LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7
LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7
LIỆT MẶT NGOẠI BIÊN CÓ ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC KHÔNG?
Liệt dây thần kinh số 7 là gì ?
Liệt dây thần kinh số 7 là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Biểu hiện chính của bệnh là liệt nửa mặt, méo miệng.
Đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng nặng nề và để lại di chứng nếu không được điều trị đúng cách.
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên có điều trị được không?
Các trường hợp liệt nhẹ có thể hồi phục trong vòng 2 – 6 tuần hoặc nhanh hơn, các trường hợp nặng thời gian phục hồi chậm hơn, đôi khi để lại di chứng.
Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị liệt dây thần kinh VII, bao gồm cả nội khoa và ngoại khoa. Căn cứ vào tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ chuyên môn sẽ tư vấn và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Các phương pháp điều trị:
Điều trị nội khoa
Dùng thuốc
Để đạt hiệu quả tối đa trong điều trị và phục hồi chức năng liệt dây thần kinh số VII cần phối hợp sử dụng các nhóm thuốc và kết hợp với các phương pháp không dùng thuốc.
Phương pháp không dùng thuốc
Y học cổ truyền: điện, châm cứu, bấm huyệt. Cần tránh kích thích quá mức có thể gây co cứng cơ mặt.
Phục hồi chức năng: hồng ngoại, điện xung dòng xung kích thích, massage trị liệu, bài tập vận động cơ mặt.
Điều trị ngoại khoa:
Nhiều trường hợp bác sĩ cần phải phẫu thuật để loại trừ nguyên nhân như mổ u não, áp – xe não, loại khối máu tụ hoặc mổ để giải phóng dây thần kinh bị chèn ép trong ống dây thần kinh ở xương đá như viêm tai xương chũm.
Khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh bạn nên sớm đi khám bác sỹ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời hạn chế tối đa để lại những di chứng của bệnh.
Phương pháp không dùng thuốc:
- Y học cổ truyền: Châm cứu, bấm huyệt. Cần tránh kích thích quá mức có thể gây co cứng cơ mặt.
- Phục hồi chức năng: điện trị liệu, massage trị liệu, bài tập vận động cơ mặt, hướng dẫn sinh hoạt hằng ngày.
5 Bước tập PHCN cho bệnh “LIỆT MẶT NGOẠI BIÊN” tại Khoa PHCN-BV199
- Điện trị liệu: Sóng ngắn, siêu âm, laser, hồng ngoại
2. Massage vùng mặt: Massage mặt trước và sau mỗi lần tập vận động.
3. Tái rèn luyện thần kinh-cơ :Kích thích đá ( 3-10 ngày đầu).
4. Gia tăng lực cơ các cơ yếu vùng mặt: Vận động trị liệu : tập luyện vận động thụ động -> vận động chủ động có trợ giúp -> vận động chủ động các cơ yếu theo chức năng.
5. Bài tập về nhà:
- Tự massage trước gương.
- Tập lại các cử động trên trước gương 3-5 lần / 1 cử động, 2-3 lần/ 1 ngày.
- Tập nhai bên yếu: nhai thức ăn, kẹo cao su.
- Tập thổi lửa, huýt sáo, mút, hút bằng ống hút.
- Tập luyện chủ động các cơ vùng mặt bằng các bài tập chức năng ( nhai, mút, thổi…).
Những điều cần nhớ:
- Mang kính râm khi ra đường.
- Không xem tivi thời gian dài.
- Không đọc sách thời gian dài.
- Che mắt bên liệt bằng gạc sach khi ngủ, tránh để mắt khô (nhỏ mắt bằng dung dịch NaCl 0,9%)
- Kiểm tra mắt thường xuyên.
- Giữ ấm mặt, cổ.
- Rửa mặt bằng nước ấm : xoa 2 bên mặt theo vòng tròn từ dưới lên tránh làm chảy xệ các cơ mặt.
- Không để quạt trực tiếp khi ngủ.
- Không đi mưa, đi gió.
- Không nên cười lớn.
- Tránh căng thẳng về tâm lý
- Phải tuân thủ chương trình về nhà đã huấn luyện.
Khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh, bạn nên sớm đi khám bác sỹ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời hạn chế tối đa để lại những di chứng của bệnh.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh nghề nghiệp – Bệnh viện 199
- Địa chỉ: 216 Nguyễn Công Trứ,Sơn Trà,Đà Nẵng
- Điện thoại: 0935 101 216
Khamdinhkydanang.com – Danh bạ bác sĩ cho mọi nhà.
Trang tìm kiếm bệnh viện, bác sĩ, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, phục hồi chức năng …
Hệ thống hoạt động vì sức khỏe cộng đồng nên mọi cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ Y tế đều được niêm yết thông tin miễn phí.
Trân trọng cảm ơn quý khách !
Admin: Nguyen Hai Quoc – Email: [email protected]
BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO