Lễ hội ở Tây Nguyên và những trải nghiệm ấn tượng
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Du lịch Tây Nguyên bạn không chỉ được thăm quan các danh lam thắng cảnh vô cùng đẹp mà còn được trải nghiệm những lễ hội hết sức độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Du lịch Tây Nguyên dường như trở thành một làn sóng mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng cùng văn hóa cồng chiêng thú vị. Cho ta một trải nghiệm vô cùng mới mà ít nơi nào có được như khi Đặt vé máy bay đi Buôn Ma Thuột.
Bên cạnh đó, các lễ hội ở Tây Nguyên cũng là một trong những điểm nổi bật ở nơi đây. Những lễ hội là sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ, sản sinh ra những giá trị về vật chất lẫn tinh thần vô cùng độc đáo được người dân lưu truyền qua bao thế hệ.
Nguồn gốc các lễ hội ở Tây Nguyên
Người dân Tây Nguyên từ xưa đã tin rằng “Vạn vật hữu linh”. Vì vậy trước khi bắt tay vào làm bất kỳ công việc gì có liên quan tới sản xuất hoặc đời sống thường ngày. Họ đều làm những nghi lễ để cầu xin Yang – ông trời cho phép thì mới có thể tiến hành suôn sẻ.
Sau khi hoàn tất công việc thuận lợi, người dân lại làm lễ tạ ơn. Nếu làm sau trái hoặc vi phạm luật lệ làng, bắt buộc phải làm lễ tạ tội với ngài Yang vì đã khiến ngài nổi giận. Vì vậy, ở Tây Nguyên có vô vàn những lễ hội, lễ nghi hết sức đặc sắc mà hiếm nơi nào sở hữu.
Khám phá các lễ hội đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
Lễ hội cồng chiêng – lễ hội lớn nhất trong năm ở Tây Nguyên
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những nét văn hóa đặc sắc, quý giá nhất của đồng bào nơi đây. Văn hóa cồng chiêng cũng vinh dự được UNESCO công nhân là kiệt tác truyền khẩu phi vật thể của nhân loại vào năm 2005.
Với lợi thế ở vị trí trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của Tây Nguyên. Đắk Lắk thường xuyên được chọn làm nơi để tổ chức nghi lễ cồng chiêng. Trong lễ hội, các nghệ nhân sẽ lên biểu diễn với các nhạc cụ riêng biệt tạo nên dàn hợp xướng âm thanh vô cùng đặc sắc.
Lễ hội cồng chiêng phản ánh văn hóa, cuộc sống và khao khát ước mơ của đồng bào Tây Nguyên. Đồng thời, lễ hội cồng chiêng cũng được coi là hình thức tâm linh được người dân gìn giữ, bảo tồn và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Lễ hội đua voi thu hút sự theo dõi của đông đảo mọi người
Lễ hội đua voi thường được tổ chức vào tháng 3 dương lịch. Hai năm diễn ra một lần, nên đây là một trong những lễ hội được đông đảo mọi người mong chờ nhất. Buôn Đôn là nơi được chọn để tổ chức lễ hội. Vì đây là cái nôi của săn bắt cũng như thuần dưỡng voi rừng.
Những chú voi khỏe mạnh được tập hợp từ nhiều buôn làng vô cùng náo nhiệt. Sân đua voi là một bãi đất rộng với chiều dài khoảng 500 m. Có chiều rộng đủ để cho 30 chú voi xếp hàng đứng chờ đua.
Đua voi được diễn ra dưới nhiều hình thức như thi chạy đua, thi kéo cây, ném gỗ, bơi sông, đá bóng,… Các chú voi được điều khiển bởi các nài voi vô cùng tài tình khéo léo. Chú voi thắng cuộc sẽ được thưởng vòng nguyệt quế và nhiều đồ ăn ngon.
Lễ hội ở Tây Nguyên không thể không nhắc tới lễ hội đâm trâu
Lễ hội đâm trâu thường được người dân Banar tổ chức khoảng từ tháng Chạp tới tháng 3 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội quen thuộc chào đón năm mới. Cầu sức khỏe cho đồng bào và cầu cho một năm mùa màng tươi tốt, bội thu.
Lễ hội đâm trâu thường được diễn ra tại nhà Rông. Dân trong bản lành ăn mặc đẹp đẽ, cùng tụ họp để tham gia. Ngày diễn ra lễ hội, người ta chọn một bãi đất trống để mời thần linh về chứng kiến. Sau đó dùng trụ gỗ buộc trâu thật chắc rồi tiến hành nghi lễ cúng tế.
Sau khi cúng tế xong, trai tráng khỏe mạnh đầu chít khăn đỏ, tay cầm chiên gươm đi vòng tròn để đâm trâu. Dân làng và phụ nữ sẽ cổ vũ xung quanh. Trâu khi chết được xẻ thịt chia cho buôn làng, một phần để uống rượu chung tại nhà rông tăng tình đoàn kết.
Lễ cúng lúa mới – Lễ hội đặc trưng ở Tây Nguyên
Khi mùa màng được thu hoạch xong xuôi, lúa thóc được phơi đầy khắp sân. Đây là lúc để người dân Tây Nguyên háo hức chuẩn bị lễ ăn mừng cơm mới (lễ mừng lúa mới). Đây là một trong những lễ hội ý nghĩa và được mong chờ nhất trong năm.
Người Tây Nguyên quan niệm rằng. Sau khi lúa được đưa về nhà, bữa cơm đầu tiên nấu từ gạo mới sẽ đem đi cúng thần linh để báo cáo thành quả lao động của một năm. Đây cũng là việc để cảm tạ thần linh, trời đất, ông bà tổ tiên đã phù hộ mùa màng bội thu, xanh tốt.
Lễ cúng lúa mới được diễn ra trong không khí vui tươi. Sau nghi lễ cúng là phần hội được tổ chức tại nhà rông. Người dân quây quần bên nhau thưởng thức các món ăn truyền thống hấp dẫn và uống rượu cần, đánh cồng chiêng,…
Lễ hội ở Tây Nguyên độc đáo với lễ bỏ mả
Người dân Tây Nguyên quan niệm rằng con người sau khi chết đi, hồn phải t rải qua 7 lần chết nữa thì mới hóa thành giọt sương và đầu thai tiếp làm người. Người chết được xây mồ cẩn thận với các tượng gỗ bao quanh nhà mồ.
Lễ bỏ mả thực chất là để cầu cho linh hòn người đã khuất sớm được đầu thai. Lễ bỏ mả thường được làm khi người đã chết từ 1 đến 3 năm. Thời gian tùy vào điều kiện của gia chủ, khi nào đủ trâu bò, rượu thì làm.
Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên quả thật vô cùng đặc sắc. Nó góp phần không nhỏ trong việc tăng thêm sự đa dạng trong màu sắc văn hóa của dân tộc ta. Mà nếu có dịp Đặt vé máy bay giá rẻ tới nơi đây, bạn nên trải nghiệm và khám phá.