Lễ Hội Kate – Văn Hóa Độc Đáo Của Người Chăm
LỄ HỘI KATE – VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI CHĂM
Katê là một trong những lễ hội quan trọng và mang đậm tính dân gian lớn nhất của người Chăm hiện nay. Có thể, xa xưa, Lễ hội Katê chung cho người Chăm cả hai cộng đồng tôn giáo. Sau thế kỷ XIII, một bộ phận người Chăm tiếp nhận Hồi giáo (sau này thành đạo Bàni) nên tổ chức Lễ hội Ramưwan theo quy định của tôn giáo. Quá trình bản địa hóa các yếu tố văn hóa tôn giáo, hình thành nên hệ thống lễ hội, trong đó có Lễ hội Katê mang đậm tính dân gian.
(Ảnh sưu tầm)
Katê là lễ cúng để tưởng nhớ thần Cha (Ngap padhi phuel bilan Katê sak ka yang po yang Amâ), còn Cambun là Lễ cúng tưởng nhớ thần Mẹ. Thần Cha thuộc “dương” còn thần Mẹ thuộc “âm” nên Katê được tổ chức vào thượng tuần trăng (1 tháng 7 lịch Chăm), Cambun được tổ chức vào hạ tuần trăng (15 tháng 9 lịch Chăm), đều được tổ chức ở đền/tháp.
(Ảnh sưu tầm)
Ninh Thuận là tỉnh có đông người Chăm sinh sống nhất trong cả nước (hơn 74 nghìn người sinh sống tập trung tại 22 làng, thuộc sáu huyện, thành phố). Vì vậy, văn hóa Chăm ở đây khá đậm chất được thể hiện qua chữ viết, trang phục, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm. Cũng giống như Tết Nguyên Đán của người Kinh, lễ hội Kate là một nghi lễ quan trọng nhất liên quan đến đời sống tôn giáo, tín ngưỡng và dòng tộc của người dân tộc Chăm tại Ninh Thuận.
(Ảnh sưu tầm)
Lễ hội thường được tổ chức vào tháng 7 Âm lịch (khoảng đầu tháng 10 Dương Lịch) và được khéo dài liên tục trong 3 ngày. Đây là dịp để nguời Chăm dâng lễ vật để tỏ lòng thành kính, biết ơn đến các vị thần như Po Klong Garai, Po Inư, Po Rômê,… cùng với đó là dâng lễ cúng tổ tiên, cầu mong một năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu và gia đình bình an.
(Ảnh sưu tầm)
Trong khi đại lễ được diễn ra tại 3 đền tháp trong cùng ngày, cùng giờ thì ở bên ngoài các toà tháp là những hoạt động của hội của người Chăm. Các nghi lễ chính diễn ra trong ngày này bao gồm: Lễ rước y trang lên tháp, lễ mở cửa tháp, lễ mộc dục (tắm tượng và mặc y phúc) và cuối cùng là đại lễ (lễ chính).
Kết thúc phần đại lễ, những điệu trống ghinăng, kèn saranai cùng vang lên. Các vũ nữ sẽ biểu diễn múa dâng ngày hội. Tiếng trống hội Katê, các điệu múa quạt truyền thống của người Chăm.
Sau khi lễ Kate tại làng kết thúc, người dân sẽ trở về nhà và tổ chức lễ Kate tại gia đình, mỗi gia đình, tuỳ vào điều kiện sẽ sắm sửa đồ đạc mới, quây quần các thành viên trong gia đình để cầu mong tổ tiên, thần linh phù họ cho con cháu một năm phát đạt, gặp nhiều may mắn.