắt đầu.

Trong lễ hội, được người dân quan tâm, cổ vũ nhiệt tình và mong chờ nhất ngoài trò “bách nghệ khôi hài” là nghi thức Lễ Mật, nghi thức được thực hiện vào lúc sang canh đêm 11, rạng sáng 12 tháng Giêng, thời gian giao hòa giữa trời và đất, ngày cũ qua ngày mới…



Màn kịch diễn các trò đi cày, câu cá, đánh lờ, dệt lụa, cung bông, thợ mộc, mua Xuân-bán Xuân và dạy học.


Những tiết mục này luôn được trẻ con thích thú, đem tiếng cười sảng khoái cho người lớn.

Cụ Nguyễn Thành Ngữ, người trông miếu cho biết, lễ hội Trò Trám gắn với câu chuyện thuở trước khi dân còn thưa thớt, đất nước cần nhân lực cho lao động sản xuất và bảo vệ bờ cõi, vì vậy lễ hội là sự cầu may cho con người luôn sinh sôi nảy nở, phát triển giống nòi. Trong nghi thức Lễ Mật, khi khúc hát thờ trước điện của cụ chủ lễ thôi, đèn tắt, sau tiếng hô 3 lần “linh tinh tình phộc”, người nam cầm nõ đâm vào nường trên tay người nữ (“nõ – nường” là biểu tượng dương vật và âm vật bằng gỗ), nếu khéo léo đâm trúng cả 3 lần thì năm đó người dân trong làng sẽ được cuộc sống sung túc, mùa mang tươi tốt, một mùa xuân mới tràn đầy sức sống.









Lễ tế của các cụ cao niên trong làng.

Xuân Trường