Lịch sử và Địa lí 6 Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu – Kết nối tri thức – Trường Tiểu học Thủ Lệ
Lịch sử và Địa lí 6 Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu – Kết nối tri thức
Bạn đang xem: Lịch sử và Địa lí 6 Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu – Kết nối tri thức
Trường Tiểu học Thủ Lệ xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 6 tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu SGK Kết nối tri thức. Nhằm mục đích giúp các em học sinh có thể tìm hiểu kĩ hơn nội dung bài học, nắm vững kiến thức tốt hơn. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!
– Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng nhiệt độ, độ ẩm, mưa, mây và gió…. Thời tiết luôn biến đổi.
– Khí hậu ở một nơi là tổng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió…) của nơi đó, trong một thời gian dài và trở thành quy luật.
1.2. Các đới khí hậu trên Trái Đất (5 đới)
Đới khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm
Lượng mưa
Gió thổi thường xuyên
Đới nóng (nhiệt đới)
Trên 20oc, quanh năm nóng
1000 – 2000 mm
Mậu dịch
Hai đới ôn hòa (ôn đới)
Dưới 20oc, các mùa trong năm rõ rệt.
500 – 1000 mm
Tây ôn đới
Hai đới lạnh (hàn đới)
Dưới 10oc, băng tuyết hầu như quanh năm
Dưới 500 mm
Gió Đông cực
1.3. Biến đổi khí hậu
a. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
– Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người.
– Biểu hiện bởi: sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.
b. Phòng tránh thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu
– Trước khi thiên tai xảy ra: cần có các biện pháp chủ động phòng ngừa (gia cố nhà cửa, bảo quản đồ đạc, sơ tán người và tài sản…).
– Khi thiên tai xảy ra: cần theo dõi để ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn cá nhân,…
– Sau khi thiên tai xảy ra: cần nhanh chóng khắc phục hậu quả (dọn dẹp, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh,…).
2.1. Khái niệm về thời tiết và khí hậu
1. Dựa vào bản tin dự báo thời tiết trên, em hãy:
– Nêu những yếu tố được sử dụng để biểu hiện thời tiết.
– Mô tả đặc điểm thời tiết của từng ngày trong bảng.
2. Hãy cho biết, trong tình huống đầu bài, bạn nào là người nói đúng.
Hướng dẫn giải:
1. Dựa vào bản tin thời tiết trong SGK.
2. Vận dụng kiến thức đã học về thời tiết và khí hậu.
– Thời tiết luôn thay đổi.
– Khí hậu có tính quy luật.
Lời giải chi tiết:
1. Bản tin thời tiết
– Những yếu tố được sử dụng để biểu hiện thời tiết:
+ Nhiệt độ (cao nhất, thấp nhất)
+ Độ ẩm
+ Gió
– Đặc điểm thời tiết các ngày:
+ 06/3/2018: Có mưa rào nhẹ, nhiệt độ dao động từ 21 – 26oC, độ ẩm 80%, gió thổi theo hướng đông bắc.
+ 07/3/2018: Có lúc có mưa, nhiệt độ dao động từ 23 – 29oC, độ ẩm 75%, gió thổi theo hướng đông bắc.
+ 08/3/2018: Có mưa, nhiệt độ dao động từ 18 – 23oC, độ ẩm 77%, gió thổi theo hướng đông bắc.
+ 09/3/2018: Ít mây, trời nắng; nhiệt độ dao động từ 17 – 21oC, độ ẩm 65%, gió thổi theo hướng đông bắc.
2. Tình huống
– Trong tình huống đầu bài, bạn nữ là người nói đúng.
– Giải thích: “Vào một ngày có nắng nhẹ, không mưa” – là trạng thái của khí quyển diễn ra trong khoảng 1 ngày và có thể thay đổi vào hôm sau => Thời tiết.
2.2. Các đới khí hậu trên Trái Đất (5 đới)
1. Xác định trên hình 1 phạm vi của năm đới khí hậu trên Trái Đất.
Hình 1. Các đới khí hậu trên Trái Đất
2. Hãy lựa chọn và trình bày khái quát đặc điểm của một đới khí hậu.
Hướng dẫn giải:
– Quan sát hình ảnh, xác định phạm vi của năm đới khí hậu trên Trái Đất.
– Chọn một đới khí hậu, tiến hành quan sát và trình bày đặc điểm của đới khí hậu đó.
Lời giải chi tiết:
1. Phạm vi của năm đới khí hậu trên Trái Đất
– Đới nóng (nhiệt đới): 27o23’B – 27o23’N.
– Hai đới ôn hòa (ôn đới): 27o23’B – 66o33’B và 27o23’N – 66o33’N.
– Hai đới lạnh (hàn đới): 66o33’B – cực Bắc và 66o33’N – cực Nam.
2. Ví dụ: Trình bày đặc điểm của đới nóng (nhiệt đới)
– Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 20oC.
– Lượng mưa trung bình: 1000 – trên 2000 mm.
– Gió thổi thường xuyên: Gió Mậu dịch.
2.3. Biến đổi khí hậu
a. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Dựa vào thông tin trong mục a và hình 2, 3, em hãy nêu một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.
b. Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
1. Nêu một số biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
2. Dựa vào hình 4 và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu một số biện pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
3. Hãy nêu một số giải pháp cụ thể để phòng tránh bão.
Hướng dẫn giải:
a. Quan sát hình 2, 3 SGK.
b. Dựa vào hình 4 và kiến thức đã học.
Lời giải chi tiết:
a. Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu
– Sự nóng lên toàn cầu;
– Mực nước biển dâng;
– Gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.
b. Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
1. Một số biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
– Tắt điện khi không sử dụng;
– Sử dụng thang máy từ tầng 4 trở đi;
– Chỉ bật điều hòa khi nhiệt độ môi trường trên 30 độ và đặt nhiệt độ cho điều trên 26 độ;
– Sử dụng nguồn năng lượng sạch (Mặt Trời, gió,…).
2. Một số biện pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu
– Sử dụng tiết kiệm và hiệu quat năng lượng;
– Sử dụng phương tiện giao thông công cộng;
– Hạn chế dùng túi ni-lông;
– Tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,…
3. Một số giải pháp cụ thể để phòng tránh bão
– Trước khi xảy ra bão:
+ Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo tình hình bão nơi mình đang sống để chủ động đối phó;
+ Bảo vệ nguồn nước; dự trữ nước uống lương thực, thực phẩm, thuốc men;
+ Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây; xác định ví trí an toàn để trú ẩn; chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, vùng ven biển, cửa sông đề phòng nước dâng,…
– Trong khi xảy ra bão:
+ Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay;
+ Không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ;
+ Nên ở trong nhà, nơi chú ẩn không đi ra ngoài, tránh xa cửa sổ và cửa ra vào,…
– Sau khi xảy ra bão:
+ Tiếp tục theo dõi tin tức và cập nhật tình hình thời tiết;
+ Chú ý đến các yếu tố nguy hiểm như đường dây điện bị đứt và nước nhiễm điện;
+ Không đến gần hoặc đi vào các tòa nhà đã bị hư hại, ngập nước,…
Luyện tập
Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:
+ Phân biệt được thời tiết và khí hậu.
+ Trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu trên Trái Đất.
+ Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu
+ Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
“Khí hậu của một nơi là sự……… tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành quy luật”. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm?
-
A.
Lặp đi lặp lại
-
B.
Thay đổi
-
C.
Biến chuyển
-
D.
Chuyển đổi
-
-
Câu 2:
“Thời tiết là sự biểu hiện ………. ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định”. Điền vào chỗ chấm?
-
A.
Phản ánh sự thay đổi
-
B.
Hiện tượng khí tượng
-
C.
Sự thay đổi
-
D.
Hiện tượng không khí
-
-
Câu 3:
Đâu là nguyên ngân khi về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
-
A.
Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
-
B.
Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
-
C.
Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
-
D.
Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
-
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 152 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức
Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 152 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức
Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 152 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức
Giải bài 4 phần Luyện tập và vận dụng trang 152 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức
Giải bài 1 trang 39 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT
Giải bài 2 trang 40 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT
Giải bài 3 trang 40 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT
Giải bài 4 trang 41 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT
Giải bài 5 trang 41 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT
Giải bài 6 trang 42 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT
Giải bài 7 trang 42 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức – KNTT
Hỏi đáp Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6