Liên kết câu và liên kết đoạn văn là gì? – giuphoctot.com

Nhiều câu văn, đoạn văn muốn ghép nối với nhau về mặt ngữ nghĩa, nội dung thì ngoài cách sử dụng các từ nối thì chúng ta có thể sử dụng các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn. Bài viết này giúp học tốt văn học sẽ hướng dẫn liên kết câu và đoạn văn chi tiết nhất.

Khái niệm liên kết câu và liên kết đoạn văn là gì

Khái niệm liên kết câu và liên kết đoạn văn

Liên kết trong một văn bản là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn bằng cách sử dụng các từ ngữ có tác dụng liên kết các đoạn văn lại với nhau.

Trong đó, các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải luôn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.

Phân loại các kiểu liên kết câu và liên kết đoạn văn

Về cơ bản, các hình thức liên kết câu và liên kết đoạn văn được chia thành hai loại gồm liên kết về nội dung và liên kết về hình thức.

1 – Liên kết về nội dung

Phép liên kết câu và liên kết đoạn về nội dung được chia thành hai loại gồm liên kết chủ đề và liên kết logic.

  • Liên kết chủ đề: là kiểu liên kết trong đó các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn văn phải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản.

  • Liên kết logic: là kiểu liên kết mà các câu trong đoạn văn và  các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo trình tự hợp lý.

2 – Liên kết hình thức

Phép liên kết hình thức trong liên kết câu và liên kết đoạn văn là các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa – trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép đối.

a – Phép lặp

Định nghĩa: Là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu đứng trước. Sử dụng lặp đi lặp lại một từ, một số từ nào đó ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết trong văn bản.

Phép lặp được chia thành 3 loại gồm phép lặp ngữ âm, lặp từ ngữ và phép lặp cú pháp.

  • Phép lặp âm thường được dùng trong các tác phẩm thi ca, ca dao, tục ngữ. Ví dụ phép lặp âm “ Khăn thương nhớ

    ai

    . Khăn chùi nước m

    ắt

    . Đèn thương nhớ

    ai

    . Mà đèn không t

    ắt

    “ 

  • Phép lặp từ ngữ: Thường sử dụng các loại từ như đại từ, danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ để làm phép lặp từ vựng trong đoạn văn. Ví dụ:

    Tôi

    là cô gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn,

    tôi

    là một cô gái khá. 

  • Phép lặp cú pháp, lặp cấu trúc câu. Ví dụ “

    Nếu không có

    nhân dân

    thì không

    đủ lực lượng.

    Nếu không có

    chính phủ

    thì không

    ai dẫn đường “ 

b – Phép nối 

Định nghĩa: Phép nối là cách sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước.

Các phương tiện để nối các câu, các đoạn văn là:

  • quan hệ từ để nối gồm các từ “ và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để…” 

    Sử dụngđể nối gồm các từ “ và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để…”

  • Sử dụng các từ chuyển tiếp gồm các từ “ một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó…”

  • Sử dụng tổ hợp quan hệ từ, đại từ, chỉ từ gồm các từ “ vì vậy, nếu thế, tuy thế, thế nên, vậy nên… “

c – Phép thế 

Định nghĩa: là cách sử dụng những từ ngữ đứng sau bằng các từ ngữ đã có ở câu trước.

Các phương tiện sử dụng phép thế là:

  • Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như “ đây, đó, ấy, kìa, thế, vậy, nó, hắn, họ, chúng nó…” để thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước . 

  • chỉ từ như các cặp từ “ cái này, việc ấy, điều đó…” để thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước.

    Dùng tổ hợp danh từ +như các cặp từ “ cái này, việc ấy, điều đó…” để thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước.

  • Cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương cùng chỉ sự vật ban đầu còn gọi là có tính chất đồng chiếu.

d – Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng

Khái niệm: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

  • Phép đồng nghĩa: là cách dùng những từ ngữ đồng nghĩa để nối các câu, các đoạn văn lại với nhau. Ví dụ: Một chiếc mũ lên xanh nếu chị

    sinh

    con gái. Chiếc mũ len đỏ nếu chị

    đẻ

    con trai. 

  • Phép trái nghĩa: là cách dùng những từ ngữ trái nghĩa nối các câu, các đoạn văn với nhau. Ví dụ: Những người yếu đuối vẫn hay

    hiền lành

    . Muốn

    ác

    phải là kẻ mạnh. 

  • Phép liên tưởng: là cách sử dụng những từ ngữ cùng trường từ vựng nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản. Ví dụ: 

    Cóc

    chết bỏ

    nhái

    mồ côi. 

Kết luận: Đây là toàn bộ kiến thức về phép liên kết câu và liên kết đoạn văn chi tiết, đầy đủ nhất.